Tình yêu - lối sống http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Category/689 Tình yêu - lối sống http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/21791 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/21791 Tình yêu - lối sống Chuyện tử tế quanh một cây sách Sun, 29 Mar 2015 21:06:27 +0700
TT - Từ tháng 12 năm ngoái, sảnh G Trường ĐH Hoa Sen bỗng “mọc” lên một cái cây. Cây được đóng bằng gỗ, sơn xanh. Những cành cây ôm đầy “hoa trái” là gần 70 quyển sách.
 
Người qua kẻ lại ở cơ sở này (Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM) ai thích thì nhón lấy một quyển. Không phải trả tiền, không phải hỏi ai. Cái cây chỉ yêu cầu để lại một quyển sách khác.

Cái cây “tâm sự” trên trang Facebook Ươm mầm tri thức: “Mình được nuôi dưỡng bằng niềm tin. Niềm tin vào sự tử tế giữa con người với con người. Niềm tin một xã hội trung thực, tự giác và công bằng”.

Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen - người trồng cây - đã tin như thế. Đặt tên cây là Cây Tri Thức, nhưng điều Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi.

Sự tử tế khó tìm

Việt rất nhiệt huyết và tràn đầy lòng tin, mặc dù khi hỏi xin ý kiến của mọi người, hầu như ai cũng lắc đầu: “Không khả thi. Thể nào cũng mất hết sách rồi bạn sẽ dẹp cái cây sớm!”. Nhưng những tiên đoán bi quan không ảnh hưởng đến quyết định của Việt. Được cái gật đầu của cô hiệu trưởng và 3 triệu đồng ủng hộ từ văn phòng Đoàn trường, Việt bắt tay làm luôn.

Số sách tích cóp trong bốn năm làm sinh viên của Việt, cộng với số huy động tối đa từ bạn bè, thầy cô, số mua mới... được hơn 200 cuốn “làm vốn” cho cây sách. Việt nói cây chứa được 70 quyển sách nên cần chuẩn bị ít nhất gấp 3 số lượng đó “để nếu mất cũng có sách thay thế vào ngay”.

Chỉ có điều, Việt không ngờ sách mất... nhanh và nhiều vậy. Một tuần, 45 cuốn! Việt sốc phát khóc nhìn giá sách trơ trụi. Không ai chia sẻ một quyển sách mới, cũng không mấy ai trả lại sách đã lấy trên cây. Người ta chọn những quyển hay nhất, đắt tiền nhất rồi lấy đi, vậy thôi.

Người ta tảng lờ tờ giấy hướng dẫn: “Chọn một quyển sách bạn thích. Đọc trực tiếp hoặc mang về. Tặng lại cho cây một quyển sách của bạn” được dán trang trọng trên cây. Để an ủi mình, Việt tự nhủ: “Chắc các bạn quên...”.

Buồn, nhưng niềm tin vẫn còn. Cứ một, hai ngày anh chàng lại ghé qua cây sách, bổ sung sách lên kệ. Việt nghĩ thời gian sẽ cải thiện tình thế. Việt cũng đã làm nhiều việc kêu gọi sự ủng hộ và đánh động ý thức, ở trường lẫn trên Facebook.

Nhưng không ích gì, người ta vẫn đều đặn “quên”.

Khi hơn 100 quyển sách ra đi, Việt bắt đầu tuyệt vọng. Những người bạn từng tham gia vì quý tấm lòng của Việt cũng rút dần, vì không thể mãi kiên nhẫn giữ một niềm tin hão. Có lúc Việt nghĩ: hay mình để hết số sách còn lại lên cây, đợi người ta lấy hết rồi dừng luôn dự án, vậy là xong! Và từ chỗ luôn xốc vác viết - đăng bài kêu gọi sự trung thực, tử tế trên Facebook, Việt không muốn viết gì nữa.

“Thời điểm đó, mình nghĩ chính niềm tin của mình đã đày đọa mình. Càng tin nhiều, mình càng thất vọng nhiều” - Việt nói. Ban đầu, Việt tính sau cây sách này sẽ làm thêm một cây sách khác, cả một máy photocopy để mọi người đến photo bài vở rồi tự giác để tiền lại và một quầy văn phòng phẩm cũng hoạt động trên nguyên tắc trung thực tương tự. Nhưng với cách Cây Tri Thức đang chết đi, Việt nhủ sẽ dẹp luôn mọi ý định.

Những hạt mầm cựa mình

Một ngày, cô hiệu trưởng gọi Việt lên văn phòng. Trong sự ngỡ ngàng của cậu sinh viên, cô bê một chồng sách hơn 20 cuốn đặt vào tay Việt: “Tiếp tục đi. Cô tin ở em”. Sự xúc động làm Việt choáng váng.

Và một buổi chiều khác, sau ba tháng cây sống cầm cự, Việt “đứng hình” trước cây sách đầy sách. Ai đó đã đặt kín sách lên những cành cây trơ trụi. Công cuộc “truy lùng” để nói lời cảm ơn của Việt dẫn đến cô giảng viên trẻ tên Chiêu Anh. “Cô không thể nhìn cái cây chết được!” - cô đáp.

Đến bây giờ, cây sách đang bước qua tháng thứ tư. Sách vẫn mất nhưng với tốc độ chậm hơn, khoảng 6-7 quyển/tuần. Thi thoảng Việt nhận được những mẩu giấy gắn lên cây. “Hôm nay tớ không đem sách để đổi. Tớ xin lỗi. Mai tớ sẽ đem, không quên đâu!”, hoặc một hộp quà nhỏ có thắt nơ như lời động viên mà Việt chưa bao giờ mở.

Có bạn đăng thẳng lên tường Facebook Ươm mầm tri thức: “Mình post vào page coi như lấy danh tính của mình đảm bảo sẽ mang sách đến đổi, cũng như làm động lực thúc mình khi mình... làm biếng đổi”. Những dấu hiệu chưa đủ mạnh nhưng cũng đủ để Việt tin hạt giống tử tế đang rục rịch nảy mầm.

Những dự án có mô hình tương tự đang hoạt động khá thành công như Book Box, Neverland Library góp ý Việt nên điều chỉnh hình thức cây, như lắp thêm cửa kính để người ta có thời gian đắn đo trước khi mở tủ lấy sách, hoặc chuyển cây đến một nơi có người quan sát giùm, như thư viện, nhằm hạn chế tối đa việc thất thoát thay vì cứ “mở toang” như hiện nay.

Nhưng Việt tâm niệm tử tế là làm điều đúng ngay cả khi không ai nhìn thấy. “Nếu sự tử tế cần được theo dõi, ràng buộc thì đó không phải là sự tử tế nữa”.

Điều Việt làm vẫn chưa thành công. Như cô Chiêu Anh nói: cái cây vẫn sống, nhưng không sống khỏe. Cây chỉ sống khỏe khi nó thật sự được tưới tắm bằng sự tử tế. Mỗi cuốn sách lấy đi là một quyển sách khác bù vào chỗ trống, để tri thức và lòng tốt tiếp tục được trao truyền.

Tháng 4 này, Cây Tri Thức của Việt có thêm một người anh em “mọc” trong khuôn viên ĐH Tân Tạo (Đức Hòa, Long An). Đó là nỗ lực của một nữ sinh viên trường này, với mong muốn chung tay cùng Việt xây dựng một cộng đồng sinh viên yêu tri thức và sống liêm chính. 

 
HẢI THI
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2015/3/21791/1Nrme5E5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20786 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20786 Tình yêu - lối sống Tháo gỡ chuyện “khó nói” của tuổi teen CLB Văn minh học đường (trực thuộc Hội sinh viên trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGTP.HCM) đã tổ chức chương trình Sống chuẩn số 2 với tên gọi: “Biết để bảo vệ, hiểu để hạnh phúc” nhằm tháo gỡ những chuyện “khó nói” về an toàn tình dục cho giới trẻ. Thu, 02 Oct 2014 13:45:13 +0700
 Tháo gỡ chuyện “khó nói” của tuổi teen

CLB Văn minh học đường (trực thuộc Hội sinh viên trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGTP.HCM) đã tổ chức chương trình Sống chuẩn số 2 với tên gọi: “Biết để bảo vệ, hiểu để hạnh phúc” nhằm tháo gỡ những chuyện “khó nói” về an toàn tình dục cho giới trẻ.

“Không có gì phải ngại…”

Du nhập văn hóa Phương Tây với lối sống thoáng trong chuyện phòng the, giới trẻ Việt Nam không hề ngại khi đùa giỡn với nhau các câu nói về giới tính. Trên các trang mạng xã hội lan truyền những từ ngữ ám chỉ tình dục hay các từ lóng. Tuy nhiên, khi nhìn nhận thẳng về vấn đề này, nhiều bạn trẻ còn tỏ ra ái ngại. 

Cô Phan Hoài Yến (GV Bộ môn Giáo dục-Tâm lý y học, trường Đại học Y Dược TP.HCM) nhấn mạnh: “Không có gì phải ngại khi đề cập cụ thể đến vấn đề tình dục. Các bạn nữ thì gặp phải những vấn đề về kinh nguyệt. Các bạn nam thì có những hưng phấn đặc biệt khi gặp bạn gái của mình. Tính dục là nhu cầu bình thường của con người. Ai cũng gặp phải những vấn đề về sinh lý của bản thân”. Những chia sẻ thẳng thắn của cô đã tạo không khí thoải mái cho các bạn trẻ tham dự chương trình.

Tại chương trình, những kiến thức về cộng đồng LGBT (Lesbian, gay, bisexual và transgender lần lượt có nghĩa là: đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) cũng được đề cập một cách thẳng thắn. Vấn đề tính dục giữa những người chuyển giới, đồng tính, song tính và dị tính có sự khác biệt. Điểm đáng chú ý là những người song tính có nhu cầu tình dục với cả nam lẫn nữ.

“Biết để bảo vệ, hiểu để hạnh phúc”

Bên cạnh kiến thức về tình dục, chương trình cung cấp định nghĩa về tình dục an toàn. Đó là loại tình dục hầu như không lây bệnh hoặc gây ra tổn thương. Các hiện tượng như mơ tưởng, thủ dâm không có gì đáng lên án, nó nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của cá thể. Đồng thời, quan hệ tình dục sử dụng các biện pháp phòng tránh như bao cao su là điều mà các chuyên gia khuyến khích.

Lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện…cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân gây mất cân bằng khả năng tình dục, không kiểm soát được hành vi bản thân, dẫn đến nhiều hiện tượng phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên liên quan đến tình dục.

Các bạn trẻ tham dự chương trình hào hứng hiến kế cho tình huống bị tấn công tình dục. Ban Thạch Ánh Phượng (Sinh viên năm 2-trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGTP.HCM) dí dỏm giải quyết bằng phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông: “Từ ngày xét nghiệm bị AIDS đến giờ, em cũng rất có nhu cầu mà vẫn chưa có cơ hội. May là anh đến”. Đón nhận nhiều tràng pháo tay từ các bạn vì sự  tự tin, tuy nhiên nhiều bạn khác cũng bày tỏ kế riêng của mình như dựa vào chu kì ngày tháng của con gái. Mỗi trường hợp có một phương pháp riêng. Dẫu vậy, cô Phan Hoài Yến nhấn mạnh: “Đối với người bình thường, họ có thể thấy sợ khi quan hệ với người điên, AIDS hay rào cản về lứa tuổi. Tuy nhiên với những kẻ yêu râu xanh thì chúng không ngại gì cả”. Cô chia sẻ thêm, các bạn nữ nên cảnh giác, tránh đi đường một mình vào ban đêm ở nơi vắng người.

HOÀNG HIẾU

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2014/10/20786/-nh (2).JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20777 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20777 SONG ANH Tình yêu - lối sống Áo dài ơi ! Bạn mời tôi tới dự lễ khai giảng năm học mới ở một trường cấp hai nông thôn. Lòng ấm lên rất lạ khi bắt gặp các em học sinh bé nhỏ xúng xính trong những chiếc áo dài trắng học trò. Mấy mươi năm trước chúng tôi cũng đã được mặc nó khi tới trường. Thơ mộng lắm khi mặc chúng kèm với chiếc nón lá thanh tao và đôi guốc mộc Wed, 01 Oct 2014 10:53:51 +0700
 ÁO DÀI ƠI!
                                                                                       
     Bạn mời tôi tới dự lễ khai giảng năm học mới ở một trường cấp hai nông thôn. Lòng ấm lên rất lạ khi bắt gặp các em học sinh bé nhỏ xúng xính trong những chiếc áo dài trắng học trò. Mấy mươi năm trước chúng tôi cũng đã được mặc nó khi tới trường. Thơ mộng lắm khi mặc chúng kèm với chiếc nón lá thanh tao và đôi guốc mộc. Học trò khá giả thì mặc áo dài tơ lụa cổ cao, quần trắng ống loa, đầu đội nón lá bài thơ xứ Huế thong dong trên những chiếc xe đạp mỗi lúc đến và tan trường. Lũ chúng tôi phận nhà nghèo thì chỉ mặc áo dài vải thường cổ thấp và đi bộ đến lớp. Lúc đó vải khá hiếm nên hầu như chúng tôi chỉ có độc nhất mỗi bộ áo dài. Vậy là về đến nhà phải giặt ngay và ủi thẳng thóm để hôm sau tới lớp. Nhà tôi chỉ có loại bàn ủi bằng than loại con gà mổ lúa bằng gang nên rất vất vã khâu đốt, quạt than đỏ lên trước khi ủi. “Lơ mơ” một chút là cháy đồ dễ như chơi. Đi học gặp trời mưa thì bọn con gái chạy tứ tung vì sợ đám con trai “dòm ngó”, trêu chọc. 

     Tiếc là sau ngày miền Nam giải phóng 1975, áo dài trắng hầu như bị lãng quên để thay vào đó những bộ đồ “Tây” thiên hình vạn trạng. Màu nào cũng có, vải nào cũng xong, may sao cũng được. Bẵng đi một hơi gian dài áo dài trắng được tái hiện ở một số trường cấp ba nhưng thường vào ngày lễ và thứ hai đầu tuần. Trường cấp hai ở đô thị hầu như vắng bóng.

     Bất ngờ gặp lại những chiếc áo dài quê, lòng cứ xao xuyến bồi hồi nhớ về thầy cũ trường xưa, nhớ một thời cắp sách đến trường trong những chiếc áo dài chơn chất hồn nhiên, nhớ những chiếc nón lá quê mùa, những đôi guốc mộc hàng ngày đi qua những nẽo đuờng làng xanh mượt bóng quê.
        SONG ANH
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20776 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20776 TRƯƠNG THANH LIÊM Tình yêu - lối sống Nghĩ về việc giáo dục nhân cách cho học sinh Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu luôn quan tâm đến công tác giáo dục nhân cách thanh thiếu nhi. Hiện nay trước xu thế phát triển, hội nhập và bùng nổ thông tin, vấn đề nầy càng trở nên phúc tạp, khó khăn, nhạy cảm hơn bao giờ hết. Wed, 01 Oct 2014 10:48:37 +0700
 NGHĨ VỀ VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
                                                                                        
     Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu luôn quan tâm đến công tác giáo dục nhân cách thanh thiếu nhi. Hiện nay trước xu thế phát triển, hội nhập và bùng nổ thông tin, vấn đề nầy càng trở nên phúc tạp, khó khăn, nhạy cảm hơn bao giờ hết.

     Có thể bắt gặp hiện tượng ngay các em học sinh không thuộc hết bài “Quốc ca” mang hồn nước của dân tộc; không biết vua Quang Trung, Ngọc Hân công chúa... nhưng rành rẽ lai lịch vua Càn Long, Hoàn Châu công chúa... tận bên Trung Quốc. Trong các kỳ thi tốt nghiệp PHTH, đại học, dư luận đã cảnh báo về việc xuất hiện những bài văn kỳ lạ, bài bài thi môn sử, địa điểm không (0). Không nhói lòng sao được khi học sinh của ta lại không biết sử ta, không biết một chút gì về điạ lý của ta. Học hết PTTH nhưng không rõ Trường Sa, Hoàng Sa của ta hiện nay thuộc tỉnh nào?

     Không hiếm trường hợp thanh thiếu nhi rất vô tư gọi cha, mẹ, thầy cô giáo của mình bằng những từ ngữ chói tai như “ông lão”, “bà lão”, “cha nội đó”, “bà cố đó”... Dư luận nóng lên khi hàng loạt video clip học sinh nữ đánh nhau, quay phim tung lên mạng, học sinh tiểu học, THCS biết “cặp bồ”, thậm chí rủ nhau “đi bụi đời”; học sinh đi học mang theo hung khí sẵn sàng “xử” nhau như những thước phim hành động nước ngoài có khi chỉ vì những lý do giản đơn, vớ vẩn. Thậm chí chúng còn vào tận lớp để hành hung thầy cô giáo. Dư luận đau lòng khi ngày có càng nhiều trẻ vị thành niên phải nạo phá thai vì quan hệ tình dục trước tuổi.

     Nhìn từ góc độ khác, người lớn thường lên án thanh thiếu nhi hư hỏng nhưng lại không xem xét đến trách nhiệm giáo dục, quản lý của mình. Mỗi ngày trên các kênh của các truyền hình cả nước, đâu đâu cũng bắt gặp những bộ phim về lịch sử, nhân vật, sự kiện của Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... còn phim lịch sử của ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, chưa kể nội dung mà chỉ nói đến kỹ thuật làm phim cũng là điều đáng lo về sự tụt hậu, thiếu chặt chẽ về tình tiết bố cục. Hệ quả là trẻ em thích chưng diện, nói năng, đi đứng theo phong cách phim ảnh nước ngoài là điều tất yếu bởi “gần mực đèn gần đèn thì sáng”.
Trong giao tiếp, người lớn bây giờ lại quen xử dùng ngôn từ xưng hô “sư phụ”, “đại ca”, “sư tỷ”, “ tiểu muội”... đã tác động đến suy nghĩ của lớp trẻ. Nhiều người lớn chưa thực sự gương mẫu trong đạo đức, tác phong, đi lại, ăn nói, phong cách sống thiếu trung thực nên tạo ấn tượng xấu, thiếu lòng tin ở giới trẻ.

     Mặt khác, phải nói rằng trong thời gian qua chúng ta đã quá đơn điệu, có lúc lại lãng quên việc giáo dục truyền thống lịch sử quê hương, giáo dục phong cách sống đơn giản, gần gũi, nhân ái, khoan dung cho lớp trẻ. Thực tế cho thấy nhiều thanh thiếu nhi “mù tịt” về những danh nhân đất nước, địa phương, những di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại chính nơi mình đang sinh sống vì thiếu thông tin, thiếu hình thức tuyên truyền, giáo dục. Rất hiếm hoi ở các đại phương, các trường học tổ chức cho thanh thiếu nhi đi tham quan những di tích, các trung tâm nhân đạo để giáo dục nhân cách sống đẹp cho các em.

     Nhìn từ các sân chơi bổ ích, có thể thấy vấn đề này dù đã có cố gắng rất lớn từ các địa phương, đơn vị nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu như: sân bóng, nhà hát, khu vui chơi, bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim...còn quá hạn chế nhất là khu vực nông thôn, trong khi xuất hiện khá ồ ạt những tụ điểm INTERNET từ thành thị đến nông thôn, hệ lụy đi kèm là việc không thể quản lý các nội dung phim ảnh khiêu dâm, phản động, bạo lực...từ đó xuất hiện nhiều tội phạm còn rất trẻ nhưng hành vi phạm tội rất tàn bạo, tinh vi.

     Trong thời gian qua, phải nói rằng, các cấp bộ Đoàn, Đội, các Hội LHTN đã cố gắng rất nhiều trong việc tập hợp lực lượng, rèn luyện đạo đức, tác phong, nhân cách sống cho thanh, thiếu nhi nhưng vẫn chưa đủ sức quản lý, thuyết phục do hình thức, tổ chức còn nhiều đơn điệu, chậm đổi mới, cán bộ quản lý đầu tàu còn quá hạn chế, kinh phí hoạt động chưa tương xứng.

     Tương lai thanh thiếu nhi sẽ về đâu? Câu hỏi trách nhiệm đang đặt ra cho tất cả chúng ta. Cần lắm những biện pháp vừa xây, vừa chống. Cụ thể xây dựng đội ngũ chuyên trách có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chuyên môn để tập hợp lớp trẻ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa, đổi mới công tác lãnh đạo đối với Đoàn, Đội, Hội LHTNVN nơi mình quản lý. Đổi mới phương thức hoạt động của các cấp bộ Đoàn, Đội, hết sức chú ý đến việc giáo dục lịch sử, truyền thống cao đẹp, trong sáng của dân tộc thông qua các loại hình, địa chỉ cụ thể. Cần có nhiều sân chơi bổ ích để tập hợp giới trẻ. Người lớn phải trở nên tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo trên nhiều lĩnh vực, quan tâm chặt chẽ đến tâm, sinh lý con em mình. Cạnh đó cả cộng đồng phải đồng tâm hợp lực xóa bỏ những quan điểm điểm sống lệch lạc, lai căng, vô bổ, các hình thức tuyên truyền độc hại, nguy hiểm.

TRƯƠNG THANH LIÊM
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20774 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20774 TÔ PHỤC HƯNG Tình yêu - lối sống Tên con Wed, 01 Oct 2014 10:37:56 +0700
TÊN CON
                                                                                          
Về đất liền rồi cứ đau đáu nhớ Trường Sa
Đảo xanh rờn hiên ngang giữ cõi
Cây Phong Ba * linh thiêng nguồn cội
Đất trời nầy là của chúng ta
Ba đặt tên con Phong Ba
Gởi tấm lòng son hướng về đảo lửa
Có những người trai ra đi không lần lựa
Cột mốc biên thùy thấm máu nhuộm trùng dương
Cơn ơi ở đây nòng thép đêm sương
Nắng nóng thiêu người, bước tuần tra không nghĩ
Cơn mưa đầu mùa chưa mát lòng chiến sĩ
Đêm đảo xa quay quắc nhớ quê nhà
Trường Sa không phố xá
Trường Sa không nhộn nhịp ánh đèn
Chỉ có sao trời nhấp nháy đêm đen
Gió Chướng, gió Nồm mùa nào cũng rát
Người lính đảo nụ cười chân chất
Lặng thầm, lặng thầm từng bước bãi bồi xa
Con ơi ở đây không biệt thự nguy nga 
Cọng rau xanh, ngụm nước mưa ấm dạ 
Những bức thư đất liền rất quen, rất lạ
Chuyền tay nhau nỗi nhớ quê xa
***
Trường Sa, Trường Sa.
Phong Ba, Phong Ba.
Đảo với cây chung một lời nguyền
Giữ vẹn cõi bờ bằng hồn thiêng dân tộc
Con có lớn lên nhớ từng trang sử học
Có những anh hùng nằm lại Trường Sa
Ba đặt tên con Phong Ba
Mai con lớn lại ra giữ đảo
Cờ đỏ sao vàng thấm bao xương máu
Biển trời xa tổ quốc gọi con đi
                                                              
                                                                         
        
 * Một loại cây có rất nhiều ở Trường Sa      
     
              TÔ PHỤC HƯNG    
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2014/10/20774/susu.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/18466 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/18466 Tình yêu - lối sống Hãy đến với ngày hội Khi tôi 18 Giúp các bạn trẻ trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, nâng cao nhận thức trong cuộc sống, học tập, giải trí, Nhà Văn hóa Sinh viên tổ chức Chương trình Ngày hội “Khi tôi 18” dành cho các bạn học sinh – sinh viên đang học tại các trường THPT, ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. Mon, 16 Sep 2013 11:41:25 +0700
Hãy đến với ngày hội Khi tôi 18


Giúp các bạn trẻ trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, nâng cao nhận thức trong cuộc sống, học tập, giải trí, Nhà Văn hóa Sinh viên tổ chức Chương trình Ngày hội “Khi tôi 18” dành cho các bạn học sinh – sinh viên đang học tại các trường THPT, ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận.

 Ngày hội diễn ra từ 9g00 – 21g00 ngày 21/9/2013 tại Nhà Văn hóa Sinh viên. Đây là nơi để các bạn trẻ thể hiện những ước mơ, khát vọng, kỹ năng của mình thông qua các cuộc thi viết “ước mơ”, cuộc thi thử thách “Tôi đã 18”, hội thảo “Tâm lý tuổi 18” với sự dẫn dắt chia sẻ về tâm lý, tình cảm tuổi mới lớn của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu –trường ĐH Sư phạm TP.HCM và diễn đàn “Người công dân trẻ” với phần giao lưu công dân trẻ tiêu biểu Thành phố và luật sư để tìm hiểu các kiến thức về Luật liên quan đến giới trẻ như: luật Hình sự, luật Lao động, luật Hôn nhân- gia đình, luật Thanh niên,…

Ngoài ra ngày hội sẽ có các hoạt động hấp dẫn khác như các gian hàng sức khỏe – làm đẹp, gian hàng sinh trắc học, gian hàng khéo tay, gian hàng sách, gian hàng ẩm thực,….Tại các gian hành này các bạn sẽ được tư vấn trực tiếp về dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản và chăm sóc sắc đẹp, đánh giá về khả năng hoạt động của não bộ thông qua quét dấu vân tay qua máy scan; giới thiệu và tặng những quyển sách hay bổ ích cho sinh viên,…Chương trình văn nghệ “Tuổi hồng” với sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ, diễn viên khách mời và các nhóm ca học sinh – sinh viên đến từ các trường.

 Mọi chi tiết liên hệ Phòng Khoa học – Giáo dục NVH Sinh viên số 643 Điện Biên Phủ - P.1 – Q.3 TP.HCM, ĐT: (08).62 765 208, Email:phongkhgd@gmail.com.

QUYẾT VĂN
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2013/9/18466/01_1 - Copy.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16797 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16797 Tình yêu - lối sống Nghẹn ngào lá thư 'Nếu con thấy mẹ ngày một già đi' Một bức thư của người mẹ viết cho con có nội dung "Nếu con thấy mẹ ngày một già đi ” được đăng tải trên một fanpage đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Với nội dung xúc động, bức thư đã khiến nhiều bạn trẻ phải nghẹn ngào nhỏ lệ . Tue, 05 Mar 2013 11:23:18 +0700

Nghẹn ngào lá thư 'Nếu con thấy mẹ ngày một già đi'

Lá thư với nội dung xúc động khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt.

Một bức thư của người mẹ viết cho con có nội dung "Nếu con thấy mẹ ngày một già đi ” được đăng tải trên một fanpage đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Với nội dung xúc động, bức thư đã khiến nhiều bạn trẻ phải nghẹn ngào nhỏ lệ .

Như một quy luật tự nhiên của cuộc sống, khi người mẹ già đi thì cũng là lúc đứa con dần trưởng thành, khôn lớn. Khi ấy, người mẹ sẽ trở nên chậm chạp, làm việc gì cũng cần thêm thời gian, tâm trí và hành động không còn được minh mẫn như trước.
 

Bức thư nhận được hàng ngàn lượt like khi xuất hiện trên Facebook.

Rồi sợ mình là gánh nặng trong cuộc sống của con, người mẹ đã chia sẻ và mong con hãy kiên nhẫn hơn một tí, cố gắng để hiểu mẹ thêm một tí - những điều mà trước đây, khi con còn nhỏ, mẹ đã từng làm. Người mẹ đã không ngần ngại bày tỏ với con mọi điều, rằng tuổi tác có thể khiến bà già đi nhưng tình yêu bà dành cho đứa con vẫn không hề thay đổi.

Dù con vấp ngã hay phạm phải lỗi lầm, vòng tay mẹ vẫn giang rộng để chào đón và che chở cho con. Bức thư khép lại với câu: “Hiểu mẹ, giúp mẹ, dìu mẹ, dùng tình thương và sự kiên nhẫn giúp mẹ đi hết quãng đời này. Mẹ sẽ dùng nụ cười và tình yêu không bao giờ thay đổi để đền đáp con”.

Những lời nói nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, sâu sắc trong bức thư đã khiến không ít bạn trẻ càng thêm trân trọng và yêu quý người mẹ của mình hơn.
 


Nhiều cư dân mạng bày tỏ nỗi niềm.

Sau đây là nội dung bức thư:

"Con của mẹ!
 

Một ngày nào đó, nếu con thấy mẹ ngày một già đi, phản ứng càng lúc càng chậm chạp, cơ thể dần dần yếu đi, xin hãy kiên nhẫn và cố gắng để hiểu mẹ thêm một chút nữa nhé…
 

Khi mẹ ăn phải thức ăn dơ, thậm chí không còn khả năng mặc quần áo nữa, đừng cười mẹ, hãy kiên nhẫn một tí. Con còn nhớ mẹ đã bỏ bao nhiêu thời gian dạy con về vấn đề này hay không? Làm thế nào để ăn mặc đúng cách, làm thế nào để đối mặt với cuộc sống của con cho lần đầu tiên.
 

Khi mẹ luôn phải lập lại nói cùng lúc một đề tài, xin con đừng ngắt quãng mẹ. Ngày xưa, mẹ kể chuyện cổ tích, mẹ luôn đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện, đến khi con từ từ chìm vào giấc ngủ.
 

Khi cùng mẹ nói chuyện, đột nhiên không biết nên nói điều gì, hãy cho mẹ một chút ít thời gian để suy nghĩ. Nếu như mẹ vẫn không nói được chuyện gì, đừng nên vội vã. Đối với mẹ, điều quan trọng không phải là nói, mà là được ở cạnh bên con.
 

Khi mẹ không muốn tắm rửa, đừng làm nhục mẹ và cũng đừng trách mắng mẹ. Con còn nhớ lúc nhỏ, mẹ đã từng biện bao nhiêu lý do chỉ để dỗ con tắm hay không?
 

Khi mẹ ra đường, quên mất đường về nhà, xin con đừng nổi giận, và cũng đừng bỏ mẹ một mình vất vưởng ngoài đường, hãy từ từ dắt mẹ về nhà. Còn nhớ khi nhỏ, mẹ đã từng biết bao lần vì con quên đường mà lo lắng đi kiếm con hay không?
 

Khi tâm trí mẹ không được tỉnh táo, sơ ý làm bể cái chén, xin đừng mắng mẹ. Còn nhớ lúc nhỏ con đã từng nhiều lần vứt thức ăn xuống đất hay không?
 

Khi đôi chân của mẹ mất tầm kiểm soát, hãy nâng đỡ mẹ, giống như lúc trước mẹ dìu dắt con bước đầu tiên vào đời.
 

Khi một ngày nào đó, mẹ nói với con không còn muốn sống nữa, đừng giận mẹ. Sẽ có một ngày con hiểu ra, hiểu mẹ như một ngọn nến tàn không còn sống được bao lâu nữa đâu. Có một ngày con sẽ phát hiện ra, dù cho mẹ có bao nhiêu cái sai, mẹ vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất trong khả năng của mẹ.
 

Khi mẹ đến gần con, đừng tỏ vẻ tội nghiệp, nổi giận hay oán hận, con phải ở bên cạnh mẹ, giống như khi xưa mẹ đã giúp con mở cánh cửa cuộc đời vậy.

Hiểu mẹ, giúp mẹ, dìu mẹ, dùng tình thương và sự kiên nhẫn giúp mẹ đi hết quãng đời này. Mẹ sẽ dùng nụ cười và tình yêu không bao giờ thay đổi để đền đáp con.
Mẹ yêu con, con của mẹ!".


Theo Soha


]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2013/3/16797/6.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16771 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16771 Tình yêu - lối sống Oằn lưng cõng ước mơ đi tìm con chữ Giữa cái nắng oi bức của tiết trời miền Tây, người dân ấp Bình Thới B, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không xa lạ với hình ảnh cô gái với dáng người nhỏ nhắn cõng trên lưng đứa em trai đi học, trên con đường làng đến trường. Đó là câu chuyện của chị em Nguyễn Thị Cẩm (1995) - Nguyễn Hữu Lai (1996) lớp 8A9 trường THCS Dưỡng Điềm, tỉnh Tiền Giang.<br> Thu, 28 Feb 2013 10:36:16 +0700
Oằn lưng cõng ước mơ đi tìm con chữ


Giữa cái nắng oi bức của tiết trời miền Tây, người dân ấp Bình Thới B, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không xa lạ với hình ảnh cô gái với dáng người nhỏ nhắn cõng trên lưng đứa em trai đi học, trên con đường làng đến trường. Đó là câu chuyện của chị em Nguyễn Thị Cẩm (1995) - Nguyễn Hữu Lai (1996) lớp 8A9 trường THCS Dưỡng Điềm, tỉnh Tiền Giang.

Hai chị em một đôi chân
 
Hai chị em Cẩm và Lai

Khi những người bạn cùng trang lứa đã bước vào THPT thì Nguyễn Thị Cẩm vẫn học lớp 8 cùng đứa em trai của mình và ngày ngày cõng em bước trên con đường mòn làng đến trường cùng những giọt mồ hôi chạy dài trên đôi má. Thương đứa em trai Nguyễn Hữu Lai bị bại liệt đôi chân từ nhỏ người chị ấy không ngần ngại gian nan cõng em suốt hơn 10 năm qua. “Nhiều lúc, thấy em Lai ngồi buồn thiu, nhìn bạn bè vui đùa chạy nhảy mình không sao kiềm được nước mắt, rồi nhiều đêm em cặm cuội bên những cuốn sách của mình và đòi ba mẹ cho đi học. Mình nghĩ mà thương em quá!”.

Gia đình nghèo, ba mẹ cày thuê cuốc mướn cũng chỉ lo cho chị em Lai ba bữa rau cháo, nhưng rồi thương con ba mẹ cũng gục đầu cho Lai đến trường. 10 tuổi Lai chập chững vào lớp 1 trên đôi vài gầy của chị Cẩm. Dù trời mưa hay nắng, hai chị em vẫn bước đi trên một đôi chân. Người chị ấy, ngày ngày cõng em đến lớp, lo lắng, chăm sóc cho em mọi thứ.  “Nhiều lúc cũng mệt lắm! Nhưng nghe em trai cứ líu lo trên lưng kể về những ước mơ và chóc chóc lại hỏi chị có mệt không? Là bao nhiêu mệt nhọc tan biến, nhất là khi Lai học rất giỏi nên mình có mệt cũng xứng đáng”. Suốt 8 năm qua, hai chị em Cẩm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường.

Lên cấp hai, con đường đến trường càng xa hơn, ông ngoại tặng cho hai đứa cháu chiếc xe đạp cũ, đó cũng là thứ tài sản quý giá nhất của hai chị em. Ngày ngày tiếng xe đạp lóc cóc ấy, đưa hai chị em Cẩm, Lai đến với ước mơ đi tìm con chữ.

Ước mơ trên đôi chân chị

“Em không có đôi chân khỏe mạnh để tự bước đi như bao người nhưng em có thể bước đi bằng ý chí của mình và trên đôi chân của chị”, Cẩm ngồi thỏ thẻ nói với đứa em của mình.

Đôi chân Lai ngày càng teo tóp nhưng nghi lực và ước mơ trở thành kỹ sư tin học mãnh liệt hơn bao giờ khi có chị tiếp tục đồng hành.

Ba mẹ vắng nhà một tay Cẩm chăm sóc Lai và lo công việc nhà cửa tươm tất. Bữa cơm gia đình cũng chỉ đạm bạc với rau muống luộc chấm muối ớt.Vừa phải làm công việc nhà, vừa phải chăm sóc em, Cẩm chỉ có thể học bài và ôn bài vào buổi tối, nhiều đêm Cẩm gục đầu lên sách ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Ấy thế mà cô nàng còn là lớp trưởng gương mẫu nhiều năm liền của lớp đấy nhé!

Hiện tại, Cẩm và Lai là “cư dân” lớn tuổi nhất của lớp 8A9, trường THCS Dưỡng Điềm, tỉnh Tiền Giang. Hai chị em học giỏi lại hiền lành nên bạn bè rất quí mến, mỗi khi Lai cần di chuyển thì các bạn trong lớp thường thay phiên nhau cõng Lai. “Có lần, bạn cùng lớp cõng mình lên phòng thực hành tin học ở trên lầu, chắc mình nặng quá nên bị bạn “đánh rơi” mình lăn cù dưới chân cầu thang ngồi bất động tại chỗ, lúc ấy mình chỉ ước đôi chân có thể đứng dạy và bước đi như bao bạn khác. Nhiều lúc cũng tủi thân lắm. Nhưng rồi nghĩ đến chị và gia đình, mình quyết không gục ngã trước số phận”, Hữu Lai tâm sự.

NGUYỄN NGOAN
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2013/2/16771/pl1.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16701 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16701 Tình yêu - lối sống Công nhân đắn đo sắm tết Chị Lê Thị Kim Ngân, công nhân Công ty Nidec Copal (KCX Tân Thuận Q.7, TP.HCM), đắn đo mãi, cầm lên đặt xuống những hộp trà, cà phê...; đi dạo đến mấy vòng tại siêu thị Citimart nằm trong khu vực khu chế xuất. Wed, 06 Feb 2013 10:48:22 +0700
 
 
 Công nhân đắn đo sắm tết

Chị Lê Thị Kim Ngân, công nhân Công ty Nidec Copal (KCX Tân Thuận Q.7, TP.HCM), đắn đo mãi, cầm lên đặt xuống những hộp trà, cà phê...; đi dạo đến mấy vòng tại siêu thị Citimart nằm trong khu vực khu chế xuất.
 
Công nhân Lê Văn Thạch ướm áo mới, giày mới cho con đón tết - Ảnh: N.TRƯỜNG
 
Cuối cùng Kim Ngân chọn mua những mặt hàng có kèm tặng phẩm: mua hai hộp cà phê được tặng thêm cái ly; bột giặt tặng thêm một túi nhỏ... Bạn bè của Kim Ngân mấy ngày nay cũng vừa được nghỉ, ùa nhau sắm tết nhưng cũng như Ngân, ai cũng dè sẻn, đắn đo từng chút khi lựa những món hàng. Thưởng tết ít, lương phát chậm nên giờ này các khu công nhân dù đã cận tết nhưng ít ai mua sắm, cả kẻ ở lẫn người đi.
 
Ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart, cho biết so với năm trước thời gian này không khí mua sắm tết còn trầm lắng: “Các mặt hàng được ưa chuộng trong thời gian này là dầu ăn, bột ngọt, bia, nước ngọt... Các mặt hàng thời trang hoặc mỹ phẩm ít được các công nhân để ý”.
 
Chị Hai, một người bán quần áo hơn mười năm nay ở chợ Khải Hoàng - một chợ tự phát gần KCN Tân Tạo (Q. Bình Tân) - ngáp ngắn ngáp dài vì bán mấy ngày rày công nhân đã nghỉ tết nhưng ít mua sắm. “Mỗi bộ quần áo chỉ có 25.000 - 35.000 đồng, vậy mà bán chậm lắm. So với năm trước sức mua giảm hơn 30%. Năm nay người bán thì đông, người mua không thấy đâu”, chị nói. Cô Sáu, bán áo thun nữ, cũng có cùng nhận định: “Mấy năm trước công nhân tăng ca đến tám, chín giờ tối mới về nên thu nhập khá hơn, mua sắm cũng nhiều hơn. Năm nay thấy ít tăng ca nên hôm nào đắt lắm cũng bán được gần 20 cái, chỉ bằng một nửa mọi năm”. Còn tại gian hàng bánh kẹo của anh Hà thi thoảng có người đến hỏi giá giỏ quà, kẹo mứt rồi hẹn vài bữa nữa quay lại.
 
Tết này chị La Thị Bích Trân, công nhân Công ty may MaiKa Đại Quang (Q. Bình Tân), về quê ở Cần Thơ cùng cậu con trai nhỏ gần một tuổi. Chồng chị, anh Trần Minh Giảng, ở lại khu trọ, tiết kiệm tiền xe và ráng làm thêm đến cận tết. Anh chị có một cậu con trai lớn 8 tuổi ở quê, cha lại đau ốm nên ráng để một người được về. Chị tính: 26 tết này nhận thưởng xong sẽ mua cho con bộ đồ mới, coi như xong. “Thằng nhỏ ở quê cứ hối mẹ về sớm hoài, lại còn đòi mua quần áo mới, đòi mẹ về mua đùi gà cho con ăn. Hứa thì hứa với con vậy thôi chứ tiền đâu mà sắm sửa được”, chị Trân mắt đỏ hoe.
 
Còn chị Đỗ Thị Kim Huệ, công nhân Công ty may NH (Q.Bình Tân), cũng chỉ tính “mua cho thằng cu hai bộ đồ”. Chị có một cậu con trai 5 tuổi. Công ty thưởng 1 triệu đồng nhưng hẹn qua tết mới có, còn giam thêm sáu ngày lương cuối năm. Chị cười gượng: “Nghe tết là sợ lắm. Năm nay về quê cho có mặt thôi chứ không mua quà cáp gì”.
 
Vui hơn một chút, anh Lê Văn Thạch, công nhân Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Việt Hưng (huyện Hóc Môn), khoe đã mua được cho cậu con trai đầu lòng gần một tuổi bộ đồ và đôi giày mới. “Hàng này người ta đổ bán đầy trên đường. Mấy chục ngàn là có cái áo mới cho con, coi như có tết rồi”, anh cười. Vợ mới sinh, cả nhà phụ thuộc tiền lương hơn 4 triệu đồng mỗi tháng của anh. “Tết này được thưởng có 500.000 đồng. Thôi cứ khéo ăn thì no, khéo co thì ấm vậy”, anh lạc quan.  

NGỌC TRƯỜNG
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2013/2/16701/616059.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16511 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16511 Tình yêu - lối sống Triết lý dây thừng Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, song không phải ai cũng có đủ điều kiện thực hiện được. Có những người thực hiện được ước mơ hoài bão của cuộc đời mình và trở nên thành đạt, nhưng cũng có không ít người vì thiếu điều kiện và may mắn mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, yếu thế hơn. Thu, 27 Dec 2012 13:58:00 +0700
 Triết lý dây thừng

Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, song không phải ai cũng có đủ điều kiện thực hiện được. Có những người thực hiện được ước mơ hoài bão của cuộc đời mình và trở nên thành đạt, nhưng cũng có không ít người vì thiếu điều kiện và may mắn mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, yếu thế hơn.
 
Những giọt máu tình nguyện góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nghèo. Ảnh: Bảo Linh.

Khi còn trẻ, Walt Disney từng vẽ tranh cho một tờ báo, nhưng sau đó bị đuổi việc vì thiếu sáng tạo và ý tưởng. Từ đó, xưởng hoạt hình đầu tiên của ông cũng phá sản.

Thậm chí, hình tượng chú chuột Mickey của ông cũng bị một vài hãng phim từ chối vì họ nghĩ nhân vật này làm phụ nữ sợ hãi. Dĩ nhiên, cuối cùng thì Disney cũng thành công rực rỡ khi ông xây dựng được một đế chế giải trí như Disneyland.

Hay khi nhắc tới thế giới người mẫu, người ta thường liên tưởng đến những thân hình nóng bỏng, cặp chân dài miên man và những bước đi đầy tự tin, quyến rũ trên sàn catwalk.

Nhưng ở đây lại có một ngoại lệ. Tuy không được may mắn phải cắt bỏ hai chân khi mới tròn một tuổi, nhưng bằng ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường của bản thân, Aimee Mullins một cô gái người Mỹ đã chiến thắng định mệnh nghiệt ngã và trở thành một trong những siêu mẫu nổi tiếng của thế giới.

Không chỉ hoạt động tích cực trong vai trò người mẫu, Aimee còn là vận động viên điền kinh cừ khôi, diễn viên điện ảnh xuất sắc và là đại sứ thương hiệu cho các hãng mỹ phẩm danh tiếng.

Những bước tiến thành công của Aimee không chỉ nhờ nét đẹp trời cho mà quan trọng hơn đó chính là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn và ý chí kiên cường của cô gái trẻ.

Đối với những con người như thế, thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi lòng nhiệt thành.

Đặc biệt, ở những người trẻ, họ có tinh thần nhiệt huyết và sức bền bỉ, họ hoàn toàn có thể thành đạt nếu biết giữ vững niềm tin vào bản thân và xác định cho mình một mục tiêu lâu dài để hướng tới.

Tôi nhớ nhất một chi tiết trẻ con khá sinh động gọi là “triết lí dây thừng” khi đọc những cuốn truyện tranh từ thuở bé. Một sợi dây thừng luôn được tết bởi hai sợi dây nhỏ hơn. Vậy nên hãy cứ coi một sợi là thành đạt và một sợi là yếu kém đi.

Chúng luôn tồn tại song hành. Cũng như trong cuộc sống xã hội, bên cạnh những người thành đạt, giàu có thì cũng tồn tại những mảnh đời bất hạnh hơn, họ nghèo đói, vất vả và không có được những điều kiện thuận lợi như những người khác.
Có rất nhiều người có sẵn trong mình ý chí quyết tâm và cố gắng hết mình để thực hiện mục tiêu đã đề ra, song họ lại kém may mắn hơn khi không có được điều kiện hoàn cảnh thuận lợi để phấn đấu tiến xa hơn, hay do bệnh tật, nghèo túng, thiên tai mà phải dừng bước trên con đường của mình.

Một câu chuyện xót xa mà tôi có đọc được trên báo, đó là câu chuyện kể về chị Phan Thị Phấn (sinh năm 1992) là sinh viên lớp Sư phạm Toán Trường Đại học Đồng Tháp đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn túng thiếu.

Gia đình đông anh em, bố mẹ làm nông không đủ chi phí để trang trải cho Phấn học đại học. Mặc dù, chị đã nỗ lực hết mình để vượt qua nghịch cảnh bằng cách vừa học vừa đi làm thêm, nhưng cuối cùng sau một năm gồng mình cố gắng nơi giảng đường đại học, Phấn phải đành ngậm ngùi chấp nhận nghỉ học, bỏ giữa chừng ước mơ làm cô giáo.

Hay câu chuyện về những cậu bé, cô bé học sinh vùng cao. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sách vở bút viết không đủ để học hành, thậm chí nhiều em còn không được đến trường, từ bỏ ước mơ tìm kiếm cái chữ. Những hoàn cảnh như vậy cần lắm sự giúp đỡ hỗ trợ của người khác để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng người thành đạt nên san sẻ giúp đỡ như thế nào để những người thiệt thòi có cơ hội cải thiện cuộc sống? Họ có thể tạo điều kiện giúp đỡ những người nghèo khó bằng cách tạo ra công ăn việc làm, tạo điều kiện về vật chất, vật tư hay phương tiện đi lại, bởi một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Khi đã có đầy đủ những trang bị cần thiết, với ý chí tinh thần vượt qua khó khăn, những người có hoàn cảnh thiếu may mắn hoàn toàn có thể vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Quan trọng hơn cả, sự chia sẻ phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, độ lượng, sự hiểu biết và cảm thông với từng hoàn cảnh khác nhau.

Cuộc sống này sẽ rất tươi đẹp nếu người mạnh giúp người yếu, người giàu sẻ chia nâng đỡ người nghèo vươn lên.
Nhà văn Nam Cao quan niệm rằng “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

Những người thành công, thành đạt thực sự khi họ biết điều chỉnh hành vi thái độ của mình đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh.

Hãy làm giàu chân chính bằng trí tuệ và chia sẻ với cộng đồng bằng cả trái tim để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, đó là điều mà chúng ta mong đợi.
 
ĐỖ THỊ NGỌC ANH
Lớp 11 chuyên Anh, trường PTTH Nguyễn Trãi, Hải Dương
Theo TPO
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/12/16511/1.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16497 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/16497 Tình yêu - lối sống Trào lưu “sợ cô đơn” Thuật ngữ “forever alone” (viết tắt F.A – tạm dịch: mãi mãi cô đơn, “ế”) hiện nay được teen dùng ngày càng nhiều và phổ biến. Tại sao việc cô đơn lại ngày càng được “nhấn mạnh” đến vậy? Mon, 24 Dec 2012 16:15:30 +0700
 Trào lưu “sợ cô đơn” 

Nhiều bạn cảm thấy tình trạng "mãi mãi cô đơn" là một bi kịch và cảm thất rất tủi thân vì điều này!
 
Thuật ngữ “forever alone” (viết tắt F.A – tạm dịch: mãi mãi cô đơn, “ế”) hiện nay được teen dùng ngày càng nhiều và phổ biến. Tại sao việc cô đơn lại ngày càng được “nhấn mạnh” đến vậy?
 
“Forever alone” là cụm từ xuất hiện khi phong trào rage comic nở rộ. Các biểu tượng nhân vật (gọi là meme) được vẽ đơn giản nhưng cực kì biểu cảm. Trong đó có một nhân vật nhìn gương mặt rất tội nghiệp, hai hàng nước mắt luôn chảy dài, đó là biểu tượng của “forever alone”. Khi phong trào chế truyện rage comic ngày càng phổ biến thì thuật ngữ này được cư dân mạng sử dụng càng nhiều. Có những bạn không hề biết về rage comic nhưng vẫn hiểu cụm từ “mãi mãi cô đơn”.
 
Ban đầu, F.A chỉ để nhấn mạnh sự độc thân và trào lộng lên quá mức cần thiết, dùng để gây cười. Về sau, nó trở thành một nỗi ám ảnh thật sự của những ai chưa có người yêu. Khi bạn đang F.A, có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng rất “bi kịch”. Vì sao lại có điều này?
 
• “Nếu mình có người yêu thì chẳng việc gì mình phải ôm máy tính từ sáng đến tối. Đôi khi sự cô đơn cũng…hơi khủng khiếp. Mình sẽ không để ý đến điều đó khi mình có nhiều việc để làm. Nhưng cứ vào mỗi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, bỗng dưng thấy thật buồn. Khi lên mạng nói chuyện với bạn bè cũng vui, nhưng từ hồi xuất hiện cụm từ F.A, mỗi lần nhắc đến thì thấy tủi thân kinh khủng” — Chu Nam (lớp 11 trường PTNK) cho biết.
 
 
 “Càng ngày mọi người càng thích…công khai chuyện riêng tư trên facebook. Hai người yêu nhau thì cứ nói chuyện với nhau trên face, đi ăn cũng chụp hình đưa lên, quan tâm nhau cũng thể hiện. Còn mình, quanh đi quẩn lại, viết một cái status cũng chẳng ai quan tâm, thèm cảm giác rung động nhưng chẳng thể nào tìm được người thích hợp” — Bảo Lan (lớp 12 trường THPT M.) chia sẻ.
 
• “Nếu bạn còn đi học phổ thông thì việc F.A rất tốt, vì bạn không bị chi phối học tập. Nhưng lên đại học thì khác. Thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nhưng bạn bè lại ít dần và không phải ai cũng hiểu mình. Bạn cần có người yêu vì bạn bè của bạn ai cũng…bận đi với nửa ấy. Nhưng muốn là một chuyện, “tìm” là một chuyện khác. Tình cảm đâu thể gượng ép được” — Mỹ Nhi (sinh viên năm 2 ĐH TĐT) nói
 
Vì 3 lí do chủ yếu như trên nên vào những ngày lễ, hoặc cuối tuần, không khó để thấy các status than vãn trên mạng. Nhiều bạn đang F.A còn vui đùa bằng cách “cầu mưa” trong các ngày lễ để các cặp đôi không thể đi chơi.
 
Trong cuộc sống này, chúng ta không thể tồn tại đơn độc. Mỗi cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cũng không khó hiểu khi chúng ta ngày càng sợ cô đơn đến thế. Nhưng thay vì ngồi trên mạng “than thân trách phận” vì tình trạng F.A của mình, tại sao bạn không tắt máy vi tính và ra ngoài chơi nhỉ? Có thể đi một mình cũng được, đi cùng bạn bè cũng được. Chúng ta chỉ dễ dàng tìm được tình yêu khi chúng ta gặp nhau ngoài đời thật mà thôi.
 
Demi Twinkle ®
Theo MTO
 
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/12/16497/2(1).jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15489 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15489 Tình yêu - lối sống Tản mạn ngày gia đình Việt Nam Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm. Wed, 27 Jun 2012 15:33:35 +0700
Tản mạn ngày gia đình Việt Nam

Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.
 

 Có người cả đời nhặt nhạnh, chắt chiu xây tổ ấm, vậy mà có khi giật mình nhìn lại, chợt chua xót nhận ra, dưới mái nhà đầy đủ tiện nghi là cả một khoảng trống lạnh, lạnh hơi người, lạnh tình, lạnh nghĩa.
 
 
Cứ  5 cặp vợ chồng ở nước ta lại có 1 cặp xảy ra bạo hành. Tỷ lệ ly hôn là 2,6%. Nữ đứng đơn xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới.
 
Trong số những cặp đã ly hôn có 27,7 % cho biết, nguyên nhân là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% thú nhận vì bạo lực, ngoại tình.
  Các nạn bạo hành vẫn len sâu vào tận ngóc ngách gia đình. Điều tra gần đây cho thấy, bạo lực gia đình thường xuyên trùm lên 21,2 % các gia đình. Song thật lạ kỳ, có hơn 90% số người được hỏi vẫn tươi cười mà rằng: “Hài lòng với cuộc sống ”. Chính thái độ coi bạo lực gia đình là “chuyện thường” đã khiến bạo lực tồn tại hiển nhiên và có xu hướng gia tăng. 
 
Đây không thể coi là bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam, có chăng chỉ là mảng tối, nhưng nó đang có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
 
Thứ trưởng bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch Lê Tiến Thọ nhận định: “Cuộc điều tra cho thấy bức tranh toàn diện về những thay đổi trong các mối quan hệ gia đình cũng như vai trò của mỗi thành viên, góp phần làm sáng tỏ những thay đổi các giá trị, chuẩn mực của gia đình dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
 
Cũng trong thời đại mới, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn. Một đứa trẻ không được “tắm” trong môi trường gia đình giàu có về văn hoá tinh thần sẽ khiếm khuyết, khó hoàn thiện nhân cách.
 
Chớ nhầm tưởng rằng, thời thế giới phẳng, chức năng dạy dỗ từ trong gia đình sẽ được hoán đổi cho xã hội. Xã hội dù tốt đẹp đến mức lý tưởng vẫn trộn lẫn trắng - đen. Xã hội có thể dạy cho chúng ta bài học kiếm sống, những va vấp nhớ đời, chứ không thể yêu thương, dạy cho chúng ta những lời nói thật, sự trung thực như cha mẹ dạy. 
 

Theo kết quả điều tra, có tới 1/5 các ông bố và 7% các bà mẹ hầu như không có thời gian ngó ngàng, chăm sóc con cái vì phải lo kiếm tiền.
Lần đầu tiên, bộ mặt của hàng triệu gia đình Việt Nam thời đô thị hoá, công nghiệp hoá đã lộ diện. Mối quan hệ huyết thống ông bà - cha mẹ - con cháu đang xô lệch, lỏng lẻo.
 
Một triết gia phương Tây từng nói: “Dù tồi tàn đến đâu nhưng không nơi nào trên thế giới có thể sánh được với mái ấm gia đình”. Dân ta thì nôm na: “Không đâu bằng nhà mình”. Thời thiếu thốn, khốn khó, gia đình quây quần, đầm ấm, nay khấm khá dư dả, gia đình trở nên mong manh, dễ vỡ. Làm sao hài hòa, cân bằng được mong muốn giàu có, thành đạt mà vẫn giữ được những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, tinh tế trong một mái ấm gia đình?
 
Chúng ta đang hướng tới ngày gia đình Việt Nam 28-6, mỗi người hãy ngẫm lại đã làm gì cho hạnh phúc gia đình. Một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng hạnh phúc.

 
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG - VĂN CÔNG
(Theo Dân trí)


]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15489/369gia-dinh-25609.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15474 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15474 Tình yêu - lối sống Tân Bình: Tôn vinh 20 gia đình hạnh phúc Niềm vui, sự hân hoan…là những cảm xúc của hầu hết các cặp vợ chồng, các bậc phụ huynh và các em học sinh có mặt trong buổi giao lưu các gia đình hạnh phúc, vượt khó tiêu biểu do Phòng Văn hóa thông tin, Hội liên hiệp phụ nữ và Liên đoàn lao động Quận Tân Bình tổ chức. Tue, 26 Jun 2012 08:31:11 +0700
Tân Bình: Tôn vinh 20 gia đình hạnh phúc

Niềm vui, sự hân hoan…là những cảm xúc của hầu hết các cặp vợ chồng, các bậc phụ huynh và các em học sinh có mặt trong buổi giao lưu các gia đình hạnh phúc, vượt khó tiêu biểu do Phòng Văn hóa thông tin, Hội liên hiệp phụ nữ và Liên đoàn lao động Quận Tân Bình tổ chức tại Nhà Văn hóa lao động Quận Tân Bình nhằm chào mừng ngày hội Gia đình Việt Nam (28/6).

Các hoạt động của ngày hội tập trung tôn vinh những giá trị nhân văn, nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao những giá trị quý báu như tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù trong lao động, kiên cường vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
 
Các gia đình được nhận bằng khen
 
Xúc động khi có mặt tại ngày hội, gia đình anh Dìn Tiến Long (phường 5, Tân Bình)  - một trong 20 gia đình được tuyên dương chia sẻ: “Ngày mới lấy nhau, 2 vợ chồng nghèo lắm, nhà chỉ có một chiếc máy may và một máy vắt sổ, may mắn được quỹ xóa đói giảm nghèo phường cho vay 5 triệu đồng, chúng tôi từng bước ổn định cuộc sống, thoát khỏi nghèo đói và hiện tại tôi đã mua được một chiếc xe máy vừa chở con cái đi học vừa có phương tiện chở hàng, giao hàng”

Vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh rất cần sự quan tâm của xã hội, nhưng trên hết phải là nghị lực sống kiên cường, không chịu đầu hàng trước số phận. Điển hình là gia đình anh Trần Văn Đức và chị Tiêu Thị Tý, cả 2 anh chị đều là công nhân thuộc công ty cổ phần Kềm Nghĩa. Với đồng lương công nhân ít ỏi nơi đất khách quê người, việc trang trải cho cuộc sống, lo cho con cái học hành đầy đủ đã là một điều hết sức khó khăn. Anh lại mang căn bệnh ung thư quái ác, tiền bạc thì không dư giả…cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn bội phần khi anh là lao động chính trong nhà. Anh Đức cho biết: “Hiện tại tôi vừa đi làm vừa điều trị tại bệnh viện Ung Bướu, mỗi lần vào thuốc đặc trị tốn 5 triệu đồng và phải nghỉ làm ít nhất một tuần và được Công đoàn công ty hỗ trợ gần 30 triệu đồng. Nhưng trên hết gia đình mới là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn”.

Những lời động viên, an ủi của chị Tý đã giúp anh vượt qua được những lần hóa trị đau đớn. Đây cũng là thông điệp chính của ngày hội Gia đình Việt Nam muốn gửi tới mọi người: hãy biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của gia đình, anh em hòa thuận, vợ chồng thủy chung, gia đình hạnh phúc.

Cùng với việc tuyên dương 20 gia đình hạnh phúc- vượt khó tiêu biểu, lãnh đạo quận cũng đã trao 22 suất học bổng (2 triệu đồng/suất) cho 22 cháu có thành tích vượt khó học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

NGUYỄN HÀ


]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15474/1.JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15458 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15458 Tình yêu - lối sống Chuẩn bị cho Lễ cưới tập thể 2012 Sáng 20/6, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân đã tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình lễ cưới tập thể năm 2012 tại trung tâm tiệc cưới Grand Palace. Thu, 21 Jun 2012 10:25:56 +0700
Chuẩn bị cho Lễ cưới tập thể 2012

Sáng 20/6, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân đã tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình lễ cưới tập thể năm 2012 tại trung tâm tiệc cưới Grand Palace.

Tiếp nối thành công của lễ cưới tập thể 2011, năm nay Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân tiếp tục tổ chức lễ cưới tập thể 2012 với dự tính cho 120 cặp đôi. Ban tổ chức cũng phát động các cặp đôi đăng ký Lễ cưới tập thể cho đến ngày 8/10/2012 và ưu tiên đặc biệt cho những đối tượng bị tai nạn lao động, mất việc làm, mắc bệnh hiểm nghèo, có thu nhập thấp…Danh sách 120 cặp đôi chính thức tham gia Lễ cưới tập thể  sẽ được công bố vào ngày 22/10/2012.
 

Các cặp đôi tham gia lễ cưới tập thể sẽ được hỗ trợ rất nhiều từ ban tổ chức. Các cặp đôi được tặng thẻ ATM có tài khoản 2 triệu đồng, 1 bàn tiệc cưới trị giá 5 triệu đồng, 1 chuyến du lịch City tour  và hỗ trợ xe hoa, bánh cưới, hoa cưới, chụp ảnh, quay phim, trang điểm, trang phục cưới… 10 cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn nhất còn được ban tổ chức tặng 10 cặp nhẫn trị giá 8 triệu đồng/cặp. Lễ cưới tập thể cho 120 cặp đôi năm nay sẽ được tổ chức tại Grand Palace.

Tại buổi họp báo, ông Huỳnh Ngô Tịnh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân Thành phố cho biết: “Trước lễ cưới, các cặp đôi đăng kí được tham gia các hoạt động bổ trợ như các lớp tập huấn kĩ năng, đào tạo nghề, câu lạc bộ Tiền hôn nhân…và hiện tại Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên đã thành lập câu lạc bộ “Gia đình lễ cưới tập thể” để cho các cặp đôi đã từng tham gia lễ cưới tập thể được kết nối, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống….”. Ông cho biết thêm, Trung tâm dự định sẽ thành lập “Văn phòng hỗ trợ tiệc cưới công nhân” tại 882 Hậu Giang, quận 6 để có thể hỗ trợ, đồng hành cùng các anh chị em công nhân nhiều hơn nữa.

Và để có thể giúp đỡ, chia sẻ thêm với những anh chị em công nhân có hoàn cảnh khó khăn, ban tổ chức cũng đã phát động, kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp cùng tham gia tài trợ, hỗ trợ quà tặng cho Lễ cưới tập thể 2012. Thời gian tiếp nhận hỗ trợ cho đến hết ngày 22/10/2012.
 

H.L

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15458/IMG_2700.JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15399 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15399 Tình yêu - lối sống Ký ức tháng sáu Trưa, đi ngang qua con đường ngập nắng, bất chợt nhìn những khóm hoa phượng đỏ rực như những đóm lửa hừng hực trên cao mới hay tháng sáu đã đến thật rồi. Fri, 15 Jun 2012 04:09:47 +0700
Ký ức tháng sáu

Trưa, đi ngang qua con đường ngập nắng, bất chợt nhìn những khóm hoa phượng đỏ rực như những đóm lửa hừng hực trên cao mới hay tháng sáu đã đến thật rồi. Tháng sáu- tháng của nắng mùa hè chói chang, tháng của mùa thi và của những cuộc chia ly. Riêng đối với mình, tháng sáu còn là tháng của những kỷ niệm êm đẹp nhất tuổi học trò.
 


Năm nào cũng vậy, cứ vào thời khắc giao mùa, khi những tiếng ve râm ran báo hiệu một mùa hè lại về lòng mình không khỏi bâng khuâng nhớ về mùa hè năm cũ- mùa hè cuối cùng của tuổi học trò. Nhớ những buổi học bịn rịn mang đầy hương vị của sự nuối tiếc, chia tay. Thầy giáo vừa dạy cũng vừa dỗ dành, bảo ban học sinh nhưng cũng đành bó tay trước những hành động ngông cuồng một cách dễ thương của các học trò nhỏ. Bạn còn nhớ không? Cả lớp xếp những dãy bàn kề lại nhau ngăn cả lối đi của thầy giáo, để được ngồi gần nhau, tâm sự trong những thời khắc ngắn ngủi cuối cùng. Âu là thế, khi sắp lìa xa, tụt mất thứ gì người ta mới thấy món đồ trong tay mình bấy lâu nay là bảo vật để rồi trân trọng, nâng niu. Cả lớp vừa học vừa truyền tay nhau những trang lưu bút kèm theo lời nhắn: viết thiệt nhiều vô nhé, để sau này buồn tau đọc. Khuôn khổ nhỏ của trang giấy không chứa hết những tình cảm mà bạn bè muốn chia sẻ, gửi trao.

Và bạn, trang lưu bút viết cho mình không chỉ có những tình cảm bạn bè thông thường mà còn chứa một tình cảm tuổi học trò hồn nhiên, thơ mộng. Dẫu câu chữ có vụng về nhưng mình vẫn cảm nhận được sự chân thành qua ánh mắt bạn. Bạn dũng cảm thể hiện tình cảm không ngại ánh mắt của bạn bè, can đảm trao cho mình đôi bướm xinh ép bằng cánh phượng hồng mà đến tận bây giờ nó vẫn nằm gọn trong trang lưu bút. Tình cảm đã bắt đầu nhen nhóm trong mình.


 
Tuổi học trò. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
 
Tháng sáu, tạm biệt bạn bè, thầy cô, mái trường, ngã rẽ tuổi mười tám đưa mình và bạn đi trên những con đường khác nhau. Bạn đậu Bách khoa ở Sài Gòn. Mình trầy trật mãi mới đậu vào một trường cao đẳng ở tỉnh. Thời gian trôi…Những lá thư cứ thưa dần…thưa dần. Buổi họp lớp đầu năm bạn giới thiệu người yêu. Mọi người nâng ly chúc tụng, bạn hân hoan, có hay đâu có một trái tim đang bị bóp nghẹt vì chờ đợi và hy vọng bấy lâu. Mình chợt nhận ra tình cảm ngày xưa đối với bạn có lẽ là tình cảm nông nổi tuổi học trò. Rồi có lúc mình sẽ quên, nhưng đối với mình đó là kỷ niệm đẹp, để mỗi lần mệt mỏi nó sẽ tiếp sức cho mình bước tiếp những chặng đường ngày mai.

Tháng sáu về, hàng bằng lăng đã trổ lên những khóm hoa tim tím. Con đường nhỏ năm nào đã được dệt thảm phượng hồng sau một đêm mưa nhẹ. Và mỗi khi tháng sáu về, lòng mình có chút gì len nhẹ, bâng khuâng…

THU HẠ
(Theo www.phunuonline.com.vn)
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15399/hoctro.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15389 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15389 Tình yêu - lối sống “Né” mũi tên của thần Cupid Bạn muốn “né” nhưng vẫn bảo toàn tình cảm, đợi đến dịp thích hợp. Vậy phải làm gì? Wed, 13 Jun 2012 09:01:21 +0700

“Né” mũi tên của thần Cupid

Người ấy và bạn cả hai đều thích nhau. Nhưng đến phút 89, bạn nhận ra có điều gì đó chưa ổn.

Bạn muốn “né” nhưng vẫn bảo toàn tình cảm, đợi đến dịp thích hợp. Vậy phải làm gì?
 

Tránh gặp mặt nhưng vẫn giữ liên lạc

Khi bạn còn đang cân nhắc trong tình cảm, việc gặp mặt trực tiếp với ai kia có thể khiến bạn không thoải mái, không được vui. Thêm nữa, có thể đối phương sẽ biết được sự thay đổi trong tình cảm của bạn khi tiếp xúc nhiều. Hãy tránh gặp mặt một thời gian, nhưng không có nghĩa là “cắt đứt liên lạc”. Thi thoảng nhắn tin, hỏi han, chủ động chat trên YM, bình luận một bức ảnh trên facebook… để chứng tỏ rằng: “Mình thật sự bận đấy, nhưng dù không gặp mặt mình vẫn quan tâm cậu. Chờ mình nha!”

Tạo ra những “tình huống khó khăn”

Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra tình cảm của người ta dành cho bạn đến đâu. Nếu tình cảm chưa nhiều, tình huống khó khăn sẽ khiến đối phương dễ nản, dễ buông, từ đó tình cảm trong bạn cũng mờ nhạt. Ngược lại, nếu đó đúng là tình yêu thật sự dành cho bạn, cùng vượt qua thử thách sẽ khiến bạn và người ấy hiểu nhau hơn. Điều quan trọng là bạn sẽ “kéo dài được thời gian” trong khi tình cảm vẫn được bảo toàn.

Để tạo thử thách không khó. Chẳng hạn như: chia sẻ rằng gia đình bạn rất khó và cấm chuyện yêu đương, bạn bè xung quanh rất nghịch và phá phách, nếu biết bạn có người yêu, chúng sẽ chọc ghẹo, người yêu cũ vẫn còn quan tâm đến bạn, bạn vẫn còn đợi chờ một người bạn khác giới ở phương xa… Người ấy sẽ hiểu và chờ đợi bạn.

Luôn để người ấy chủ động

Bạn đón nhận mọi sự quan tâm, nhưng không quan tâm lại. Bạn cho người ấy cơ hội, nhưng bạn không gieo hi vọng. Điều này khiến người ta dần dà chấp nhận như một thói quen. Nếu đối phương nản và quyết định rút lui, đó là quyết định của người ấy, nếu tiếp tục quan tâm bạn, thì bạn cũng không nhất thiết phải quan tâm lại. Đây cũng là một cách thử lòng để xem tình cảm của người ta dành cho bạn nhiều đến đâu, và bạn có thật sự muốn tiến tới hay không.

Bận rộn

Thay vì tìm đủ lí do để rồi mệt mỏi vì phải nói dối, hãy tranh thủ khoảng thời gian này để làm nhiều việc có ích. Đây cũng là cách để bạn nhận ra, đâu là điều bạn thật sự cần. Liệu người ấy có đủ phù hợp để trở thành “một nửa” của bạn. Bạn yêu công việc, yêu bạn bè và không muốn thay đổi cuộc sống hiện tại chỉ vì ai kia. Hay bạn nhận ra ai kia thật sự là cả cuộc sống của bạn. Tất cả sẽ có câu trả lời khi bạn thật sự bận rộn đến mức không có thời gian dành cho người ta.

Để tạo sự bận rộn không khó, chỉ cần đăng kí học thêm, luôn nhận lời đi chơi cùng bạn bè, dành thời gian hơn cho gia đình…

o0o

Dù có trì hoãn đến đâu thì cuối cùng bạn cũng phải đối mặt với chuyện tình cảm và đi đến quyết định. “Né” mũi tên này thì mũi tên khác sẽ xuất hiện, bạn không thể trốn chạy được mãi. Những cách trên đều chỉ là phương án tạm thời. Bạn càng đợi lâu thì nhiều rắc rối về sau sẽ xuất hiện. Vì vậy hãy quyết định dứt khoát để cả hai đều vui vẻ bạn nhé.

Demi Twinkle ®

(Theo MTO)
]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15389/1.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15379 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15379 Tình yêu - lối sống Khoảng lặng cuộc sống Khoảng lặng giúp ta thanh lọc tâm hồn mình, sống đúng nghĩa với bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng. Mon, 11 Jun 2012 16:57:20 +0700
  Khoảng lặng cuộc sống

Giữa dòng thời gian chảy xiết theo quy luật tuần hoàn của cuộc sống, có phút giây nào ta dừng lại cho tâm hồn mình bình yên? Trong bao điều lo toan hằng ngày hối hả cuốn ra đi, có bao giờ ta bước chậm hơn để lắng nghe trái tim tự sâu thẳm lên tiếng? Vâng! Đó chính là những khoảng lặng trong cuộc sống mà có lẽ không ít người trong chúng ta đã vô tình quên đi...

Những khoảng lặng trong cuộc sống giúp thanh lọc tâm hồn.

Khoảng lặng chính là những điểm dừng, khoảng dừng trong chính bản thân mỗi người trong những giai đoạn nhất định. Đây là thời gian cần thiết để ta quên đi bao điều lo lắng, mệt mỏi trong công việc, học tâp để trải mình trò chuyện với tâm hồn. Hay sau  mỗi thất bại mà ta đã cố gắng, cần lắm một khung trời của riêng ta lựa chọn lối đi thích hợp hơn cho mình.

Trong cuộc sống, những khoảng lặng ấy là vô cùng quan trọng. Nó giúp ta thanh lọc tâm hồn mình, sống đúng nghĩa với bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng. Sống đúng nghĩa là biểu hiện của sự giữ gìn nhân cách cá nhân; xã hội phát triển bền vững và trong sạch. Thực tế cho thấy rằng, nhờ những khoảng lặng ngắn ngủi nhưng an bình và dịu êm ấy  mà có biết bao con người trưởng thành hơn. Người học trò nghèo “vô tình” lấy cắp số tiền của người bạn kế bên. Nhưng nhờ “tòa án lương tâm” của bản thân mình, cậu đã thú nhận sai lầm trước lớp. Hay hằng đêm, hàng trăm cô cậu thanh niên bỏ ra không biết là bao nhiêu tiền của để thỏa mãn những cuộc vui vô bổ và thâu đêm của mình. Rồi một khi nhìn lại, trong cơn say của cơn say, trong số những bạn trẻ kia, chắc hẳn không ít người khóc và ăn năn cho lỗi lầm của mình trong lúc cô đơn và quạnh vắng. Hay biết bao số phận, con người khác nhờ những phút dừng lại đó họ lại bước xa hơn, vững chắc hơn trên đôi chân của mình – những con người giàu ý chí và kiên cường của nước Việt Nam.

Khoảng lặng là phút nhìn lại mình, lắng nghe và trân trọng nhịp đập của đời sống xung quanh để thêm yêu thương và chia sẻ những điều bình dị với người thân, bạn bè.

Khoảng lặng, chỉ đơn giản, sống tận hưởng trọn vẹn những điều quý giá trong cuộc sống và đôi khi, dừng lại để ta vững tin rằng cho đường mình đang đi là đúng và ta thật sự đam mê, bạn nhé!

NGUYÊN ANH

(Theo Bản tin Lao động trẻ)

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15379/5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15367 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15367 Tình yêu - lối sống Tình yêu không phải sự chọn lựa Và tình yêu nhiều khi cũng vậy, có những lúc trong con người ta cũng xảy ra những suy nghĩ như cậu bé đó nhưng tình yêu đâu phải là sự chọn lựa và hành trình dễ tìm Thu, 07 Jun 2012 14:03:57 +0700
Tình yêu không phải sự chọn lựa
 
Ở một ngôi làng nọ có một cậu bé rất thích đi tìm những viên đá quý, một hôm trên đường đi tìm...

...những viên đá quý cậu gặp một ông lão và ông bảo rằng...
 

"Sáng ngày mai, con hãy đi vào phía khu rừng này, trong khu rừng này có rất nhiều những viên đá đẹp và trong đó sẽ có một viên đá mà con hằng mơ ước và con chỉ có thể lấy duy nhất một viên đá mà thôi, nhưng chỉ trong thời gian 12h thì mọi thứ sẽ không còn nữa".

Cậu bé đi về, trong lòng vui rạo rực chỉ mong muốn ngày mai sớm đến để tìm được viên đá mà mình muốn, rồi ngày mai lại đến, cậu bé bước vào khu rừng đó, trong khu rừng đã đổi khác hoàn toàn, trong rừng bây giờ có một con đường rất dài, trên đó lấp lánh vô số những hòn đá tuyệt đẹp, cậu bé mừng rỡ chạy ngay đến con đường và bắt đầu hành trình tìm kiếm của mình.

Lần thứ nhất, cậu tìm được một viên đá khá đẹp rất vừa ý cậu nhưng cậu lại nghĩ:

"Nếu có một viên đá đẹp hơn viên đá này thì sao?",

Lần thứ hai cậu tìm được một viên đẹp hơn viên đá trước đó cậu vui mừng nhưng cậu cũng lại nghĩ lỡ phía sau còn có những viên đá đẹp hơn những viên đá này thì sao?

Lần thứ 3 rồi lần thứ tư... cậu cứ tìm mãi, tìm mãi rồi mãi cho đến tối cậu vẫn chưa tìm được viên đá mà mình mong ước. Ngược lại thời gian trôi qua cậu chỉ tìm được những viên đá xấu xí, cậu ngoảnh mặt lại thì thấy những viên đá sau lưng mình đã hoàn toàn biến mất, cuối cùng khi thời gian đã hết cậu chẳng tìm được cho mình một viên đá nào vừa ý, cậu thầm tự trách mình: "Sao lúc đó mình không lấy những viên đá đầu tiên?..."

Và tình yêu nhiều khi cũng vậy, có những lúc trong con người ta cũng xảy ra những suy nghĩ như cậu bé đó nhưng tình yêu đâu phải là sự chọn lựa và hành trình dễ tìm, hãy yêu quý những gì mình đang có.


THANH XUÂN
(Theo MTO)

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/6/15367/1112.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14246 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14246 Tình yêu - lối sống Chạy theo...hitek Nhiều bạn thích dùng laptop, điện thoại, máy tính bảng xịn, trong khi chẳng bao giờ sử dụng hết chức năng của nó? Mon, 19 Dec 2011 09:21:07 +0700
Chạy theo...hitek

Nhiều bạn thích dùng laptop, điện thoại, máy tính bảng xịn, trong khi chẳng bao giờ sử dụng hết chức năng của nó?
 


Nếu đang sở hữu một chiếc điện thoại đẹp, đắt tiền, đa chức năng, mà bạn vẫn tặc lưỡi tiếc nuối khi một chiếc điện thoại khác vừa ra mắt, thì có lẽ bạn đã “mắc bệnh”…chạy theo công nghệ - trào lưu của những người trẻ hiện đại

Có mới nới cũ


Mới mua một chiếc điện thoại bàn phím qwerty chưa đầy một năm, B.P (lớp 12 trường VTT) đã bán ngay và xin ba mẹ thêm tiền để mua…iPhone4. Lý giải cho điều này, B.P nói: “Đó là chiếc điện thoại nhiều người mơ ước mà. Hơn nữa lại có nhiều tiện ích, ứng dụng cực hay, chứ điện thoại mình thì…chán lắm”. Khi được hỏi rằng đã biết hết mọi chức năng của điện thoại cũ chưa, B.P tỉnh bơ: “Mình chỉ dùng điện thoại để chụp ảnh, nhắn tin, gọi điện, lướt web và chat thôi”. “Thế thì tại sao lại phải mua iPhone4?” – “Vì kiểu dáng đẹp và nó là chiếc điện thoại được nhiều người săn lùng nhất, ít mắc lỗi kĩ thuật nhất”, B.P tự tin nói

T.A (sinh viên năm 1 ĐH RMIT) dùng chiếc điện thoại đời mới nhất của hãng S sau khi đã đổi 8 chiếc điện thoại trong gần 3 tháng. Mỗi lần bán đi rồi mua lại, tất nhiên T.A phải chịu một phần lỗ, nhưng anh chàng chấp nhận. “Với mình, dùng đồ hi-tech cũng giống như mua quần áo, nếu cảm thấy nó lỗi thời rồi thì lại mua cái khác mới hơn. Những lúc được cầm trên tay một chiếc điện thoại với những tính năng mới nhất, hay nhất, mình cảm thấy rất dễ chịu. Và khi chiếc điện thoại đời mới khác ra đời, mình lại chán cái mình đang dùng và tiếp tục đi mua cái điện thoại mới nhất để xem nó tiện ích như thế nào” – T.A cho biết

T.V (lớp 12 trường MC) đã có laptop và máy vi tính để bàn nhưng vẫn nằng nặc đòi ba mẹ mua cho iPad. Lý do cô nàng đưa ra là: “Laptop bây giờ đã…xưa lắm rồi. Bây giờ phải dùng cái gì càng nhỏ gọn tiện ích càng tốt. Giữa việc ngồi trước màn hình laptop và vừa nằm vừa lướt web bằng iPad thì cái thứ 2 thích hơn chứ!”. Được gia đình đáp ứng điều kiện, nhưng sử dụng iPad được vài ngày thì cô nàng lại…chán, vì: “Mình chỉ lướt web và chơi game chứ có làm gì nữa đâu, mà chơi game thì chơi trên máy vi tính thích hơn”

Vẫn “đua” dù không đủ “lực”


Đối với những bạn có điều kiện kinh tế khá giả, việc “đua theo công nghệ” không ảnh hưởng nhiều đến họ. Nhưng với số đông còn lại, dù họ không giàu, nhưng cũng nhất định phải sở hữu một em hi-tech đời mới, chất lượng, để “trải nghiệm công nghệ” và cũng để chứng tỏ khả năng “am hiểu” của mình

N.T (sinh viên năm 2 ĐH BK) sau một thời gian tích cóp, anh chàng đã mua một chiếc iPod cho mình với giá xấp xỉ bằng một chiếc điện thoại di động hàng trung cấp. N.T giải thích: “Những máy nghe nhạc bình thường nghe không đã tai, chất lượng âm thanh không bằng. Dù sao dùng hàng hiệu vẫn cảm thấy thích hơn, có cảm giác như bản thân sở hữu một cái gì đó có giá trị”

V.D (sinh viên năm 2 ĐH CNTT) luôn trong tình trạng “thiếu trước hụt sau” dù mỗi tháng được gia đình chu cấp 3 triệu, kèm theo gần 2 triệu tiền làm thêm. Hỏi ra mới biết, tháng nào anh chàng cũng đầu tư tiền để “nâng cấp” dàn máy vi tính của mình. Khi thì thanh RAM, card màn hình, lúc là loa ngoài, chuột xịn, miếng chắn màn hình tốt… Bất kì sinh viên IT nào cũng phải ganh tị với V.D vì dàn máy quá tuyệt vời của anh chàng, nhưng không ai biết được rằng, để có tiền đầu tư trọn vẹn như thế, V.D đã phải cắt giảm chi tiêu đến tối thiểu, thậm chí đã bỏ bớt một số môn học chỉ vì…để dành tiền mua đồ công nghệ.

H.K (sinh viên năm 1 ĐH NT) thì lại dốc hết số tiền ba mẹ cho để mua một chiếc máy ảnh gần 15 triệu. H.K nói, nhiếp ảnh là đam mê số 1 của anh chàng. Nhưng ba mẹ H.K thì không hiểu điều đó. Họ đã rất giận khi H.K không dùng tiền để mua xe máy theo yêu cầu, mà lại tự ý mua theo sở thích cá nhân. “Ba mẹ mình nói sắm máy ảnh cần 1, 2 triệu là được rồi, nhưng dù sao thì một chiếc máy ảnh chuyên dụng vẫn hơn. Từ nay mình sẽ ráng tiết kiệm tiền để mua xe máy sau, nhưng có vẻ…còn lâu lắm” – H.K giãi bày

Lợi thì có lợi, nhưng…

Đối với những ai đam mê công nghệ thật sự, việc “chạy đua” theo công nghệ dù sao cũng là một sở thích lành mạnh, vì họ nắm bắt sự hiện đại rất kịp thời và luôn dẫn đầu phong trào, luôn tự mày mò tìm hiểu các sản phẩm công nghệ cao. Điều này có lợi cho họ rất nhiều nếu biết áp dụng vào học tập, đời sống và các mục đích giải trí khác. Nhưng nếu phụ thuộc quá nhiều vào nó, chẳng những lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức, mà còn bỏ quên đi những sở thích khác bổ ích hơn, lành mạnh hơn. Đam mê cũng cần có một khả năng tài chính nhất định, hãy cố gắng tận dụng hết mọi tiện ích công nghệ trước khi nghĩ đến việc “thử sức” với món hi-tech khác. Hãy là một tín đồ hitek thông minh, bạn nhé!

Demi Twinkle
Theo MTO


]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/12/14246/Chay theo hiteck.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14241 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14241 Tình yêu - lối sống 4 cách để… hạnh phúc! Đừng nghĩ có thật nhiều tiền, sống trong những biệt thự sang trọng, bạn mới có thể hạnh phúc. Fri, 16 Dec 2011 11:35:02 +0700
4 cách để… hạnh phúc!

Đừng nghĩ có thật nhiều tiền, sống trong những biệt thự sang trọng, bạn mới có thể hạnh phúc. Thực hiện 4 “bí kíp” dưới đây, bạn hoàn toàn có thể có được cảm giác bình yên, tươi vui, hạnh phúc mà không tiền bạc nào mua nổi.

1. Cho đi

 
Khi làm được bất kỳ việc gì giúp đỡ, cho đi, chắc chắn bạn sẽ là người đầu tiên cảm nhận được niềm hạnh phúc. Không phải vô cớ mà rất nhiều doanh nhân thành đạt luôn tích cực tham gia vào những hoạt động mang tính thiện nguyện này.

Ông Lâm Tấn Lợi, chủ doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi, người đã thực hiện rất nhiều hoạt động từ thiện lớn nhỏ khác nhau chia sẻ một điều đáng để bạn suy ngẫm: “Nhiều người tưởng cho đi nghĩa là… mất, nhưng thật ra, khi cho đi là bạn đã nhận lại được rất nhiều thứ cho mình. Cái cảm giác hạnh phúc khi thấy một em bé có đủ tiền mổ tim, một người mù nghèo đủ tiền mổ mắt, một em học sinh vượt khó bớt khó khăn trên chặng đường đời, hay những bà con vùng sâu vùng xa mừng vui với một phần quà Tết thiêng liêng lắm. Cảm giác ấy khiến tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, khiến mỗi ngày thức dậy, thấy trong lòng có một niềm vui”.


 

2. Giữ gìn sức khỏe

 
Việc có được một sức khỏe bình thường đáng giá hơn muôn ngàn tiền bạc trên đời này. Khi bạn khỏe, dù chỉ ăn một bữa cơm thanh đạm bạn cũng thấy ngon. Thế nên, trừ trường hợp không may, bệnh tật tự nhiên giáng xuống đầu, còn lại, bạn nên hết sức trân trọng sức khỏe của mình và đừng phung phí nó.

Giảm áp lực trong công việc, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình an vui hơn. Công thức “sống khỏe” của bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng gói gọn trong mấy cụm từ: “Ăn lành - Ngủ đủ - Tập đều - Sống vui”. Bạn hãy áp dụng nó nhé!


 

3. Mở rộng tri thức
 
Khi học được bất kỳ điều gì mới mẻ, tự nhiên trong lòng bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình hơn, thấy mình hạnh phúc hơn. Đừng nghĩ rằng chuyện học là chuyện dành cho… các em học sinh, sinh viên hay những ai mới ra trường. Dù bạn ở tuổi nào, cũng nên đặt ra cho mình những mục tiêu phù hợp để luôn có thể mở rộng tri thức của bản thân. Bạn có thể học rất nhiều thứ, từ chụp ảnh, nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, đến trau dồi ngoại ngữ, học thêm những kỹ năng mềm…
 


 

4. Giữ đôi mắt lạc quan

 
Cuộc sống luôn đầy thử thách và luôn… có chuyện để bạn lo phiền. Nhưng nếu bạn cứ chăm chăm mệt mỏi, buồn khổ với những điều này thì không bao giờ bạn có thể hạnh phúc nổi. Hãy đơn giản! Và hãy luôn nhớ một nguyên tắc rằng: Tất cả mọi thứ đến cuối cùng đều sẽ ổn. Nếu có gì đó chưa ổn thì chẳng qua là nó chưa đến lúc cuối cùng thôi. Bạn cần tìm ra cho được những “điểm sáng” trong bóng đêm, để bước tiếp và để luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin vào ngày mai. Thái độ sống này sẽ khiến cuộc sống của bạn luôn ngập tràn hạnh phúc.
 




 

Kim Nhường
Theo Sucsongmoi.net

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/12/14241/5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14222 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14222 Tình yêu - lối sống Hạnh phúc là một cái đuôi Hạnh phúc, đôi khi ta không thể cầm nắm, nhưng chỉ cần ta luôn bước về phía trước, hạnh phúc tự nhiên sẽ theo ta… Mon, 12 Dec 2011 14:10:16 +0700
Hạnh phúc là một cái đuôi

Hạnh phúc, đôi khi ta không thể cầm nắm, nhưng chỉ cần ta luôn bước về phía trước, hạnh phúc tự nhiên sẽ theo ta…
 

Một câu chuyện kể rằng có chú heo con băn khoăn hỏi mẹ, hạnh phúc là gì. Mẹ heo con trả lời, hạnh phúc là cái đuôi của con. Heo con buồn bã, vậy chẳng bao giờ con cầm được cái đuôi của mình, vậy là con không có hạnh phúc ư mẹ? Mẹ âu yếm xoa đầu heo con, khi con cứ tự tin tiến về phía trước, hạnh phúc tự nhiên đi theo con thôi.

Câu chuyện nhỏ nhưng nó làm không ít người phải ồ lên vì thích thú. Người ta giật mình, ừ nhỉ, chú heo cứ chạy vòng vòng đuổi bắt chiếc đuôi của mình, nhưng không biết rằng chiếc đuôi hạnh phúc sẽ luôn luôn theo, miễn là chú luôn tự tin đi về phía trước.

Với mỗi chúng ta hạnh phúc là gì? Có lẽ với 100 người, sẽ có 100 câu trả lời khác nhau. Hạnh phúc là một buổi tối ngồi bên gia đình và trò chuyện. Hạnh phúc là một ngày cuối tuần rộn ràng với bạn bè đến một quán kem, nếm hương vị thân quen. Hạnh phúc là ngồi một mình bên Radio, bật tần số 91 Mhz lắng nghe chương trình “365 ngày Hạnh phúc” rồi tự mỉm cười với những xúc cảm đã lâu mình đánh mất…

Người ta đuổi theo những giá trị khác nhau mà quên mất đi khoảnh khắc dịu ngọt của cuộc sống. 20. 10 vừa qua, mẹ tôi chỉ nhận được một cuộc điện thoại đường xa lúc đêm khuya của con gái thay cho những bó hoa tiền trăm, tiền triệu vẫn mỉm cười mãn nguyện. Bạn trai tôi luôn nói hạnh phúc nhất khi thấy tôi lau mồ hôi trên trán anh bằng một chiếc khăn tay… Tôi chưa từng bao giờ nghĩ những việc làm đó tôi mang lại hạnh phúc cho những người tôi yêu.

“Hạnh phúc đâu phải những gì xa xôi”. Tôi đã đọc được câu nói đó trên mọi trang sách báo. Nhưng tôi tâm niệm nhất câu chuyện hạnh phúc là một chiếc đuôi. Hạnh phúc, đôi khi ta không thể cầm nắm, nhưng chỉ cần ta luôn đi về phía trước, hạnh phúc tự nhiên sẽ theo ta thôi!

Nguyễn Thị Thúy Hằng (Học viện Báo chí- Tuyên truyền HN)
Theo MTO


]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/12/14222/hao cuc.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14187 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14187 Tình yêu - lối sống Để yêu thương nhiều hơn Cuộc sống là thử thách, là sự chọn lọc tự nhiên, và yêu thương vẫn luôn cần đến mỗi khi ta buồn phiền, thất bại. Tue, 06 Dec 2011 12:06:47 +0700
Để yêu thương nhiều hơn

Cuộc sống là thử thách, là sự chọn lọc tự nhiên, và yêu thương vẫn luôn cần đến mỗi khi ta buồn phiền, thất bại.

Ngày xửa ngày xưa, có một hòn bi ve, nó rất tròn trịa và rất đẹp. Hòn bi ve luôn tự hào về sự tròn trịa đó của mình. Mọi người luôn nhìn nó với một vẻ ngưỡng mộ, bởi vì nó có một vẻ đẹp thật hoàn hảo.
 


Nhưng cũng chính vì sự tròn trịa đó của mình, hòn bi ve cứ lăn hết từ nơi này đến nơi khác, nó không quan tâm tới những người thân yêu, bạn bè hay những người xung quanh nó. Nó kiêu kỳ, nó chế giễu những người xung quanh gặp bất hạnh…nó tệ lắm! Nó làm mọi người buồn, nó làm mất đi niềm tin từ những người yêu thương nó.

Có một ngày, một cảnh đẹp nó đã ao ước nhìn thấy từ lâu nhưng nó không thể dừng lại để ngắm cũng như thưởng thức cuộc sống giống như mọi người được. Lúc đó nó rất buồn, nó ước nó có thể dừng lại để ngắm cảnh đẹp đó. Nhưng sao nó không làm được, nó vừa lăn đi vừa khóc, không có ai chia sẻ cùng nó. Lúc đó nó thấy sợ sự cô đơn.

Đến một hôm khi đang lăn, nó va phải một hòn đá. Sự va chạm đó làm cho nó bị sứt mất một miếng, nhưng thật kì lạ, chính vì thế mà nó dừng lại được.

Sự va chạm đó, nó không còn tròn trịa và đẹp như xưa nữa. Nhưng nó cũng rất vui khi nó được ngắm cảnh nó yêu thích, nó được tận hưởng cuộc sống. Cuộc sống bình yên lại trở về với nó. Nó sống vui vẻ và quan tâm mọi người. Nó được mọi người yêu quý, nó vui lắm!

Đôi khi những vấp ngã, sai lầm đã là cơ hội cho mỗi chúng ta có dịp nhìn lại mình phải không bạn?

Nếu sống chậm lại thì có lẽ những cụ già hay những đứa trẻ đáng thương bên lề đường sẽ nhận được ánh mắt đồng cảm từ bạn. Nếu sống chậm lại ta đã không có những nuối tiếc hay hối hận như bây giờ vì nhìn lại ta cũng không còn gì… Không tình yêu, bạn bè, một người hiểu ta… mà chỉ có tiền bạc, danh vọng và lòng đố kỵ Nếu sống chậm lại ta có thể nhìn nhận cuộc sống, ta có thời gian quan tâm, chia sẻ cùng mọi người.

Nghĩ khác đi không đồng nghĩa là nghĩ sâu sắc hơn, nghĩ độc ác hơn mà hãy cho ta có những phút để lắng nghe trái tim dại khờ và bao ngày yêu thương vẫn nhớ của ta ùa về. Nếu nghĩ khác đi thì ta đã không có những lúc làm tổn thương người khác. Nếu nghĩ khác đi thì mọi việc sẽ đơn giản hơn và ta không có những lúc thấy chán nản với cuộc sống này.

Yêu thương không phải là yêu thương mình nhiều hơn mà quên đi người khác. Mà ngược lại hãy nghe nhịp tim ta thổn thức. Để ta ngừng lại và nhớ về công ơn của bố mẹ, thầy cô hay đơn giản chỉ cảm nhận nỗi buồn hay cảm giác của một người bạn đã từng là bạn thân của ta. Yêu thương nhiều hơn để ta nhận được yêu thương, chia sẻ từ mọi người. Vì ta có tiền, có địa vị để mua được mọi thứ nhưng tình yêu thì không thể mua được. Tình yêu chỉ đến khi bạn thật sự yêu thương người khác, không đố kị hay những suy nghĩ vật chất, tính toán đời thường.

Cuộc sống là những thử thách, là sự chọn lọc tự nhiên và yêu thương vẫn luôn cần đến mỗi khi ta buồn phiền, thất bại. Hãy cho mình những phút giây yêu thương bạn nhé! Để rồi những nỗi buồn, lo âu sẽ mãi là những thứ mà “để gió cuốn đi” . Lúc đó, ta thấy yêu sao những lúc bên người thương yêu trong gia đình, yêu sao tiếng cười và sự quan tâm của bạn bè. Tất cả… chỉ để yêu thương những điều nhỏ nhoi luôn bên ta.

Đôi khi sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn để cuộc sống thêm những niềm vui và sự bình yên bạn nhé!
 

Thu Hiền

Theo MTO
 

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/12/14187/De yeu thuong nhieu hon.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14137 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14137 Tình yêu - lối sống Mặc đẹp nơi công sở Chọn trang phục phù hợp với bản thân và nên trang điểm nhẹ khi đi làm là lời khuyên của các khách mời trong buổi chuyên đề “Đẹp nơi công sở”, diễn ra sáng 27-11 tại trụ sở báo Tuổi Trẻ với sự tham gia của trên 200 bạn trẻ. Mon, 28 Nov 2011 17:07:59 +0700 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/11/14137/test.jpg 200 150 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14113 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14113 Tình yêu - lối sống Yêu lắm vòng tay thầy cô Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường…<br>Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi…<br> Fri, 18 Nov 2011 14:25:27 +0700

 Yêu lắm vòng tay thầy cô

Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường…

 Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi…

Bài hát tôi cùng những đứa bạn đồng trang lứa thuộc từ thuở cùng nhau cắp sách đến trường…

Thân thương biết mấy, hình ảnh những người thầy, người cô đã in sâu vào tâm trí mỗi đứa học trò, lớn lên qua từng năm tháng.

Nhà trẻ, rồi mẫu giáo…

Cô giáo thân thương chính là người mẹ thứ hai của những đứa bé chập chững làm quen với môi trường mới, không phải ở nhà, không có cha, không có mẹ kề bên…

“Lúc ở trường cô giáo như mẹ hiền…”, chăm cho bé từng miếng ăn giấc ngủ, lo lắng từng chút một cho “đàn con” của mình… Yêu lắm bàn tay của những người mẹ hiền nâng bước tôi khi mới rời khỏi vòng tay bảo bọc trọn vẹn của gia đình…

Tiểu học, lại một môi trường mới…

Những đứa trẻ vừa vòi vĩnh trong vòng tay cô giáo ngày hôm qua, giờ bước vào lớp một. Nhìn thấy đâu đâu cũng là lớp mới, bạn mới, thầy cô mới, tự dưng rưng rưng nước mắt, thèm trở lại với lớp mầm, lớp chồi của mình ngày nào. Ở đó, mấy đứa nhóc được tập đọc chữ, làm phép tính, thỉnh thoảng, được quay qua quay lại nói chuyện cùng bạn gái dễ thương bên cạnh, rồi… lãnh luôn mấy cái véo tai đau điếng của cô giáo chủ nhiệm… Mấy chuyện lặt vặt như rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh… cũng tự mình phải làm lấy! Bỗng thấy mình lớn hơn một chút, có thể làm nhiều việc hơn được một chút… Cảm ơn thầy, cô… Em yêu những giờ Toán, tiếng Việt, yêu cả những giờ sinh hoạt chủ nhiệm với bánh kẹo và những bài ca tập thể. Thầy cô đã tập cho chúng em cách biết tự chăm lo cho bản thân mình khi không có cha mẹ bên cạnh…

Trung học…

Những đứa trẻ đã lớn hơn, biết cách tự chăm sóc cho bản thân mình hơn. Thầy cô giờ không còn là bảo mẫu nữa, mà đã trở thành những bậc “tiền bối” nâng bước chân những mầm xanh của đất nước vững bước tiến vào đời. Có những sự nghịch ngợm, có những lúc thích tự chứng tỏ mình, có những lúc vô tình bỏ quên việc học, có những lúc vu vơ với những tình cảm trẻ thơ… Thầy cô vẫn bên cạnh, nghiêm khắc hơn khi nhắc nhở và định hướng tương lai cho từng đứa học trò, dù là ngoan hiền hay nghịch ngợm,… thầy cô đã cho em biết rằng, cuộc đời phía trước không phải trải toàn hoa hồng…

Đại học…

Bước vào một môi trường mới, hoàn toàn mới. Bạn bè, thầy cô… hội tụ từ mọi miền đất nước, với đủ mọi thành phần, dân tộc… Thầy cô không ở bên cạnh chăm sóc, lo lắng cho từng học trò như những ngày phổ thông nữa… Cảm giác học trò đã lớn hơn, phải lớn hơn, và phải tự chăm sóc cho bản thân của mình hơn bao giờ hết. Thế nhưng, học trò vẫn không thể thiếu được thầy cô trên giảng đường đại học. Chính từ những bài giảng sinh động trên giảng đường, chính từ những đề tài nghiên cứu khoa học, chính từ những bài thảo luận nhóm, tiểu luận, thuyết trình, nghiên cứu … Học trò đã lớn nhanh hơn, biết cách đặt tương lai của mình vào đúng chỗ và bước vào đời một cách vững vàng hơn…Có những hôm, trời mưa lớn, muốn ngủ thêm chút nữa, nhưng hôm nay chủ nhật, thầy vẫn đến với lớp. Đến nơi, thấy thầy trên bục giảng, áo ướt đẫm mưa mà thấy cảm động. Giọng thầy rất chậm nhưng chắc chắn, khắc sâu vào trí nhớ của chúng tôi từng lời nói nét chữ. Rồi những giờ dạy triết – môn học được cho là khô khan, khó hiểu – nhưng thầy cô vẫn luôn cố gắng dùng mô hình, hình vẽ minh họa để sinh viên hiểu. Đôi khi những giọt mồi hôi ướt đẫm trên trán theo từng bài giảng hay trả lời từng câu hỏi của sinh viên khiến tình thương của những người trẻ tuổi đang ngồi trên ghế giảng đường dành cho thầy cô đong đầy theo năm tháng. Cô giáo dạy triết nói: “Có thể bây giờ các em chưa hiểu hết bài, nhưng sau này lớn lên va chạm với cuộc sống nhiều, đôi khi bất giác các em sẽ hiểu ra vấn đề một cách trọn vẹn. Và cô sẵn sàng trao đổi với các em khi các em muốn chia sẻ cùng cô”.

 Cuộc sống ngoài kia tấp nập và nhộn nhịp đang gọi tên các bạn sinh viên. Có thể giờ đây các bạn đang miệt mài nghiên cứu, học tập bên từng trang giấy. Nhưng sau này khi bươn chãi trong cuộc sống, những bài học ngày hôm nay sẽ là hành trang quý giá cho mỗi bạn tiến từng bước đi của mình. Để rồi bất chợt một lúc nào đó, trên dòng đời ngược xuôi, bạn nhớ đến câu nói năm xưa của thầy cô thì hãy thêm yêu màu phấn trắng, bởi giờ đây bụi phấn năm ấy đã chan hòa cùng mái tóc điểm bạc của những người cha người mẹ trên giảng đường thân thương một thời…

…Và cứ như vậy, từng chút, từng chút một, thầy cô có vẻ thả lỏng hơn vòng tay của mình đối với những đứa học trò đã từng ngày lớn hơn, hiểu biết nhiều hơn và cũng cần có sự định hướng, chăm lo cho tư tưởng nhiều hơn… Trò vẫn biết, đằng sau sự “thả lỏng” ấy, chính là một sự hậu thuẫn vô cùng chắc chắn, để sau này, khi đã vững bước hơn trên đường đời, và thậm chí sau những sự vấp ngã, học trò lại cảm thấy biết ơn về những điều ấy, vẫn có thể tìm được sự sẻ chia, thông cảm và động viên của thầy cô…

Vẫn cần lắm, những đôi tay lớn ấy… 

Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh,…

Nhìn lại những đốm thời gian trên mái tóc thầy, thấy thương lắm những giờ lên lớp, những buổi giảng bài, những câu nói đầy ý nghĩa, thương lắm những giờ trằn trọc thâu đêm soạn bài của thầy cô thương mến… Chưa đền đáp được gì nhiều cho thầy cô, chỉ biết gửi đến thầy cô tình cảm chân thành mà học trò dâng tặng…

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy…

Trò được rất nhiều thầy cô dạy dỗ… Trò thương những hạt bụi phấn, thương những góc bàn, cái ghế, thương cả những hành lang lớp học đầy nắng, đầy mưa. Một ngày 20/11 lại sắp đến, trò gửi đến thầy cô yêu dấu những lời tri ân từ đáy lòng mình. Trò chúc thầy cô luôn đủ niềm vui và sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng của mình, vào ngày 20/11, và vào tất cả những ngày khác trong năm…

 

Lý Thành – Lý Nguyễn

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/11/14113/hao hong do.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14085 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14085 Tình yêu - lối sống Đám cưới tập thể lớn nhất Việt Nam Sáng 11/11/2011, 80 đôi uyên ương dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ trước UBND TP.HCM. Đây là sự kiện mở đầu cho lễ cưới tập thể lớp nhất Việt Nam do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư - thương mại Trẻ tổ chức. Sun, 13 Nov 2011 13:28:10 +0700
Đám cưới tập thể lớn nhất Việt Nam 

Sáng 11/11/2011, 80 đôi uyên ương dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ trước UBND TP.HCM. Đây là sự kiện mở đầu cho lễ cưới tập thể lớp nhất Việt Nam do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư - thương mại Trẻ tổ chức.  

Sau lễ dâng hoa các cặp uyên ương diễu hành qua các tuyến đường lớn, dự tiệc cưới tại khách sạn White Palace… Các cặp đôi còn được tham gia lớp tập huấn trước hôn nhân.  

Tham gia lễ cưới mỗi đôi uyên ương được tặng một thẻ ATM có tài khoản 2 triệu đồng, album ảnh, một cặp nhẫn cưới, một bàn tiệc, hai bộ áo dài khăn đống truyền thống...

Đây là lần thứ 4 Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân tổ chức đám cưới tập thể cho những cặp uyên ương gồm thanh niên công nhân, công chức có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Đông, miền Tây.

Các cặp đôi tập trung tại trụ sở Thành đoàn TP.HCM từ rất sớm để chuẩn bị cho tiệc cưới kỷ lục này.

Cùng dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ.

40 chiếc xe taxi Vinasun làm xe hoa cho 80 cặp uyên ương

Khách du lịch cũng như người dân thành phố thích thú với đám cưới của 80 cặp đôi trong ngày 11.11.11.

Đoàn xe hoa của 80 cặp đôi được đội môtô quận 5 hộ tống từ tượng đài Bác về trung tâm tiệc cưới White Palace

Một cặp dừng lại xem hình chụp của hình trước khi vào lễ cưới.

Đúng 11 giờ 11 phút 11 giây, ngày 11.11.11, các cặp đôi tiến vào hội trường để tiến hành lễ cưới.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, phó bí thư Thành uỷ TP.HCM trao giấy chứng nhận kết hôn và nhẫn cưới cho các cặp đôi.

Các cặp đôi thực hiện các nghi thức cắt bánh kem, khui rượu champagne, trao nhẫn cưới, uống rượu giao bôi tại tiệc cưới.

Lễ cưới của 80 cặp đôi cũng đã lập kỷ lục Guiness Việt Nam là đám cưới có nhiều cặp uyên ương nhất.

80 cặp đôi tại lễ cưới trong ngày đại cát 11.11.11.

 

CẨM VIÊN - ảnh: SGTTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/11/14085/test.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14082 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14082 Tình yêu - lối sống 80 cặp đôi hạnh phúc Hôm nay 11-11, 80 đôi bạn trẻ tay trong tay bên nhau tại lễ cưới tập thể ở Trung tâm hội nghị White Palace do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức. Fri, 11 Nov 2011 08:45:08 +0700 80 cặp đôi hạnh phúc

80 cặp đôi hạnh phúc

Hôm nay 11-11, 80 đôi bạn trẻ tay trong tay bên nhau tại lễ cưới tập thể ở Trung tâm hội nghị White Palace do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức.

Chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai (bìa phải) trao đổi cùng 80 đôi bạn tham dự lễ cưới tập thể trong lớp “tiền hôn nhân” sáng 10-11

Đây là những bạn trẻ đang làm việc, sinh sống tại TP.HCM và ở một số tỉnh thành khác, phần lớn có hoàn cảnh khó khăn. Tham dự lễ cưới, mỗi đôi uyên ương chỉ đóng phí 1 triệu đồng nhưng sẽ được tặng cặp nhẫn cưới (4 triệu đồng/cặp), thẻ ATM (tài khoản 2 triệu đồng), được hỗ trợ trang điểm, quần áo, xe hoa, hoa cưới, một bàn tiệc và chụp hình miễn phí cùng một số quà tặng khác. 80 đôi được chọn là những cặp đã có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và đăng ký sớm nhất.

Nhân đôi hạnh phúc

Yêu nhau hơn ba năm, cũng đã ngoài 30 nhưng chị Bích Tuyền và anh Phú Quý chưa dám nghĩ đến ngày cưới. Sáu năm chị làm công nhân may tại Sài Gòn, tằn tiện chi tiêu cũng chỉ đủ sống, anh lại chưa có việc làm ổn định nên một mái ấm hạnh phúc với anh chị là cả vấn đề. “Cũng định gom góp rồi cuối năm về quê làm mấy mâm cơm ra mắt họ hàng thì hay tin có đám cưới tập thể và được hỗ trợ nữa nên tụi này quyết định tham gia liền”, chị Tuyền cho biết.

Những cặp đôi khác cũng có hoàn cảnh như cặp Phú Quý - Bích Tuyền, đều là những bạn trẻ yêu nhau nhưng vì khó khăn nên chưa làm được đám cưới.

Một trong những đôi bạn trẻ nhất của đám cưới lần này - Nguyễn Minh Luân (22 tuổi) và Trần Tố Ni (19 tuổi) - chia sẻ rằng ngay khi biết điều kiện để được tham gia lễ cưới tập thể đã đăng ký ngay vì sợ chậm chân hết phần. Minh Luân nói: “Mình thấy đây là chương trình quá ý nghĩa, các anh chị tổ chức rất tận tình và chuyên nghiệp, tụi mình còn được hỗ trợ rất nhiều mà không phải lúc nào cũng có cơ hội tham gia”.

Còn bạn Nguyễn Thị Diệu Linh kể “đã phải thuyết phục ông xã dữ lắm” vì vốn là lao động tự do nên anh hơi nhút nhát. Lý do để chị thuyết phục chồng là “có đến 79 cặp cô dâu chú rể khác cùng làm đám cưới chung với mình, hạnh phúc vợ chồng mình không chỉ nhân đôi mà là nhân lên rất nhiều lần, tại sao mình không hòa chung niềm vui ấy với mọi người”.

Hạnh phúc phía trước

Hai ngày trước lễ cưới, khi được hỏi ai cũng nói quá hồi hộp, háo hức. Chị Diệu Linh khoe cha mẹ hai bên rất ủng hộ lễ cưới của anh chị và dự định làm thêm ít mâm sau đó để ra mắt họ hàng hai bên, vì đám cưới tập thể mỗi đôi chỉ được một bàn tiệc nên không thể mời khách.

Võ Hoàng Vũ tính sau ngày cưới lương hai vợ chồng gộp lại được khoảng 6 triệu đồng, “tiền nhà trọ, ăn uống cho cả hai chừng 3 triệu thôi, còn lại phụ gia đình mỗi bên 1 triệu như hai đứa vẫn làm khi chưa cưới”. Nhưng hạnh phúc con nhà nghèo thì cứ đong đầy trong tiếng cười khi cả hai thay nhau nói về ngày trọng đại nhất của đời mình đã đến.

Nhiều năm tổ chức đám cưới tập thể nhưng đây là lần đầu tiên có số đôi tham gia đông nhất, nên mấy hôm nay anh em Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân chạy bở hơi tai. Dù khá vất vả khi vận động tài trợ nhưng các đơn vị đều nhiệt tình góp một tay nên mọi việc chuẩn bị đã chu toàn và khá suôn sẻ. Giám đốc trung tâm Huỳnh Ngô Tịnh hào hứng: “Dù vất vả thêm chút nhưng khi nghĩ mình đang chung tay vun vén hạnh phúc cho không ít bạn trẻ khó khăn có được ngày vui trọng đại nhất đời mình, chúng tôi cũng hạnh phúc lây với họ”.

Lớp “tiền hôn nhân”

Chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai đã dành trọn buổi sáng 10-11 để chia sẻ với 80 cặp đôi nhiều câu chuyện và những điều cần chuẩn bị cho cuộc sống một gia đình trẻ. Buổi gặp mặt trong không khí gia đình thân tình đã giúp các bạn nắm bắt thêm những ứng xử với cha mẹ, họ hàng hai bên, cách quản lý tài chính, chi tiêu, chia sẻ công việc nhà giữa vợ chồng trẻ. Và cả câu chuyện hòa hợp trong đời sống tình dục vợ chồng cũng được chuyên viên trao đổi khá cởi mở...

QUỐC LINH

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/11/14082/test.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14062 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14062 Tình yêu - lối sống 11-11: 80 cặp đôi chung nhau ngày hạnh phúc “Lễ cưới tập thể năm 2011” sẽ được diễn ra vào ngày 11/11/2011 trong sự hạnh phúc của 80 cặp đôi uyên ương. Chương trình do Trung tâm hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP.HCM phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Trẻ tổ chức. Wed, 02 Nov 2011 09:27:04 +0700 Ngày 11-11

11-11: 80 cặp đôi chung nhau ngày hạnh phúc

“Lễ cưới tập thể năm 2011” sẽ được diễn ra vào ngày 11/11/2011 trong sự hạnh phúc của 80 cặp đôi uyên ương. Chương trình do Trung tâm hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP.HCM phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Trẻ tổ chức.

Đám cưới tập thể lần 3-2010

Trong ngày cưới, các đôi uyên ương sẽ cùng nhau diễu hành xe hoa qua các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ, và dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ. Sau đó, 80 cặp đôi sẽ làm lễ tại Trung tâm Hội nghị White Palace.

Anh Võ Văn Thuận (Công ty Thanh Sơn Hóa) và chị Nguyễn Thị Bạc (Công ty TNHH Nissei) vui mừng chia sẻ: “Chúng tôi quen và yêu nhau đã 6 năm rồi, nhưng gia đình hai bên chưa có điều kiện cho làm đám cưới. Vì vậy chúng tôi tham gia chương trình này, để có thể tiết kiệm chi phí đám cưới và lo cho cuộc sống của mình được tốt hơn”.

Các nhà tài trợ trao tặng cho các cặp đôi một thẻ ATM có tài khoản 2 triệu đồng, album cưới 3,5 triệu đồng, một cặp nhẫn cưới, một bàn tiệc, hai bộ áo dài khăn đóng truyền thống,... Đặc biệt 80 cặp đôi tham gia lớp huấn luyện “Tiền hôn nhân” sẽ được diễn ra vào ngày 10/11 giúp các cặp đôi cùng tìm hiểu về cuộc sống gia đình trước khi lễ cưới diễn ra.

VŨ TRÂM

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/11/14062/test5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14057 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/14057 Tình yêu - lối sống Khi mọi người gần nhau hơn Chiều 30/10, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề dành cho thanh niên hoàn thành thời gian cải tạo, giam giữ tại các trại giam tái hòa nhập cộng đồng với chủ đề “Đứng thẳng dậy để hướng đến tương lai”. Mon, 31 Oct 2011 15:48:38 +0700 Khi mọi người gần nhau hơn

Khi mọi người gần nhau hơn

Chiều 30/10, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề dành cho thanh niên hoàn thành thời gian cải tạo, giam giữ tại các trại giam tái hòa nhập cộng đồng với chủ đề “Đứng thẳng dậy để hướng đến tương lai”. Một góc café thật ấm áp- nơi diễn ra buổi nói chuyện đã làm cho không khí trở nên thân mật hơn khi rào cản từ những lầm lỡ dường như đã biến mất.

Đến để lắng nghe và chia sẻ

Không diễn ra trong hội trường, phòng họp hay bàn làm việc…chương trình nói chuyện chuyện đề lần này diễn ra tại café Zenta như buổi tâm sự của dành cho những người trẻ. Họ đến với nhau khi đã can đảm vượt qua những tự ái, mặc cảm của chính bản thân mình khi hòa nhập trở lại với cộng đồng.

Các diễn giả của cuộc nói chuyện đã cùng ngồi chung với những thanh niên xung quanh những chiếc bàn tròn để lắng nghe và chia sẻ những gì mà họ đã trải nghiệm. Nhiều câu chuyện rất xúc động từ những khó khăn mà họ đã gặp phải trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Khó khăn lớn nhất khi trở về với cuộc sống chính là ở cách nhìn nhận, cách giao tiếp với mọi người. Những lo lắng trong họ vẫn còn đó. Lo lắng về những xung quanh sẽ nhìn mình như thế nào? Lo lắng cho công việc trong tương lai….và lo lắng cả về hành trình đi tìm một mái ấm cho riêng mình.

Trao đổi cùng với các bạn thanh niên vừa mới trở về hòa nhập với cộng đồng, anh Trần Minh Trọng- Giám đốc HD Leadman cho biết “ Nhiều câu chuyện làm tôi rất cảm động nhưng có lẽ câu chuyện làm tôi nhớ nhất là câu chuyện của một bạn gái khi chia sẻ về trường hợp của người yêu mình. Và câu nói của bạn gái dành cho bạn mình làm tôi nhớ mãi đó là “mỗi người của mình đều có quá khứ nhưng nếu như anh biết hướng đến tương lại thì người khác sẽ luôn trân trọng anh”. Đó cũng chính là điều mà cộng đồng nên làm. Cần phải bao dung và rộng mở bàn tay để chào đón họ trở lại”. Cuộc sống mà thiếu đi sự bao dung, thiếu đi lòng yêu thương thì cuộc sống sẽ rất lặng lẽ, tẻ nhạt.

Thêm niềm tin vào chính mình

Điều đáng quý nhất ở buổi nói chuyện chính là những thanh niên đã tự tin chia sẻ trường hợp của mình cũng nhau. Tự tin đón nhận những thử thách khi tái hòa nhập cộng đồng. Tự tin mở rộng vòng tay của bản thân đến với cộng đồng bởi khi bạn mở rộng vòng tay của mình thì chắc sẽ có người đón nhận nó. Hãy làm điều này trước khi chờ đợi vòng tay của cộng đồng. Dẫu rằng sẽ có những vòng tay không đón nhận nhưng hãy tin rằng còn những vòng tay khác đang chờ đón. Niềm tin là thứ mà con người ta có thể biến những không thể thành có thể.

Con đường trở lại ắt hẳn là khó khăn nhưng hãy luôn nghĩ rằng những thanh niên đều có thể làm được. Có khó khăn thì chính bản thân sẽ bản lĩnh, trưởng thành hơn khi đối mặt với nó. Bạn Trương Thế Cường (Quận 6) chia sẻ “Trong cuộc sống này không có gì khó nếu mình chưa làm. Muốn biết dễ hay khó thì hãy bắt tay vào làm và làm hết sức mình”.

Cuộc sống là một vòng tuần hoàn mà ta phải luôn có sự lựa chọn cho bản thân. Và một khi đã lựa chọn thì hãy làm tốt những gì mà mình đã chọn. Con người có một đời để làm việc tốt chứ không phải là 1 ngày, 1 tháng hay 1 năm. Do đó những vết đen kia có là gì khi bản thân các bạn không ngừng phấn đấu để vượt qua những rào cản và trở thành những người có ích trong xã hội.

Những chia sẻ rất kín đáo nhưng rất thân mật của buổi nói chuyện khép lại và để trong lòng mỗi người những suy nghĩ, những định hướng cho sự lựa chọn của bản thân họ. Những thông tin không thật nhiều nhưng lại thật sâu để họ cùng cảm nhận. Diễn giả Lý Trường Chiến chia sẻ “Chúng tôi đến đây từ những tấm lòng của tình yêu thương muốn lắng nghe các bạn chia sẻ bằng trải nghiệm của chính các bạn. Từ những giải pháp, những chia sẻ trở lại của chúng tôi dành cho các bạn mà các bạn lựa chọn những điều phù hợp với bản thân mình. Được ít hay được nhiều tất cả là do cách nghĩ, cách hiểu của chính các bạn…”

HỒNG LIÊN

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/10/14057/dung day.JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13935 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13935 Tình yêu - lối sống Bạn trẻ đối mặt thất tình Không còn tuyệt vọng khổ đau tới cùng quẫn, nhiều bạn trẻ đã biết vượt qua cú sốc tình cảm đầu đời một cách tích cực. Thất tình được xem như 'giai đoạn trì hoãn tạm thời', đợi đến khi gặp được tình yêu mới. Wed, 05 Oct 2011 09:57:16 +0700 Những thước phim từ tấm lòng ngư

Bạn trẻ đối mặt thất tình

Không còn tuyệt vọng khổ đau tới cùng quẫn, nhiều bạn trẻ đã biết vượt qua cú sốc tình cảm đầu đời một cách tích cực. Thất tình được xem như 'giai đoạn trì hoãn tạm thời', đợi đến khi gặp được tình yêu mới.

Thất tình có gì ghê gớm

Từng trải qua tình cảnh mối tình đầu kéo dài 2 năm ra đi, Ngọc Huyền (SV năm 3 ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) chia sẻ: “Thành thật mà nói, tớ thấy thất tình là việc chẳng có gì ghê gớm cả. Này nhé, chỉ là việc mình có tình cảm dành cho ai đấy mà họ chẳng nhận, hoặc người ta nhận rồi lại bỏ đi hay đem trả cho mình cái tình ấy. Mình công nhận buồn thật, nhưng ngẫm lại tình trao mà họ không nhận, không mất đi đâu cả, vẫn ở lại với mình”.

 
Tâm sự, chia sẻ với bạn bè là cách vượt qua cú sốc tình cảm

Huyền tự động viên và chia sẻ với các bạn cùng cảnh ngộ. Nhờ đó, cô tìm được mảnh tình vừa khít với mình.

Huyền lập topic (chủ đề) than thở nỗi buồn trên Diễn đàn Tâm sự, ngay lập tức cô nhận được lời động viên của một thành viên nam thường đọc bài viết của cô, nhưng chưa có dịp gặp mặt. Vậy là hai người canh me nhau phản hồi từng dòng trên topic Phút giây cô đơn của Huyền.

Lúc chàng hỏi nàng hôm nay nấu món gì; khi thì Huyền tâm sự thích thưởng thức cà phê ngõ vắng... Tâm sự qua lại gần tháng, họ quyết định gặp nhau. Nhân duyên của họ chỉ chờ cơ hội lên tiếng. Họ cùng nhau quên người đã gây ra nỗi buồn thất tình. Giờ Huyền chuẩn bị cho lễ ra mắt hai họ.

N.T.G, thành viên nổi tiếng của diễn đàn ttvnol.com từng chìm trong tuyệt vọng đau khổ khi bạn gái gắn bó hơn 5 năm chia tay. G lang thang rủ hết nhóm bạn này đến nhóm khác mượn rượu giải sầu. Sau cả tháng trời vật vã chuyện tình cảm, bố mẹ G biết chuyện. Chỉ sau đúng câu hỏi của mẹ: “Bố mẹ vất vả nuôi dạy con lớn khôn có ý nghĩa gì không, công việc, sự nghiệp với con là gì?” G chợt tỉnh cơn mê.

 

Mình nhận ra, khi tình cảm đã hết, hãy để nó ra đi, thấy lòng thật nhẹ nhõm”.

 

 

 

Theo thăm dò của blogger muathuHN... về phản ứng của giới trẻ từ 17 - 28 tuổi khi thất tình, có hơn 94% trả lời sẽ đau khổ nhưng mọi việc sẽ tốt thôi so với 0,2% nghĩ tới cái chết. Giải pháp của số đông tự nhận không quá luỵ tình là đi phượt với bạn bè vào thời gian rảnh hoặc lên mạng chia sẻ chuyện tình của mình để các thành viên trên nhiều diễn đàn mổ xẻ. Không ít bạn trẻ chia sẻ, nhờ tìm được sự động viên kịp thời của những người bạn, họ vượt qua phút giây nghĩ quẩn.

Thực tế đang vẫy gọi

Chọn cách mở topic trên diễn đàn ttvnol.com để than thở nỗi khổ thất tình, lắng nghe lời khuyên từ các thành viên, Tâm Nguyễn kể, hầu hết các bạn đặt câu hỏi: “Thất tình có khổ bằng không có cơm ăn, áo mặc không? Có khổ bằng không biết chữ, mất xe máy hay cả tuần đứt Internet không?... Sau khi trả lời câu hỏi “Điều gì là quan trọng nhất trong đời”, mình nhận ra, khi tình cảm đã hết, hãy để nó ra đi, thấy lòng thật nhẹ nhõm”.

Lý Ngọc Quyên, 25 tuổi, nhân viên thu ngân một ngân hàng Hà Nội chia sẻ, cô và bạn trai gắn bó 4 năm đại học, từng tính chuyện hôn nhân nhưng khi ra trường đi làm với nhiều mối quan hệ mới, bạn trai cô nói lời chia tay.

Là týp phụ nữ khá yếu mềm nên nhiều người lo lắng Quyên khó vượt qua cú sốc tình cảm này. Nhưng chỉ sau 2 tuần nghỉ phép du lịch, cô làm mới mình và trở lại cơ quan tràn đầy sinh lực, tự tin, yêu đời.

Bí quyết của Quyên là nếu để mặc tương lai, số phận mình trong đau khổ thì chẳng những mất tình không đâu mà còn mất mình luôn! “Thất tình cũng khổ, nhưng chỉ là nỗi khổ... xoàng”, Quyên nói.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên Việt Nam, đại đa số thanh niên có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, sống thực tế, có định hướng, trung thực, lành mạnh, có văn hoá, có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Hầu hết thanh niên hiện nay sử dụng thời gian rỗi của mình vào việc nâng cao sự hiểu biết, tham gia các hoạt động tình nguyện, văn hoá, nghệ thuật, tiếp xúc bạn bè, thể thao, giải trí nên ít rơi vào trạng thái u sầu, nghĩ quẩn nếu phải đối mặt với cú sốc trong đời sống tình cảm.

Theo TPO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/10/13935/test4.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13911 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13911 Tình yêu - lối sống Đám cưới tập thể của 80 đôi uyên ương 80 đôi uyên ương sẽ tham gia lễ cưới tập thể tại TP.HCM vào ngày 11-11-2011, do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM phối hợp với Công ty CP đầu tư thương mại Trẻ tổ chức. Fri, 30 Sep 2011 14:47:01 +0700 Đám cưới tập thể của 80 đôi uyên

Đám cưới tập thể của 80 đôi uyên ương

80 đôi uyên ương sẽ tham gia lễ cưới tập thể tại TP.HCM vào ngày 11-11-2011, do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM phối hợp với Công ty CP đầu tư thương mại Trẻ tổ chức.

Nhiều hỗ trợ sẽ dành cho các đôi tham gia lễ cưới tập thể lần 4 này.

Đám cưới tập thể lần 3-2010

Nhịp sống trẻ đã có cuộc trao đổi với anh Huỳnh Ngô Tịnh - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM - về những nội dung trong lễ cưới năm nay.

* Lễ cưới tập thể lần 4 này có gì đặc biệt, thưa anh?

- Với sự tham gia của 80 đôi thì đây sẽ là lễ cưới tập thể có số lượng đôi lớn nhất VN từ trước đến nay. Trong lễ cưới, các đôi uyên ương sẽ được diễu hành xe hoa ở khu vực trung tâm TP, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ, tham quan và chụp hình tại một số địa danh của TP. Mỗi đôi sẽ được tặng một thẻ ATM có tài khoản 2 triệu đồng, một cặp nhẫn cưới trị giá khoảng 4 triệu đồng, một bàn tiệc ngọt, hai bộ áo dài khăn đóng truyền thống.

Các chi phí khác như xe hoa, bánh cưới, hoa cưới, chụp ảnh, quay phim, trang điểm, trang phục cưới đều miễn phí... Mỗi đôi bạn chỉ đóng phí 1 triệu đồng để tham gia lễ cưới trên.

Đặc biệt, ban tổ chức còn tặng một căn nhà tình bạn cho đôi uyên ương có điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều thành tích trong lao động hoặc hoạt động phong trào. Các cặp đôi ở các tỉnh lân cận khi đăng ký tham gia sẽ được ban tổ chức hỗ trợ phương tiện di chuyển và ăn ở trong quá trình tham gia lễ cưới tập thể tại TP.HCM.

Anh Huỳnh Ngô Tịnh

 

Nhiều hoạt động hỗ trợ công nhân

 

Ngoài lễ cưới tập thể, trong năm nay Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM còn triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần khác dành cho công nhân, như giải bóng đá công nhân TP.HCM, cuộc thi nét đẹp công nhân, các buổi truyền thông kiến thức dinh dưỡng hợp lý tại các KCX-KCN, tư vấn pháp lý, xây dựng khu trọ văn minh, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao tay nghề...

* Ban tổ chức xoay xở thế nào để có kinh phí tổ chức lễ cưới này khi mỗi đôi bạn chỉ đóng 1 triệu đồng?

- Tất cả các khoản miễn phí của lễ cưới tập thể chúng tôi đều vận động từ các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ như thẻ ATM, nhẫn cưới, xe hoa, trang phục cưới... Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục mời gọi các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ một chuyến du lịch cho các đôi uyên ương hưởng tuần trăng mật, và một số quà tặng là các vật dụng thiết yếu gia đình như tivi, quạt máy, bếp gas...

* Những đôi quan tâm sẽ đăng ký tham dự lễ cưới ở đâu và phải đáp ứng điều kiện gì?

- Tất cả các bạn công nhân, người lao động đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đều được tham gia chương trình này (kể cả các đôi bạn đã đăng ký kết hôn nhưng chưa có điều kiện tổ chức lễ cưới vẫn có thể đăng ký tham gia lễ cưới tập thể này). Ban tổ chức sẽ chọn 80 đôi đăng ký sớm nhất, trong đó đặc biệt ưu tiên cho những bạn có thu nhập thấp.

Hãy liên hệ với các văn phòng của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM tại KCX Linh Trung 1 (Q.Thủ Đức, ĐT: (08)22451384), KCN Vĩnh Lộc (Q.Bình Tân, ĐT: (08)22275220) để đăng ký tham gia, thời gian từ nay đến hết ngày 15-10.

NGUYỄN NAM thực hiện

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/9/13911/test4.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13902 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13902 Tình yêu - lối sống Hộp kín và “thắc mắc biết hỏi ai?” Chuyện về quan hệ tình dục, trắc trở trong tình yêu, giới tính... là những thắc mắc chính của hộp kín online, nơi gửi gắm những điều khó nói nhất của sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM. Wed, 28 Sep 2011 08:33:11 +0700 Hộp kín và

Hộp kín và “thắc mắc biết hỏi ai?”

Chuyện về quan hệ tình dục, trắc trở trong tình yêu, giới tính... là những thắc mắc chính của hộp kín online, nơi gửi gắm những điều khó nói nhất của sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM.

Các “chuyên gia” của hộp kín online (từ trái sang): Hà, Thiện, Vy

Hộp kín online ra đời từ tháng 10-2010, mỗi tuần chạy một số, đến nay đã có hơn 100 câu hỏi được đăng tải trên website của đoàn - Hội Sinh viên Kinh tế (http://www.youth.ueh.edu.vn). Đây là một hoạt động nhằm tư vấn sức khỏe sinh sản và tâm sinh lý cho sinh viên, do CLB Chuyện to nhỏ của trường thành lập.

Khi cần tư vấn, sinh viên gửi thư điện tử đến địa chỉ email của CLB. Và ban tư vấn của CLB Chuyện to nhỏ phải lập tức đi tìm câu trả lời cho những câu chuyện khó nói ấy.

Thắc mắc cứ hỏi đây!

Huỳnh Ngọc Thiện, chủ nhiệm CLB, vẫn còn ấn tượng mạnh với câu chuyện của một cô sinh viên năm nhất. “Cô ấy sống chung phòng trọ với chị gái và người yêu của chị. Hai anh chị thường xuyên quan hệ tình dục. Người yêu của cô chị không được tốt tính và còn hay đánh đập cô chị. Những khi ấy cô sinh viên không biết phải làm gì ngoài việc chịu đựng”, Thiện bức xúc.

Lần đó ban tư vấn đã khuyên cô sinh viên thẳng thắn góp ý với chị, nhờ đến sự can thiệp của người thân và nếu mọi việc không thay đổi thì nên chuyển ra sống riêng để có thể tập trung học.

Đinh Nguyễn Ngọc Thúy Vy, phụ trách chính việc tư vấn, tiết lộ: “Khó nhất là khi mình tư vấn cho các bạn nam. Mà “nội tình” của nam cũng phức tạp lắm, mình thì mù tịt”.

Từ những ngày đầu còn mắc cỡ khi nói đến chuyện giới tính, giờ Vy đã có thể kể vanh vách bao cao su có bao nhiêu loại, giá cả mỗi loại. Vy cười: “Mình mặt dày hẳn lên. Những chuyện liên quan đến con trai mà bí thì mình đi hỏi thằng bạn thân chí cốt. Nó cũng ngại, nhưng nể và bị mình năn nỉ hết nước nên phải hợp tác”.

Ban tư vấn không chỉ giải quyết các câu hỏi của sinh viên gửi đến mà tự ban cũng đặt ra các câu hỏi tình huống để trả lời. “Đó là các câu hỏi về sức khỏe giới tính như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bệnh qua đường tình dục... nhằm trang bị thường thức y khoa cho các bạn”, Thiện nói.

Đôi khi Thúy Vy cũng trở thành một “người bí mật” để đăng tải những câu hỏi mà bạn bè xung quanh đang thắc mắc nhưng chưa dám thổ lộ. “Bọn mình cùng trang lứa nên những tình huống tâm sinh lý cũng có chút gì đó giống nhau. Tụi mình có thể học được nhiều điều thông qua những câu chuyện của các bạn khác”, Thúy Vy giải thích.

Chuyện của bạn cũng là của mình

Sau đợt tư vấn sức khỏe sinh sản trong chiến dịch Mùa hè xanh vừa qua mọi người đã gọi Hà là... “chị sinh sản”, Hà cho biết. Giờ đây Hà đã được các bạn tại phòng trọ hay trong lớp nhờ tư vấn trực tiếp những thắc mắc về giới tính và trục trặc tình yêu.

Với Vy, tự nhận mình lớn lên nhờ “hộp kín”, giờ “có thể ngồi nghe ai đó tâm sự một lèo năm giờ liên tục, biết cảm thông với những cuộc gọi nhờ tư vấn hàng giờ”. “Trước đây mình ít chịu lắng nghe. Nhưng với hoạt động này mình hiểu hơn những người xung quanh. Khi nhận được những tâm sự sâu kín của các bạn, mình thấy có chút gì đó giống mình. Lúc giải đáp, bản thân mình cũng thấy được cảm thông” - Vy nói.

Riêng với Huỳnh Ngọc Thiện, việc sinh viên trường khác biết đến “hộp kín” và gửi câu hỏi cho ban tư vấn là một niềm vui.

“Mình mong có thể giúp được nhiều người hơn nữa với những chia sẻ về kiến thức của chuyện nhạy cảm này”, Thiện bày tỏ.

NGỌC TRƯỜNG

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/9/13902/test4.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13885 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13885 Tình yêu - lối sống Truyền thông sức khỏe sinh sản cho SVHS Ngày 19-9, Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM đã khởi động chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên năm 2011, với sự tham dự của khoảng 2.000 SVHS Trường cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng. Fri, 23 Sep 2011 15:03:22 +0700 Truyền thông sức khỏe sinh sản c

Truyền thông sức khỏe sinh sản cho SVHS

Ngày 19-9, Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM đã khởi động chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên năm 2011, với sự tham dự của khoảng 2.000 SVHS Trường cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng.

Một bạn trẻ Trường cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng đặt câu hỏi về sức khỏe sinh sản

Các bác sĩ Trần Đình Phong và Nguyễn Văn Tú đến từ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM đã trao đổi kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và giải đáp nhiều “thắc mắc biết hỏi ai” của các bạn trẻ... Sắp tới, chương trình này sẽ tiếp tục đến với các trường: THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức), THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), ĐH Ngoại thương (cơ sở 2 tại TP.HCM), ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM...

THÁI BÌNH

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/9/13885/test4.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13851 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13851 Tình yêu - lối sống Leo núi giữa lòng thành phố Cố lên, cố lên! Điệp khúc ấy đã được các cổ động viên ngồi bên dưới hô to nhằm cổ vũ cho những bạn trẻ đang cố gắng chinh phục đỉnh núi cao. Wed, 14 Sep 2011 08:59:43 +0700 Nhiều hoạt động hỗ trợ tân sinh ]]> http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/9/13851/Leonui2.jpg 200 150 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13507 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13507 Tình yêu - lối sống Chuyện tình Sài Gòn - Trường Sa Một chàng trai tình nguyện công tác ở huyện đảo Trường Sa và một thiếu nữ Sài Gòn tình cờ quen nhau qua Chat Ola trên điện thoại di động. Tình yêu nảy nở theo ngày tháng, qua những dòng tin nhắn suốt ba năm... Mon, 18 Jul 2011 15:48:24 +0700 Xanh lại những dòng kênh

Chuyện tình Sài Gòn - Trường Sa

Một chàng trai tình nguyện công tác ở huyện đảo Trường Sa và một thiếu nữ Sài Gòn tình cờ quen nhau qua Chat Ola trên điện thoại di động. Tình yêu nảy nở theo ngày tháng, qua những dòng tin nhắn suốt ba năm...

Cao Văn Giáp và Nguyễn Thị Ngọc Anh trên đường phố Sài Gòn

Và hôm qua trên đường phố Sài Gòn, chàng trai và cô gái ấy tay trong tay rạng ngời hạnh phúc.

Những dòng tin vượt ngàn hải lý

Năm 2008, chàng trai Cao Văn Giáp (sinh năm 1984, quê xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đăng ký tình nguyện ra công tác ở huyện đảo Trường Sa khi tỉnh đoàn phát động. Giáp cho biết anh quyết định đi Trường Sa vì nghĩ việc bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân. “Tôi biết là sẽ gian khổ nhưng mọi người sống và làm việc ở đó được thì tôi cũng làm được”, Giáp bày tỏ.

Đặt chân đến xã đảo Sinh Tồn, Giáp quen dần với cuộc sống khó khăn. Mùa hiếm nước, mỗi người trên đảo chỉ được dùng 3 lít nước  mỗi ngày để tắm giặt. Để có chất xanh, rau được trồng trong khay và nâng niu chăm chút.

Năm 2009, tình cờ một người lính thấy điện thoại của Giáp có thể cài phần mềm Chat Ola (dịch vụ chat trên di động) nên giúp anh tải về. Những ngày lang thang trên thế giới mạng, Giáp quen cô gái Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 1988) là sinh viên ĐH Văn Hiến ở Sài Gòn. Những dòng tin nhắn của họ nối tiếp nhau suốt ba năm qua, ngày một đậm đà...

“Biết anh Giáp làm việc ở Trường Sa như vậy mình rất khâm phục, khi mà giữa dòng đời xô bồ bon chen này có một người trai vì đất nước xung phong ra đảo như vậy. Mình thường nhắn tin hỏi thăm, nhắc anh giữ gìn sức khỏe và chúc anh làm tốt công việc hằng ngày. Mình cũng đọc được một bài báo viết về anh hiện đang công tác ở đảo Sinh Tồn nên rất tin tưởng”, Ngọc Anh cho biết. Trường Sa trong tâm trí Ngọc Anh là nơi rất xa. Và những người đang sống, phục vụ, gìn giữ nơi đó, với Ngọc Anh, họ là người hùng.

Ba năm, những dòng tin nhắn qua lại ngày một nhiều và không biết tự bao giờ Ngọc Anh chợt nhận ra mình đã yêu chàng trai có nước da ngăm đen vì nắng gió Trường Sa, qua hàng trăm bức ảnh hai người gửi cho nhau.

“Thỉnh thoảng mình có đưa hình anh Giáp cho mẹ xem và mẹ không nói gì. Còn bố thì không tin lại có chuyện mình ở Sài Gòn mà yêu một người ở Trường Sa qua chat, chưa một lần gặp mặt như vậy. Mình đem bài báo viết về anh Giáp cho bố xem thì bố bảo rằng “biết đâu thằng nào đó định lừa mình”. Nhưng mình luôn tin tưởng là có một anh Giáp như vậy”, Ngọc Anh kể.

Hằng ngày sau giờ học, Ngọc Anh phụ mẹ bán quần áo và nỗi nhớ về người ấy ở Trường Sa luôn thường trực trong tâm trí cô. Cô tin ở đó Giáp vẫn luôn nhớ về cô giống như cô nhớ về anh. Giáp hẹn cô đến giữa năm 2011 anh sẽ được về công tác ở đất liền một tháng và hai người có thể gặp được nhau. “Tôi biết mình đang yêu và tình cảm đó lớn lên qua từng ngày”, Ngọc Anh thổ lộ.

Họ đã chuẩn bị cho ngày ấy

Chiều Sài Gòn nhộn nhịp, Giáp rời sân bay Tân Sơn Nhất tìm đến nhà người yêu trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp). Ngoài chuyện thăm người yêu, chuyến đi này Giáp còn có nhiệm vụ đến giao lưu với Đoàn khối Bộ Xây dựng (xem bài “Chuyện của người về từ Trường Sa”, Tuổi Trẻ ngày 16-7).

Giáp tự hỏi không biết cô có nhận ra mình trong bộ dạng đeo khẩu trang và mặc chiếc áo khoác kín cổ hay không. Bao nhiêu điều rối bời trong lòng chàng trai.

Cô gái bán hàng tỏ vẻ khó chịu khi một người đàn ông đeo khẩu trang bước vào tiệm hỏi mua đôi tất (vớ) kèm theo câu hỏi: “Em có chịu làm vợ anh không?”. Khi người đàn ông quay đi, lẫn vào đám đông phía trước thì cô chợt thấy có điều gì đó khác lạ và gọi vào số máy của Giáp: “Anh vừa mua tất ở tiệm nhà em đúng không?”.

Lòng cô gái như nổi nhạc rộn ràng khi Giáp trả lời đúng. Và Giáp trở lại. Họ gặp nhau lần đầu tiên như thế sau ba năm quen nhau và chờ đợi. Và bố Ngọc Anh giờ mới tin chuyện của con gái mình: yêu một thanh niên đang tình nguyện công tác ở Trường Sa, phó chủ tịch xã đảo Sinh Tồn.

Trò chuyện với mọi người, Giáp và Anh khoe hai bên gia đình đồng ý cho cả hai đến với nhau và đôi tình nhân này quyết định sẽ tổ chức đám cưới tại Sài Gòn vào giữa năm 2012. “Ba năm là khoảng thời gian đủ dài để chúng tôi biết rằng cả hai thật sự yêu nhau. Lúc cưới thì Ngọc Anh cũng đã ra trường và tôi sẽ được về đất liền mỗi năm một lần”, Giáp cho biết.

Đêm 15-7, Ngọc Anh tiễn Giáp ra sân bay Tân Sơn Nhất về Nha Trang để anh chuẩn bị lên tàu ra Trường Sa tiếp tục công tác. Cô chạy xe len lỏi giữa dòng người tấp nập trở về nhà, lại đợi chờ những dòng tin nhắn từ Trường Sa, từ đảo Sinh Tồn.

Ai cũng sống một lần trong đời

Đến năm 2013 là hết thời gian tình nguyện công tác tại đảo Sinh Tồn của Giáp, nhưng anh vẫn đăng ký tiếp tục ở lại làm việc trên đảo đến năm 2018.

“Ngày mới ra đảo tôi khóc vì nhớ đất liền, nhưng giờ đây đảo Sinh Tồn là mảnh đất thân yêu của tôi. Về đất liền tôi thấy nhớ đảo vô cùng. Cuộc sống ở đó nhiều khó khăn nhưng mọi người vẫn quyết sống trên đảo để khẳng định chủ quyền”, Giáp chia sẻ.

Ngọc Anh ủng hộ quyết định của Giáp. Người yêu cô đã lựa chọn theo cách mà không phải chàng trai nào cũng có thể quyết định dũng cảm được như vậy. Giáp tâm sự với cô rằng mỗi người chỉ được sống có một lần nên hãy sống sao cho xứng đáng. Với cô, sự xa cách không phải điều gì khó khăn khi cô đã quyết định gắn bó đời mình với Giáp. Cô tin chắc tình yêu dành cho anh vẫn cháy mãi.

NGUYỄN NAM

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/7/13507/test1.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13466 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13466 Tình yêu - lối sống Tiếp sức mùa thi - Điều giản dị to lớn Tham gia những chiến dịch này, tôi thấy mình có khả năng, nhiệt huyết và làm được nhiều điều cho cộng đồng. Tue, 12 Jul 2011 10:35:33 +0700 Giúp dân làm đường

Tiếp sức mùa thi - Điều giản dị to lớn

 

Tham gia những chiến dịch này, tôi thấy mình có khả năng, nhiệt huyết và làm được nhiều điều cho cộng đồng.

 

Cuộc đời sinh viên trôi qua thật lẹ, mới ngày nào vừa bước chân vào cánh cửa ĐH cứ ngỡ như là  giấc mơ sau cố gắng của 12 năm học. Giờ đây tôi đã sắp thành sinh viên năm 4 và bước gần hơn với cánh cửa cuộc sống. Đã tự mình trải nghiệm được nhiều điều ý nghĩa của cái gọi là thời sinh viên....

 

Từ lúc nào tôi đã ước ao có được đủ tất cả màu áo của các chiến dịch tình nguyện. Tôi vẫn còn nhớ những lần đấu tranh tư tưởng để mà tham gia được các chiến dịch này Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, khó lắm chứ để quyết định xa nhà, cống hiến hết sức lực cho những việc VÌ NGƯỜI như thế này.

 

Và tôi có thể thấy rõ cái mức độ tình nguyện ngày một tăng và vất vả hơn, Xuân tình nguyện chỉ có 3 ngày và cái tôi dốc sức chỉ là làm cho các em nhỏ bất hạnh được vui, một công việc khá đơn giản.

 

Nhưng đến Tiếp sức mùa thi thì hoàn toàn khác 20 ngày đều bỏ ra công sức, chỉ để các sĩ tử có 3 ngày thi được trọn vẹn. Tôi biết rằng khi khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện này mình chỉ có thể dốc toàn tâm huyết, dãi nắng dầm mưa, khói bụi…chỉ là chuyện nhỏ, những điều ý nghĩa tôi nhận được từ chiến dịch này lại là vô cùng to lớn.

 

Những chiến sỹ tình nguyện Tiếp sức mùa thi chuẩn bị lên đường.

 

Điều thứ nhất chính là Đồng đội của tôi - những chiến sĩ Tiếp sức mùa thi cụm Võ Thị Sáu, lúc đầu hầu như chỉ là những con người xa lạ mà tôi thậm chí không nhớ tên, mặt mũi và kể cả nói chuyện.

 

Nhưng rồi 20 ngày cùng ăn uống, cùng chịu cực, những khuôn mặt ấy lại dần in vào tâm trí tôi, sự dửng dưng phớt lờ ban đầu thay bằng những cái nhìn ấm áp, những lần nói chuyện bông đùa, rùi nhí nhố làm tóc, pose hình nữa chứ.

 

Đến lúc này mới thật sự thấy cụm VTS mình thật đỉnh, thật đáng yêu, chúng mình giỏi quá khi kiếm được nhiều chỗ ở cho thí sinh, lại được những người xung quanh cụm trường yêu quí nữa. Chúng mình thật sự là đội hoàn hảo nhỉ, nắng mưa đói khổ gì cũng cười tươi được cả.

 

Chúng ta chỉ cần thấy những sĩ tử phụ huynh được mình giúp đỡ là đã hớn hở hãnh diện vô cùng. Chúng ta xuất hiện ở cụm VTS thiệt rầm rộ khí thế và đáng yêu. Thật sự tôi đã cảm nhận được hết cái khẩu hiệu đoàn kết của kì TSMT này.

 

Điều thứ hai tôi nhận được là tình người. Tham gia Tiếp sức mùa thi, tôi có cơ hội được nhìn thấy lại hình ảnh ngày xưa của mình, cũng là sĩ tử đi thi ĐH. Các thí sinh cũng như tôi hồi đó, lo lắng, bỡ ngỡ, có nhiều bạn còn gặp những cảnh ngộ vô cùng khó khăn. Và Tiếp sức mùa thi có mặt chính là để giúp các bạn bớt đi những khó khăn đó.

 

Chúng tôi không phải thần thánh để gì cũng có thể làm được, nhưng chúng tôi sẵn sàng làm mọi thứ có thể cho các bạn có một kì thi tốt nhất. Và dường như động lực này có một sức mạnh lan tỏa đến xung quanh. Những người dù không hề thân thuộc lại có thể chia sẻ cho nhau nhiều thứ dù nhỏ nhặt nhất. Một ngày trực mệt mỏi, bỗng nhiên chúng tôi nhận được một ít trái cây từ bác bảo vệ, các cô chủ nhà trọ hay thậm chí là những thí sinh được chúng tôi giúp đỡ. Của ít lòng nhiều , chưa bao giờ tôi thấy trái cây ngọt như vậy.

 


Không chỉ là những kỷ niệm đẹp, đó còn là những bài học về tình người trong Tiếp sức mùa thi.

 

Cảm động nhất vẫn chính là hình ảnh của các bậc phụ huynh, và tôi thấy có bóng dáng người cha của tôi trong đó, cha tôi cũng đã ở ngoài cổng trường chờ đợi tôi bước ra trong cả 2 khối thi dù là nắng hay mưa và các phụ huynh này cũng thế. Tôi từng thương cha tôi bao nhiêu, thì cũng thương họ bấy nhiêu

 

Tôi thấy hạnh phúc dùm họ khi thấy con mình vui vẻ bước ra cổng trường thi, tình thân chính là nguồn sức mạnh to lớn nhất. Tôi không thể không kể đến những tấm gương vượt khó để thi ĐH, những người đã vượt hơn ngàn cây số đi thi chỉ vì niềm mơ ước của mình.

 

Cá chép muốn hóa thành rồng không dễ mà cũng không khó, chỉ cần có quyết tâm và kiên trì thôi. Các thí sinh đã dốc hết sức mình, tôi biết đã có nhiều giọt nước mắt đã rơi vì những sơ suất hay những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, còn rất nhiều cánh cửa khác cho cá chép vượt vũ môn.

 

ĐH không phải con đường duy nhất, một lần vấp ngã lại là một sự trưởng thành. Cá chép sẽ biết phải bơi như thế nào để không thất bại nữa. Tôi vẫn tin vào những ai đã cố gắng, đã kiên trì sẽ nhất định thành công.

 

Được trải qua 20 ngày làm chiến sĩ, tôi vui tôi tự hào lắm chứ, mệt thì ai nói không mệt nhưng đúng là cái ý nghĩa của sự cống hiến có thể xóa lấp tất cả. Các bạn tôi ở nước ngoài vẫn biết về chiến dịch này và còn muốn được cống hiến như tôi làm tôi thấy thêm hãnh diện.

 

Có thể những nước phát triển hơn Việt Nam sẽ không cần bất cứ mùa hè xanh, xuân tình nguyện hay tiếp sức mùa thi nào cả, nhưng tôi tự hào mình là công dân Việt Nam và được tham gia những chiến dịch này, để tôi thấy rằng mình có khả năng, mình có nhiệt huyết và có thể làm được nhiều điều cho cộng đồng.

 

Cái tôi đạt được lớn nhất là thêm một lần vượt qua chính mình, trải nghiệm một công việc mới mẻ. Những ngày lăng xăng mệt nhọc tìm nhà trọ cho thí sinh, những lần tư vấn trò chuyện với phụ huynh hay những lần chia sẻ cùng ăn chung những hộp cơm không mấy gì ngon và những trò nghịch ngợm nhí nhố mà ấm áp của cụm Võ Thị Sáu lại cho tôi thêm 1 tủ kỉ niệm khó quên.

 

Năm nay vì phải thực tập nên không tham gia TSMT được nhưng tôi vẫn luôn dõi theo những bóng áo xanh, trong đó có đàn em tôi, cả bạn bè tôi, những người sinh viên Việt Nam tận tụy cống hiến cho xã hội. Chúc các sĩ tử thi thật tốt nhé !

 

Theo MTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/7/13466/test.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13456 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13456 Tình yêu - lối sống Mùa thi nào chắt chiu cho con Mới đó mà đã 8 năm trôi qua, con cũng đã ra trường đi làm được mấy năm nay nhưng vẫn nhớ về kỳ thi đại học ngày ấy với những hoài niệm riêng. Mon, 11 Jul 2011 07:59:02 +0700 Mùa thi nào chắt chiu cho con

Mùa thi nào chắt chiu cho con

Mới đó mà đã 8 năm trôi qua, con cũng đã ra trường đi làm được mấy năm nay nhưng vẫn nhớ về kỳ thi đại học ngày ấy với những hoài niệm riêng.

Phụ huynh đợi thí sinh trước trong mùa tuyển sinh 2011

Buổi sáng, bố mua về hai cái bánh khúc nhưng lại nhường cả cho con. Con hỏi sao bố không ăn, bố bảo là ăn rồi nhưng con biết bố nói dối. Lời nói dối ấy cứ khiến con khắc khoải, xáo động. “Cố gắng thi đỗ con nhé!” - bố đã động viên vậy trước khi con bước chân vào phòng thi. Nhớ lại cái lúc cả nhà không còn đồng tiền nào, con hạ quyết tâm phải đỗ. Bước chân ra khỏi phòng, nhìn dáng bố đứng lầm lũi hong hóng vẫy tay, với những giọt mồ hôi lăn trên má, con thấy lòng ấm áp lạ.

Bữa cơm trưa, bố đưa con vào một cửa hàng ăn bên đường. Bố gọi rất nhiều món ngon, giục con ăn thật nhiều, còn bố chỉ nhai tạm mẩu bánh mì khô khốc. Con nhìn mà xé lòng. Có lẽ con sẽ không thể nào quên được bữa cơm ấy.

Ngày con nhận được giấy báo trúng tuyển, mắt bố nheo lại ở hàng chữ các khoản tiền phải đóng ngay trong ngày nhập trường. Trong nhà khi đó chỉ còn cái ti vi và cái quạt máy là có giá nhất. Có lẽ con sẽ không thể quên được những lời than thở của mẹ: “Bây giờ tính sao đây ông? Thóc bán hết rồi…”.

Bố mẹ chạy đôn đáo hết họ hàng để vay mượn thêm nhưng vẫn thiếu. Ngày con nhập học đến gần, bố suy nghĩ nhiều hơn, ánh mắt đăm chiêu khi ngồi bên cái ti vi. Nhiều đêm bố thức giấc từ rất sớm rồi ra ghế ngồi hút thuốc lào. Tiếng ho sù sụ của bố với tiếng thở dài của mẹ cứ cất lên đều đều.

Trước hôm con lên đường, bố lau cái ti vi thật sạch rồi bê đi. Một lúc sau bố trở về hồ hởi khoe từ đầu cổng: “Có tiền rồi mẹ nó ạ!”. Nhìn bố mẹ lầm lũi ngồi đếm đi đếm lại tiền, rồi miết sao cho thật phẳng phiu mà con ứa nước mắt.

Cứ hết đứa nọ đến đứa kia nối nhau vào giảng đường, bố mẹ tiếp tục chắt bóp, thắt lưng buộc bụng để nuôi chúng con ăn học. Ra trường đi làm, thi thoảng chị em con gửi biếu một ít tiền, bố mẹ lại cảm ơn. Những lời cảm ơn ấy khiến con rưng rưng.

Nghĩ lại những lúc tiền chẳng có một xu, gạo chẳng còn một bát, cái lúc khốn khó nhất mà bố mẹ đã từng phải trải qua thì những đồng tiền ít ỏi của chúng con ngày hôm nay để đền đáp có đáng là bao? Nhớ lắm hình ảnh bố nhịn cơm để nhai bánh mì lúc đưa con đi thi, nhớ lúc bố khệ nệ bê chiếc ti vi đi bán để tôi đủ tiền nộp học. Tự thấy bố mẹ đã cho con nhiều thứ, dạy con những lẽ vô thường, giản dị thôi mà sao ý nghĩa quá…

BẢO THOA

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/7/13456/test.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13207 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13207 Tình yêu - lối sống Để có một ngày hạnh phúc Nếu như bạn đang cảm thấy ngày nào cũng giống hệt nhau, thì đây là những việc sẽ giúp bạn thư giãn và có được một ngày hạnh phúc Tue, 10 May 2011 14:56:52 +0700 Để có một ngày hạnh phúc

Để có một ngày hạnh phúc

Nếu như bạn đang cảm thấy ngày nào cũng giống hệt nhau, thì đây là những việc sẽ giúp bạn thư giãn và có được một ngày hạnh phúc.

Dậy sớm

Dậy sớm là cách hay nhất để bạn bắt đầu một ngày mới nhiều hứng khởi, chủ động hơn trong mọi chuyện. Cảm giác mình được có nhiều thời gian hơn sẽ khiến cho bạn vui vẻ và thoải mái hơn.

Tập thể dục

Có thể bạn chọn một môn thể thao để khởi động ngày mới, nhưng cũng có thể chỉ là vài vòng đi dạo quanh khu phố, hít thở chút không khí trong lành cũng tốt. Tập thể dục sẽ đem lại cho bạn nguồn năng lượng cho cả ngày làm việc học hành mà tinh thần bạn cũng sẽ thoải mái hơn.

Thả lỏng cơ thể

Dành một chút thời gian buổi sáng để thả lỏng tâm trí bạn đi, đừng vội vội vàng vàng lao đầu vào việc. Nhâm nhi chút cà phê sữa, lướt qua vài truyện cười trên báo, hay tưới nước cho mấy chậu kiểng nhỏ góc sân cũng là một gợi ý.

Lên kế hoạch cho ngày

Để tránh quên trước quên sau hay quay cuồng trong núi công việc bộn bề mà không thể xử lý, bạn nên dành 5- 10 phút đầu ngày để viết ra những việc cần làm theo thứ tự gấp gáp hay quan trọng. Việc này giúp cho bạn cảm thấy mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của bản thân, và rồi cứ từ từ mà giải quyết từng việc một nhé!

Làm việc chăm chỉ

Có nhiều cách để hạnh phúc, và làm việc cũng là một trong những cách đem lại hạnh phúc.

Có việc để làm và làm thật chăm chỉ cũng sẽ giúp bạn thoát khỏi cảnh ngồi chán không biết làm gì. Từ trong công việc học hành, bạn được tặng thêm những người bạn, niềm vui, gợi mở đam mê và đem đến những cơ hội.

Giúp đỡ người khác

Khi bạn đưa tay giúp đỡ người khác dù chỉ là vài đồng xu lẻ hay đơn giản là dắt một cụ già qua đường, cảm giác đầu tiên là cảm thấy mình là một người có ích. Và cả những suy nghĩ hạnh phúc kiểu như mình là người hào phóng, mình tốt bụng, mình nhân ái hay rất nghĩa hiệp sẽ khiến bạn thêm yêu đời. Rõ ràng cho đi cũng là một cách nhận lại mà, phải không?

Nuông chiều bản thân

Khi đã xong việc trong ngày hôm nay, đừng gò mình cố gắng làm tiếp những việc của ngày mai ngày mốt. Sống quá nguyên tắc, khuôn mẫu và đặt tiêu áp lực cao khiến bạn mệt lắm đấy.

Thỉnh thoảng có thể “hư hỏng” một tí như nán lại cho đến cuối buổi tiệc muộn, liều lĩnh tham gia một cuộc thi, đi du lịch riêng, và mặc một cái áo sặc sỡ bạn cực thích mà sợ bị để ý nên chẳng dám thử bao giờ. Thoát khỏi lịch trình hằng ngày giúp bạn làm mới bản thân và đem lại rất nhiều cảm hứng đấy!

Dành thời gian cho cuộc sống thực

Đừng chỉ biết đóng cửa phòng và làm bạn với internet ngày này qua ngày nọ. Sau cánh cửa phòng bạn là gia đình, bè bạn, và cuộc sống rất đỗi lôi cuốn. Facebook, mail, hay Youtube dẫu vô cùng hấp dẫn, nhưng sẽ không thể pha cho bạn một ly sữa khi bạn ốm hay cho bạn dựa đầu vào khi bạn cần một người bạn đâu.

Đọc sách

Hãy bắt đầu bằng một cuốn sách mỏng thôi, tùy theo sở thích của bạn. Có thể là tiểu thuyết hành động, trinh thám, sách kinh doanh, hoặc truyện phiêu lưu, tình cảm…Sách khiến cho tâm hồn bạn trở nên phong phú, đem lại kiến thức, và nuôi dưỡng trong lòng bạn những cảm xúc ngọt ngào mỗi ngày.

Gọi điện cho một người bạn

Nhấc máy lên gọi cho một người bạn mà bạn quan tâm, hay gửi tin nhắn cho người mà bạn lâu rồi không liên lạc đi. Những người bạn lúc nào cũng đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui.

Nghĩ đến những việc tốt đẹp khi đi ngủ

Và cuối cùng, trước khi lên giường ngủ, hãy mỉm cười với những điều thú vị tuyệt vời bạn đã làm trong ngày. Nghĩ đến những niềm vui bạn đã trải qua và kết thúc một ngày hạnh phúc bằng một giấc ngủ ngon nhé!

 

Đ.T.H.D

Theo MTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13104 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13104 Tình yêu - lối sống Thoáng đến mức nào? Hàng loạt video clip ghi lại cảnh “yêu” xuất hiện ồn ào trên mạng. Sống thử trở thành chuyện “xưa rồi Diễm” khi những người nổi tiếng cũng gián tiếp hay trực tiếp thừa nhận mình sống thử. Mon, 18 Apr 2011 19:15:07 +0700 Cuối tuần sôi động cùng

Thoáng đến mức nào?

Hàng loạt video clip ghi lại cảnh “yêu” xuất hiện ồn ào trên mạng. Sống thử trở thành chuyện “xưa rồi Diễm” khi những người nổi tiếng cũng gián tiếp hay trực tiếp thừa nhận mình sống thử.

Trong tình yêu nên “thoáng” đến mức nào? (Ảnh mang tính minh họa)

Thế rồi người lớn tự hỏi có phải bạn trẻ bây giờ quá thoáng và biến tình yêu thành vật trưng bày cho người xem tha hồ ngắm nghía?

“Bất thụ bất thân” - bản nháp hôn nhân

Nhại theo câu nói của người xưa “nam nữ thụ thụ bất thân”, một bộ phận bạn trẻ bây giờ tếu táo “nam nữ bất thụ bất thân” với lời giải thích: “Thời bây giờ ai mà yêu chay... Yêu mà chỉ nắm tay, ôm hôn rồi thôi đã bị tuyệt chủng rồi. Sống thử còn cũ xì nữa là...”.

Không ít người nổi tiếng đã xuất hiện trên báo để khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp về việc sống thử trước hôn nhân. Không biết có phải vì định kiến xã hội bây giờ đã quá thoáng hay không mà cái nhìn của người trẻ về sống thử không còn gay gắt như trước nữa.

Thanh Hằng, 28 tuổi, một nhà thơ, nhà báo, chia sẻ: “Tôi đã đăng ký kết hôn nhưng chưa làm lễ gia tiên, chưa ra mắt tiệc cưới như truyền thống, nhưng tôi vẫn sống cùng với người yêu tôi và chúng tôi xem đây là cuộc sống thử. Tôi ủng hộ sống thử vì nó làm mình thoải mái, không thấy bị ràng buộc bởi chữ “phải” thế này thế nọ...”.

"Sống thử là bản nháp của hôn nhân và khi xé nháp thì xã hội thường chỉ trích người nữ vì không còn giữ được cái ngàn vàng, chứ chẳng ai vặn hỏi người nam còn trinh tiết không"

Ý kiến một nữ nhân viên truyền thông

My Kiều, nhân viên truyền thông, chia sẻ: “Sống thử là một cách để xem người đó có phù hợp không. Không phù hợp cũng không mất quá nhiều thời gian cho chuyện ly dị, con cái, gia đình... Tuy nhiên, sống thử chỉ phù hợp với người đủ chai lì trước dư luận, kể cả chấp nhận hậu quả, vì nếu sống thử không thành sống thật thì phụ nữ là người thiệt thòi hơn nam giới”.

Trên Facebook của người viết bài có thăm dò về quan điểm: “Có chấp nhận sống thử không?”, những ý kiến trả lời đồng ý chiếm tỉ lệ áp đảo đáng kể. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cảnh báo: “Nếu đủ dũng cảm để chấp nhận hậu quả thì cứ thử!”.

Cũng có ý kiến đáng quan tâm: “Đừng cho rằng sống thử không có hậu quả với nam giới. Đó là sự chai sạn cảm xúc, sự mất lòng tin và mất cảm giác tôn trọng với phụ nữ nếu sống thử có kết cục rạn vỡ”. Một ý khác dung hòa hơn: “Thoáng trong chừng mực, không sống thử và dám tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình”.

“Tài tử phim yêu” và hậu họa

Từ sự cởi mở trong cách nhìn về sống thử của một bộ phận khá đông đảo người trẻ đã dẫn đến một sự cởi mở khác - nguy hiểm hơn, đáng cảnh báo về giá trị đạo đức và lối sống của một bộ phận nhỏ giới trẻ - là ghi hình cảnh ái ân của mình, rồi sau đó vì một lý do nào đó đoạn băng ghi hình ấy xuất hiện trên mạng Internet và lan tỏa với tốc độ tên lửa.

Có người bị bạn tung hình ảnh, video lên mạng, có người bị chính người yêu của mình, sau khi hết yêu đã thực hiện những hành động tệ hại trên để trả đũa.

Thầy giáo trẻ Nguyễn Hùng chia sẻ quan điểm: “Tôi cho rằng phải lên tiếng cảnh báo về mức độ thoáng đến... lạnh sống lưng của những người trẻ trong cái nhìn về tình yêu, hôn nhân hiện nay. Họ không biết rằng mình làm “tài tử nghiệp dư đóng phim yêu” chỉ vài phút mà hậu họa để lại dài lâu, thậm chí cả đời”.

Phóng viên trẻ Hữu Hôn cho biết: “Tôi có người yêu nhưng chúng tôi không quan hệ tình dục và dĩ nhiên không bao giờ sống thử hay ghi hình cảnh ái ân của mình. Tôi muốn giữ cho cô ấy và giữ cả cho mình nữa. Tôi không cổ hủ đến mức phỉ báng những người con gái không còn trinh tiết là người xấu. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng xã hội hiện đại rồi, có thể sống phóng túng, buông thả và nếu thích thì cứ ghi hình lại làm kỷ niệm... Người đàn ông nhân danh cuộc sống hiện đại hay tình yêu để đòi bạn gái mình dâng hiến, cổ vũ sống thử, xúi giục hay chủ động ghi hình hành động riêng tư không phải là người đàn ông tốt và muốn có quan hệ lâu dài với người nữ. Tôi nghĩ các bạn nữ cần cảnh giác”.

Có câu danh ngôn đại ý so sánh mỗi người là một cuốn sách hấp dẫn, và cuốn sách ấy thu hút người khác giới khi họ chưa khám phá hết bí mật của nó. Thoáng đến cỡ nào trong tình yêu là câu chuyện mà những người trong cuộc, hơn ai hết, chính là những người có câu trả lời đích xác nhất cho riêng mình.

Tuy nhiên, có thể khẳng định càng thoáng và càng cởi mở đến mức chuyện riêng tư cũng cho cả bàn dân thiên hạ dòm ngó, đàm tiếu theo kiểu quay video cảnh yêu là hành động đáng cảnh báo và không bao giờ nên làm.

Trước khi kẻ phát tán bị pháp luật nghiêm trị, những người trong cuộc đã bị chính tòa án lương tâm phán xét và xã hội có cái nhìn không tôn trọng.

LAM AN

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/4/13104/test10.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13061 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13061 Tình yêu - lối sống Quản lý cảm xúc yêu thương Bao giờ cũng vậy, nhắc đến đời sống tình cảm tuổi học trò, không ít teen phụng phịu, dỗi hờn: “Tại sao người lớn cứ hay can thiệp vào những cảm xúc riêng mà không tôn trọng, không thấu hiểu hay tỏ ra đồng cảm với mình?”. Sat, 09 Apr 2011 09:23:13 +0700 Quản lý cảm xúc yêu thương

Quản lý cảm xúc yêu thương

Bao giờ cũng vậy, nhắc đến đời sống tình cảm tuổi học trò, không ít teen phụng phịu, dỗi hờn: “Tại sao người lớn cứ hay can thiệp vào những cảm xúc riêng mà không tôn trọng, không thấu hiểu hay tỏ ra đồng cảm với mình?”.

Tuổi dậy thì cũng là lúc teen bắt đầu có những cảm xúc "thương thương, nhớ nhớ"

Giải mã những ngọn nguồn xúc cảm

Nguyên nhân là vì teen chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để tự điều chỉnh, quản lý tốt cảm xúc bản thân, nhất là trong cái chuyện “tình yêu, tình báo”. Từ thế giới thật đến thế giới ảo, từ những nơi công cộng đến những nơi riêng tư, teen vô tư thả nổi cảm xúc theo từng nhịp đập của con tim mà không để lý trí soi đường, dẫn lối.

Tuổi dậy thì đến, con gái có những thay đổi ở cơ thể, tạo nên “đường cong” rất ư con gái thì con trai bắt đầu trổ mã: cao hơn, vạm vỡ hơn, râu ria, vỡ giọng... Chính những thay đổi mang tính… độc quyền mà chỉ giới này có mà giới kia không có đã khiến sự tò mò và “độ nóng” của giới này và giới kia tăng một cách chóng mặt. Thế là những xúc cảm “rung rung, động động, thương thương, nhớ nhớ” bắt đầu xuất hiện cộng với việc được lặp đi lặp lại với cường độ nhanh, mạnh khiến… “phản ứng tỏa nhiệt” được vận hành. Và công thức phát sinh tình cảm xuất hiện như sau:

Bất ngờ + tò mò =>Muốn tìm hiểu

Muốn tìm hiểu => Hay ngắm nhìn

Hay ngắm nhìn => Nhớ nhớ, thương thương

Nhớ nhớ, thương thương => Rung rung, động động

Rung rung, động động => Say say, đắm đắm

Những xúc cảm ban đầu có thể là: mến, thích, yêu quý, hoặc “ghét ơi là ghét”... Đó chính là những “manh mối” đầu tiên phát sinh tình cảm học trò.

Bên cạnh sự phát triển về cơ thể dẫn đến sự “tò mò giới tính” thì một trong những nguyên nhân dẫn đến những “xúc cảm giới tính” nơi teen chính là xuất phát từ trái tim theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tuổi dậy thì không chỉ kích hoạt hệ thống nội tiết tố dẫn đến những thay đổi bề ngoài cơ thể mà còn làm phát triển cả bề trong. Đó chính là sự tăng kích cỡ thể tích trái tim cũng như lượng máu sản sinh, trong khi các mạch máu chưa “lớn” kịp khiến cho áp suất “máu chảy về tim” tăng cao làm cho trái tim đập mạnh và... tăng tốc hơn so với khi teen chưa dậy thì.

Trái tim đập nhanh khiến những tình cảm tích cực lẫn tiêu cực cũng xuất hiện nhanh và biến mất cũng... nhanh còn hơn cả lúc xuất hiện, thậm chí nhiều khi lý trí chưa kịp “ra tay” phân tích hay điều chỉnh cho tình cảm đi đúng hướng. Đây chính là lý do mà teen dễ cảm tình với một ai đó vào ngày hôm nay, nhưng có thể ngày mai hoặc tuần sau, những tình cảm ấy đã tiêu tan và chuyển di sang người khác.

Các nhà tâm lý học gọi những tình cảm ở giai đoạn lứa tuổi này là “xúc cảm giới tính”, bởi đó là những tình cảm chưa bền vững, thậm chí, sang lứa tuổi trung học phổ thông, những tình cảm này cũng chưa được coi là tình yêu mà chỉ là “rung động đầu đời”.

Quản lý cảm xúc để được yêu thương

Cấm teen có cảm xúc, cảm tình... là một “nhiệm vụ bất khả thi”, nhưng nếu để teen tự do tung tăng bay nhảy từ mối tình này sang mối tình khác thì có thể teen sẽ đi lạc hướng và tự đóng lại những cánh cửa bước vào tương lai của mình. Thế nên, khi teen biết hai trong số nhiều nguyên nhân phát sinh tình cảm thì cũng nên biết cách quản lý cảm xúc của mình để được quyền yêu thương cũng như chiếm trọng tình thương của mọi người.

Giải tỏa năng lượng bằng hoạt động bổ ích

Với sự phát triển nhanh chóng của cơ thể thì teen luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động với nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể. Chính lượng năng lượng này là nguyên nhân hình thành nên nhiều cảm xúc (tốt lẫn u tối) trong teen.

Thế nên, nếu không chọn cho mình một số hoạt động bổ ích và cố định như: bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, múa,... thì tay chân teen lúc nào cũng có cảm giác bị dư thừa và cần phải “mó máy” để... giải tỏa (nguyên nhân chính của những hành vi tình cảm xấu xí nơi công cộng). Một công đôi việc, teen lại còn có thân hình, làn da đẹp nhờ chơi thể thao đều đặn.

Không nuông chiều cảm xúc

Nhiều teen không biết đặt cho mình những quy chuẩn về ứng xử, hành động khi trái tim lỗi nhịp. Chỉ cần thích một ai đó là sẵn sàng bất chấp tất cả để nhu cầu yêu thương được giải tỏa: cúp học, dạt nhà cho ra dáng người lớn và kết thúc tất cả trong nhà nghỉ với những ngô nghê về an toàn tình dục.

Một số teen quan niệm: “Mình thích thì mình làm, chả cần biết ai nói gì”, đây chính là vệt đen to tướng che lấp đi vệt sáng long lanh của tình cảm học trò. Hãy đặt giới hạn ở cái nắm tay, cái tựa vào vai và sự nương tựa nhau trong học tập, cuộc sống. Có như thế, teen mới xóa  bỏ những định kiến nơi người khác về sự nông nổi, bồng bột của mình trong tình cảm.

Hoạch định mục tiêu cuộc đời

Teen bám víu vào những mối tình một phần cũng vì không tìm được những sự vui tươi trong những hoạt động khác trong cuộc sống của mình. Nguyên nhân sâu xa là teen chưa định hướng, chưa biết đặt cho mình mục tiêu quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, teen hãy nguệch ngoạc hoặc trau chuốt trong cuốn sổ cầm tay của mình câu trả lời cho những câu hỏi sau:

Mình sẽ đạt được những chứng chỉ gì khi tốt nghiệp? Mình sẽ phát triển đến mức “siêu phàm” kỹ năng nào? Thuyết trình, nói trước đám đông hay kỹ năng giao tiếp? Trong tương lai, mình sẽ là ai?

Đặt mục tiêu trong từng thời điểm của cuộc đời sẽ giúp teen tìm thấy nhiều niềm vui từ việc đạt được chúng. Chuyện “tình yêu, tình báo” nếu xuất hiện cũng sẽ trở thành những “vệt hồng tươi sáng”, điểm xuyết cho bức tranh cuộc sống của teen.

Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/4/13061/test10.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13058 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13058 Tình yêu - lối sống Cuối tuần đi làm từ thiện Đây là một phong trào nhiều ý nghĩa của nhiều người trẻ tại TP.HCM và phong trào này đang tạo ra một hiệu ứng domino tại nhiều diễn đàn mạng, mạng xã hội... Fri, 08 Apr 2011 11:20:52 +0700 Cuối tuần đi làm từ thiện

Cuối tuần đi làm từ thiện

Đây là một phong trào nhiều ý nghĩa của nhiều người trẻ tại TP.HCM và phong trào này đang tạo ra một hiệu ứng domino tại nhiều diễn đàn mạng, mạng xã hội...

Cứ rảnh rang là các bạn trẻ “hú” nhau trên Facebook đi làm từ thiện và đi càng xa, càng khổ, tới nơi càng khó khăn thì càng thú vị và đông người đăng ký.

Trong ảnh: một nhóm bạn gồm 45 thành viên (là nhân viên văn phòng đại diện nước ngoài, bác sĩ, sinh viên) trong chuyến đi từ thiện đến xã Tu Kú và Kon Tuông là hai xã nghèo và thiếu thốn nhất vùng Ngọc Linh - một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum.

Dù phải thồ sau lưng khối lượng hàng hóa cồng kềnh băng qua những con đường sình lầy, vượt dốc cao để đến được nơi phát quà cho các em nhỏ, nhưng tất cả thành viên của nhóm từ thiện vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Trong chuyến đi này, ngoài phát 800 phần quà (trị giá mỗi phần khoảng 500.000 đồng gồm quần áo, dụng cụ học tập, thực phẩm) cho các em nhỏ, nhóm “Nhà siêu nhân” còn tổ chức cắt tóc, khám bệnh cho gần 500 em nhỏ ở hai xã Tu Kú và Kon Tuông.

ANH TUẤN

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/4/13058/test10.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13054 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13054 Tình yêu - lối sống Nắng mưa phải có... Mấy chục năm trước, thi sĩ Nguyễn Bính đã thốt lên lời ghen với cô người yêu nhỏ xinh của mình: Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười/ Những lúc có tôi và mắt chỉ/ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi. Thu, 07 Apr 2011 16:00:49 +0700 Nhận thức về mô hình và con đườn

Nắng mưa phải có...

Mấy chục năm trước, thi sĩ Nguyễn Bính đã thốt lên lời ghen với cô người yêu nhỏ xinh của mình: Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười/ Những lúc có tôi và mắt chỉ/ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.

Ghen tuông chỉ nên là gia vị trong tình yêu...

Mấy chục năm sau, các cô gái/ chàng trai thế kỷ mới cũng cứ ghen và xem ghen như là chuyện nắng mưa phải có trong cuộc tình.

"Tôi thấy thông thường đa số trường hợp ghen tuông rồi gây hại cho người yêu như báo đã đăng đều là những tình yêu đứng trước nguy cơ đổ vỡ, và người ta nhân danh ghen để níu kéo, để ngụy biện cho cách hành xử của mình. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng ghen không bao giờ là cách tốt để giữ lại tình yêu. Nếu đủ yêu thương và tin tưởng thì sẽ không ghen tuông vô lý"

Nhà thơ Đinh Lê Vũ

Ghen cả với... chiêm bao

Hoàng Xuân, một thư ký văn phòng, chia sẻ nỗi lòng mình về sự hay ghen của người yêu: “Bạn trai tôi có lối ghen lạ lắm. Anh ấy hay hỏi tôi tối qua nằm mơ thấy gì. Tôi thật tình kể hết. Có hôm thì mơ thấy ảnh, có hôm chiêm bao thấy đồng nghiệp... Mơ thấy gì kể đó. Vậy mà bữa tôi kể nằm mơ thấy anh bạn đồng nghiệp, ảnh liền ghen lên. Nói là chắc tại ban ngày tôi tơ tưởng nên tối nằm mơ thấy...”.

Người yêu của Hoàng Xuân có lẽ học theo bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bính chăng? Dặn dò người yêu đừng gặp gã trai nào trong cả giấc mơ.

Tuy không đến nỗi ghen cả với chiêm bao nhưng Thùy Mi - một sinh viên ngữ văn - lại có lối ghen khá buồn cười qua lời kể của Hưng - người yêu cô: “Mi hay kêu tôi nhìn mấy cô đẹp đẹp đi ngang qua, tôi nhìn xong Mi hỏi có đẹp không. Tôi nói đẹp thì Mi ghen, giận không thèm nói chuyện nữa...”.

Hỏi chuyện Mi sao ghen kỳ cục vậy, cô cười đỏ hồng má: “Tôi cũng không biết sao nữa... Kiểu như ảnh phải nói là mấy cô ấy không đẹp thì tôi thấy vui hơn...”. May cho Hưng (và cho cả Mi) là cô chỉ ghen cho vui thôi và giả vờ giận dỗi, một thoáng lại vui vẻ. “Chứ nếu ghen kiểu đó thật sự thì chắc tôi bái bai quá” - Hưng cười to.

Có yêu thì mới ghen, nhiều người lấy tình yêu ra làm lý do cho việc hờn ghen của mình. Nghe cũng có lý nhưng thật ra ngẫm kỹ lại thấy vô lý. Ghen thường đi kèm với nghi ngờ. Nếu đã tin tưởng, đã yêu thương thì sao lại nghi ngờ?

Trên diễn đàn văn hóa học, nhiều bạn trẻ bình luận xôm tụ về văn hóa ghen trong tình yêu, và sau khi miệt mài tranh luận thì cuối cùng ai cũng thống nhất rằng: ghen là gia vị của tình yêu, nhưng nếu ghen quá thì tình yêu sẽ sợ hãi mà bay mất. Khi ghen cũng phải có văn hóa chứ không phải động gì cũng ghen, vì ghen tuông vô lối chứng tỏ mình không tin người ta và cũng không tin chính bản thân mình.

Minh Châu kể: “Mình là một người không xinh, được nhiều người khen là dịu dàng, chu đáo, trong khi bạn trai mình rất đẹp trai. Mình suýt mất tình yêu khi cứ xét nét, kiểm soát đủ thứ. Cho đến một ngày, người yêu nói nếu mình không tự tin, không tin vào tình yêu của chúng mình thì nên chia tay. Anh nói yêu mình vì tính tốt, vì sự quan tâm đến người thân, vì sự dịu dàng chu đáo chứ không phải yêu vì nhan sắc...Anh hỏi mình một câu nghe hài hước nhưng không phải không có ý trách mình: Chẳng lẽ bây giờ anh xấu xí thì em mới tin anh?”.

Học nghệ thuật ghen

Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy từng định nghĩa về ghen: “Ghen có thể hiểu là một trạng thái bất an khi cảm thấy “vật sở hữu” có nguy cơ bị đánh cắp hoặc tuột mất khỏi tầm kiểm soát của mình. Vì quá lo lắng về những nguy cơ có thể xảy ra với “chủ quyền” của mình, nhiều người cứ khư khư giữ chặt đối tác như vật chứng của một quan hệ đóng khung, để chứng tỏ khả năng “bảo quản”, để phô trương với đối tác về sức mạnh và uy lực của mình”.

Từ định nghĩa này cho thấy hoàn toàn có thể học nghệ thuật ghen và điều chỉnh hành vi của mình để ứng xử có văn hóa, giữ cho ghen là một thứ gia vị cho tình yêu thêm đậm đà hơn là giết chết tình yêu.

Hiện nay có không ít người trẻ vì ghen mà phạm tội: giết người, tạt axit, hay nhẹ hơn là gây áp lực tinh thần cho người mình yêu...Nguyên nhân của những kiểu ghen kinh dị nói trên phần lớn đều xuất phát từ việc những người trong cuộc thiếu tự tin vào chính mình, thiếu tin tưởng vào người mình yêu và sống quá lệ thuộc vào cảm xúc, đánh mất sự bình tĩnh của lý trí.

Để ghen như thế nào cho đúng đắn đòi hỏi bản lĩnh và cả việc...phải học nghệ thuật ghen nữa. Nhà văn Đinh Hương chia sẻ: “Tôi không ghen vô cớ, phải có chứng cứ, lý do rõ ràng tôi mới ghen. Khi ghen thì không làm ầm ĩ lên và cũng không dùng cách thức thâm độc như Hoạn Thư. Làm ầm ĩ thì xấu chàng hổ thiếp, như Hoạn Thư thì xúc phạm và làm tổn thương lâu dài... Tôi luôn bày tỏ để người ta hiểu mình ghen nhưng không làm người ta bị tổn thương, xúc phạm lòng tự trọng của người ta”.

Bên cạnh tình yêu con người còn có tình bạn, những tình thân ái khác. Vì thế, một cách khá đơn giản mà hiệu nghiệm để tránh đau khổ hay ghen cuồng mà bạn Xuân Anh chia sẻ là: “Không gửi tất cả hi vọng vào một người, không trút tất cả yêu thương vào một người. Khi không dồn trút tất cả cảm xúc như vậy mình sẽ dễ tỉnh táo hơn”.

AN LAM

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/4/13054/test9.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13013 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13013 Tình yêu - lối sống Những vệt hồng tươi sáng trong tình yêu học trò Hễ nhắc đến tình yêu học trò là hầu hết người lớn lại thở dài. Chuyện nhăng nhít nơi công cộng, học hành sa sút, những “hậu quả to tướng” của nhiều teen thiếu kiềm chế... khiến người lớn ám ảnh. Wed, 30 Mar 2011 14:50:50 +0700 Những vệt hồng tươi sáng trong t

Những vệt hồng tươi sáng trong tình yêu học trò

Hễ nhắc đến tình yêu học trò là hầu hết người lớn lại thở dài. Chuyện nhăng nhít nơi công cộng, học hành sa sút, những “hậu quả to tướng” của nhiều teen thiếu kiềm chế... khiến người lớn ám ảnh.

Thật ra, bản chất tình yêu thời áo trắng không đen đúa mà tràn đầy vệt hồng tươi sáng.

Bản chất tình yêu thời áo trắng không đen đúa mà tràn đầy những vệt hồng tươi sáng

Phát triển nhân cách

Hãy nghe tâm sự của một bạn trẻ khi "rung rinh": "Bạn biết không, đó là tình yêu chứ không phải cảm xúc nhất thời của tuổi mới lớn. Nhất là giây phút thiêng liêng nhất của tuổi học trò là được nghe người mình yêu nói: “Mình thích bạn!". Cảm giác lúc đó thật khó tả chỉ bằng những dòng chữ khô khan này, chỉ có thể nói nó rất đặc biệt. Và cũng từ đó, cuộc sống thường ngày không còn buồn tẻ như trước mà có cái gì đó đã thay đổi. Để rồi mỗi lần tan học, tôi lại chờ để được gặp bạn ấy, được nghe bạn ấy cười, được trò chuyện hay đôi khi chỉ để thấy bạn ấy đi ngang qua”.

Trong tiến trình phát triển, tình cảm của tuổi thiếu niên đang dừng lại ở “đẳng cấp” mang tên "tình bạn", nhưng tình yêu tuổi học trò là một dạng tình cảm cấp cao, đưa tâm hồn của bạn lên một cung bậc mới, sâu hơn, tinh tế hơn.

Bạn trẻ xuất hiện những rung động và sự nhạy cảm mà trước giờ chưa từng có, bắt đầu chú ý đến ý nghĩa của mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười, mỗi cái chớp mi, mỗi hành động dù là nhỏ nhất của đối phương. Bạn trẻ bắt đầu tinh tế hơn.

Sáng nhắn tin dặn dò ấy ăn sáng, trưa nhắc đằng ấy đi học nhớ mang khẩu trang, chiều bảo người ta đi về cẩn thận, lo âu khi biết người ấy lên cơn sốt... Vậy là bạn trẻ bắt đầu biết quan tâm rồi đó.

Khi yêu, câu hỏi nào xuất hiện thường xuyên trong đầu bạn nhất? Người ấy đang nghĩ gì vậy ta? Không biết ấy có giận vì hồi chiều mình đùa hơi quá? Không biết ấy có thích món quà mình tặng không nữa? Câu chuyện buồn mà người ta vừa tâm sự, mình phải làm gì cho người ta vui đây?... Từ đó, bạn trẻ sẽ biết đồng cảm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn.

Bạn có nhận ra khi yêu chúng ta cũng bắt đầu thường xuyên tự soi lại mình? Chúng ta tập rèn giũa tính ăn to nói lớn, tính trễ hẹn "kinh niên", bỏ thói quen ăn mặc xộc xệch, tập cách cư xử và học hành đường hoàng để ghi điểm trong mắt đối phương… Chúng ta biết học cách "gọt mình" từ đó.

Khẳng định xu hướng giới tính

Các bạn có nhận ra rằng khi yêu, con trai bỗng nhiên nam tính hơn. Các cậu bắt đầu học cách galăng khi chở cô nàng đi học, xách giùm cái giỏ nặng, đội nắng đi mua ly nước, chạy đi tìm chiếc áo mưa lúc trời nặng hạt… Còn con gái dù thường ngày có “bà la sát” đến đâu ít nhiều cũng đằm thắm hơn, quan tâm chăm sóc cậu bạn, bộc lộ nét duyên ngầm nữ tính.

Phát triển kỹ năng giao tiếp

"Bạn chỉ giùm mình chỗ này đi mình chưa hiểu?". "Bạn về một mình hả, mình đi cùng cho vui nhé?". "Trời nắng, cho bạn mượn cái nón nè?". "Bạn cho mình mượn cây viết nha". "Bạn để mình xách giỏ cho"...

Bạn có nhận ra rằng khi yêu, chúng ta sẽ hình thành kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp? Chúng ta cũng sẽ thường tự hỏi làm sao để người ấy mãi yêu mình? Nghĩ ra chuyện đi chơi, giúp đỡ học hành, tặng quà tặng thiệp, tạo nên những niềm vui bất ngờ thú vị… Ấy là chúng ta đang hình thành kỹ năng nuôi dưỡng mối quan hệ.

Làm phong phú tâm hồn

Những kỷ niệm tình yêu học trò đầu đời mãi là những ký ức xinh đẹp để mỗi chúng ta mỉm cười khi nhớ lại tuổi mới lớn.

Những phút giây đi học cùng nhau rồi chờ nhau về, đó có thể là thời gian bạn trẻ thấy vui nhất trong quãng đời đi học. Mãi nhớ đến cái nắm tay vụng dại của cậu bạn ngồi cạnh chung bàn, nhớ những lần đang học lại tự tủm tỉm cười một mình bị cô nhắc nhở, nhớ những lời khuyên bổ ích mà nhờ đó mình đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, và nhớ cả những lúc không ai bảo ai cả hai đứa đều im lặng đủ để trò chuyện với nhau trong suy nghĩ…

Và đã bao giờ bạn tự nhủ: “Tôi sẽ luôn dành một chỗ trong trái tim nhỏ bé của mình để lưu giữ những ký ức về bạn ấy, về người bạn gái nhỏ bé, nước da trắng, tóc dài ngang lưng, nụ cười rất xinh, thông minh, học giỏi".

Bạn thân mến, bản chất tình yêu áo trắng không xấu. Xấu hay không là tùy thuộc vào cách chúng ta yêu. Biết suy nghĩ chín chắn, biết kiềm chế cảm xúc, biết cư xử đúng mực để những tình cảm học trò luôn được trân trọng như một vẻ đẹp tinh khôi của thời áo trắng. Không ai khác, chính tuổi mới lớn phải gầy dựng ở người lớn lòng tin. 

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/13013/test5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12916 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12916 Tình yêu - lối sống “Bệnh ì” Giậm chân một chỗ trong công việc; hay than thở, chán việc, chán sếp và sếp... cũng chán. Đó là căn “bệnh ì” với nhiều triệu chứng mà một số bạn trẻ văn phòng mắc phải sau một thời gian đi làm. Fri, 18 Mar 2011 17:04:44 +0700 New Page 1

“Bệnh ì”

Giậm chân một chỗ trong công việc; hay than thở, chán việc, chán sếp và sếp... cũng chán. Đó là căn “bệnh ì” với nhiều triệu chứng mà một số bạn trẻ văn phòng mắc phải sau một thời gian đi làm.

Những trò chơi giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm vừa giúp bạn trẻ thư giãn, vừa giúp lấy lại hứng thú trong công việc

Ai dễ mắc bệnh và cách chữa trị căn bệnh trên như thế nào?

Tôi đâu rồi?...

Sau năm năm làm việc, Tâm Anh (chuyên viên thiết kế) cảm thấy mình trơ ra rất nhanh. Nếu như hồi sinh viên Tâm Anh năng động, tích cực trong các sinh hoạt tập thể thì bây giờ cảm thấy “mình thụ động khủng khiếp”. Bạn sợ phải phát biểu ý kiến, một điều mà trước đây Tâm Anh luôn thấy hứng thú; sợ phải nói chuyện trước đám đông, sợ phải tham gia các hoạt động dã ngoại của công ty dù ngày xưa Tâm Anh cầm trịch nhiều hoạt động tập thể.

Đã thế công việc của Tâm Anh cứ giậm chân một chỗ, ì à ì ạch dù chuyên môn thiết kế của Anh thuộc tầm có cỡ trong công ty. “Ngày xưa mình đâu có thế này. Chẳng biết vì sao. Cũng chẳng biết làm sao!”, Tâm Anh cho biết.

Cô chuyên viên PR N.Quỳnh thì cứ làm một chỗ vài năm là chán. “Khi nào thấy chán chỗ làm cũ thì... nhảy. Tám năm mình “nhảy” cũng năm “sàn” rồi. Giờ lại cũng bắt đầu thấy chán...”, Quỳnh cho biết.

Bắt bệnh và chẩn trị

Chia sẻ về tình trạng ì, chán trong một bộ phận giới trẻ, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, một chuyên viên tư vấn và phát triển nghề nghiệp, cho biết “bệnh ì” dễ gặp nhất ở những bạn đi làm để trang trải cuộc sống mà quên rằng mình thích cái gì, đam mê gì.

Vùi đầu với chuyện làm việc sống qua ngày họ dần dà thui chột, ngày một ì hơn. Một số trường hợp thật sự lúc đầu họ rất giỏi, rất năng động, nhưng khi vào không đúng ngành nghề, làm việc với sở đoản của mình thì công việc ngày càng tệ. Bản thân họ bị kéo xuống, càng bị kéo họ càng đâm ra tự ti, mặc cảm, không còn tự tin với bản thân.

Một số khác thì an phận với công việc của mình nên cũng đâm ra ì. Họ ở mãi một nơi ấm êm nên dần dà tạo ra tính quá an phận và chỉ quen mỗi “vùng trời bình yên” của mình: ngày ngày đi làm, lương đủ xài, cuối tuần nghỉ ngơi, làm nhân viên cho yên phận, không còn ý chí tiến thủ nữa. “Phải hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề mới giúp họ vượt qua được sức ì của chính mình. Chữa là chữa nguyên nhân chứ không phải chữa triệu chứng”, bà Tâm chia sẻ.

Mỗi người nên có cách để thoát ly tình trạng ì ạch của mình, thay đổi sinh hoạt, thậm chí là môi trường công việc, học tập, vui chơi lành mạnh để thoát khỏi căn bệnh trầm kha nói trên. “Làm mới chính mình cũng là một cách”, bà Tâm nói.

Theo bà Tâm, với nhiều công ty nước ngoài, họ hạn chế để một người yên vị một chỗ, hoặc là bạn phải đi lên hoặc là bạn phải đi ngang. Đi ngang là đảm nhận các công việc khác nhau để có điều kiện học hỏi.

“Ai cũng có mục tiêu, ước mơ của riêng mình. Bạn phải xác định rõ mình muốn gì. Điểm mạnh, điểm yếu của mình. Công việc nào phát huy điểm mạnh, sở trường... Khi trả lời những câu hỏi này bạn sẽ biết cách chuẩn bị hành trang cho hiện tại và tương lai, cũng như ứng phó trước sức ì của bản thân khi ôm quá lâu một công việc”, bà Tâm chia sẻ.

VI THẢO

Kê toa

- Làm cháy lại ước mơ của mình. Lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, vạch ra từng bước cụ thể để thực hiện ước mơ và thực hiện điều mình muốn làm mà chưa làm được.

- Tiềm năng, thế mạnh của tôi là gì? Tại sao tôi lại kém tự tin? Bạn trả lời những câu hỏi này và bắt mình thay đổi theo hướng tích cực, tự tin hơn với chính những thế mạnh của mình.

- Thử sức với những thử thách mới, nhiệm vụ mới. Khi đối mặt với những điều mới, nhiệm vụ mới, bạn buộc phải thay đổi mình, học hỏi và tìm cách giải quyết. Nếu bản thân bạn chưa đủ “đà” để thay đổi hãy tìm một người bạn, người thân hoặc một đồng nghiệp lớn để giúp bạn.

- Đi học thêm những môn mà bạn yêu thích hoặc thấy cần thiết. Thậm chí tìm cơ hội học hỏi ngay công việc bạn đang làm.

- Dự, nghe những buổi chia sẻ của những người thành công, cả những trường hợp thất bại cũng như những chuyên đề dành cho “bệnh ì” để tìm giải pháp “tách” sức ì của chính mình.

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12916/test5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12914 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12914 Tình yêu - lối sống Mặt trái của tình yêu phô trương Dường như đã qua rồi cái thời yêu nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Giới trẻ ngày nay có xu hướng yêu một cách “ồn ào”, nếu không muốn nói là quá phô trương. Thu, 17 Mar 2011 21:47:24 +0700 Mặt trái của tình yêu phô trương

Mặt trái của tình yêu phô trương

Dường như đã qua rồi cái thời yêu nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Giới trẻ ngày nay có xu hướng yêu một cách “ồn ào”, nếu không muốn nói là quá phô trương.

Những “pha” tỏ tình nơi công cộng ngày càng rộ lên trong sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ (thuộc trường phái lãng mạn) cũng như sự phản đối không kém… quyết liệt của phía đối lập. Riêng tôi rất “dị ứng” với kiểu tỏ tình “ầm ĩ” như thế.

Với tôi, tình yêu là một điều thiêng liêng nhưng rất tế nhị và riêng tư nên cần được trân trọng, gìn giữ. Nhưng có lẽ do ảnh hưởng của những bộ phim tình cảm lãng mạn (thường là của Hàn Quốc, Đài Loan…), nhiều bạn trẻ ngày nay thích “yêu như phim”. 

Báo chí cũng thường đưa tin những cặp đôi nổi tiếng yêu nhau ồn ào và chia tay cũng rùm beng không kém. Tác giả của “pha” tỏ tình bằng cách ghi dòng chữ tỏ tình trên cát dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) hôm 24-12-2009 hay việc kết những trái tim bằng hoa hồng hoặc nến trong công viên hoặc trong các trường đại học ở phía Bắc trước đó cũng không ngoài xu hướng này.

Ở công ty tôi ai cũng nhớ việc Trung - một nhân viên công ty - thường gửi tặng người yêu (làm cùng phòng) những lẵng hoa to tướng vào các ngày 14-2, 8-3, sinh nhật… cùng những lời đề tặng thật hoa mỹ khiến cánh phụ nữ trong công ty đều ao ước được như bạn gái của Trung, còn cánh đàn ông thì nhiều phen… áy náy khi bị các cô nhắc nhở, so sánh. 

Những lời khen dành cho “cặp đôi hạnh phúc ấy” nhiều bao nhiêu thì khi Trung chuyển sang… yêu một cô gái khác, những lời dèm pha, xỉa xói dành cho họ cũng nhiều bấy nhiêu. Nếu chuyện yêu đương của họ kín đáo hơn thì nay Trung đâu bị lên án là Sở Khanh, còn người yêu của Trung cũng đâu ngại ánh mắt thương hại của mọi người đến nỗi phải xin chuyển đi công ty khác?

Hay trường hợp Di – một đồng nghiệp khác của tôi. Khi thì Di khoe chiếc nhẫn hột xoàn to đùng của “anh xã” mới tặng sau chuyến công tác Singapore, khi là chiếc điện thoại cao cấp đích thân “anh xã” chọn, khi lại là chiếc bánh sinh nhật to đùng “anh xã” nhờ người đem đến công ty để mừng sinh nhật vợ. Ai cũng khen Di có người chồng lý tưởng. Tuy nhiên, câu chuyện về Di trở thành chủ đề để mọi người bàn tán khi biết Di sắp ly dị vì chồng cô cũng ga-lăng như vậy với… người khác. Riêng tôi thấy Di đáng trách hơn đáng thương khi tự biến thành nạn nhân của kiểu yêu quá phô trương. 

Không hiểu khi đã hết yêu nhau, những cặp đôi trên có day dứt khi nhớ lại lúc họ còn mặn nồng, thắm thiết và muốn cả thế giới biết họ đang yêu như thế nào khi biến mình thành những cặp đôi “hot” trong các đám đông? 

Giữ lại sự riêng tư cho tình cảm của mình không chỉ bảo toàn cho tình yêu ấy sự thiêng liêng vốn có mà còn tránh cho cả hai những khó xử về sau nếu chẳng may tình yêu ấy không đi đến một kết thúc có hậu. Hơn nữa, một tình yêu quá phô trương thường nhận được sự chỉ trích, dèm pha của dư luận, vì đa số người Việt vốn kín đáo trong chuyện yêu đương.

HOÀNG DUY

Theo PNO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12914/yeu-yeu.gif 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12910 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12910 Tình yêu - lối sống Những chủ trọ có tấm lòng thơm thảo Trong khi nhiều nơi tăng giá nhà trọ thì nhiều chủ nhà cho thuê ở quận Thủ Đức (TP.HCM) vẫn giữ nguyên mức cũ để chia sẻ khó khăn với công nhân. Thu, 17 Mar 2011 18:11:48 +0700 Để vết thương mau lành

Những chủ trọ có tấm lòng thơm thảo

Trong khi nhiều nơi tăng giá nhà trọ thì nhiều chủ nhà cho thuê ở quận Thủ Đức (TP.HCM) vẫn giữ nguyên mức cũ để chia sẻ khó khăn với công nhân.

Ông Lê Quang Tỉnh - chủ khu trọ 1218/1 Kha Vạn Cân, khu phố 2, P.Linh Trung - nói không tăng giá cho thuê phòng để công nhân không gặp khó

Tại nhiều khu trọ ở Thủ Đức, giá cho thuê hiện nay chỉ đứng ở mức 350.000-500.000 đồng/phòng.

Không té nước theo mưa

Khu trọ 30 phòng của ông Lê Quang Tỉnh (1218/1 Kha Vạn Cân, khu phố 2, P.Linh Trung) có sân vườn rộng, rợp bóng mát cây xanh. Có người bảo nên tận dụng khu vườn làm thêm dãy nhà trọ nhưng với ông Tỉnh thì dứt khoát nói không vì “đó là sân chơi để mỗi cuối tuần công nhân trọ có chỗ tụ họp bên nhau, hát karaoke giải trí”. Với vị trí gần Khu chế xuất Linh Trung 1, nằm ngay trên đường Kha Vạn Cân thì giá phòng trọ cho thuê từ 350.000-500.000 đồng/phòng của ông Tỉnh là rẻ nhất khu vực này. “Giá rẻ vậy nên nhiều công nhân ở lâu năm không muốn đi”, ông khoe.

3.500 chủ trọ không tăng giá

Theo Liên đoàn Lao động Q.Thủ Đức, liên đoàn và các đoàn thể tại 12 phường đã vận động được khoảng 3.500 chủ nhà trọ đăng ký không tăng giá cho thuê phòng đến hết năm 2011. Gần 100.000 công nhân nhập cư tại Q.Thủ Đức đã được hưởng lợi qua hoạt động này. Liên đoàn Lao động Q.Thủ Đức cũng nhắc nhở các công đoàn cơ sở vận động chủ nhà trọ bán điện đúng giá cho công nhân, thống kê công nhân gặp hoàn cảnh khó khăn để có cách hỗ trợ kịp thời.

“Lúc tôi xây nhà trọ hơn chục năm trước lương công nhân là 350.000 đồng/tháng, tiền thuê phòng đã là 300.000 đồng/tháng, mấy người cùng ở chung chia nhau. Nay lương công nhân khoảng 2,5 triệu đồng, tiền thuê phòng chỉ 350.000-500.000 đồng”, ông nói.

Nghĩ về cảnh đời công nhân, ông chia sẻ: “Công nhân ở trọ mà có con nữa thì khổ lắm, tiền gửi cháu đi nhà trẻ hết 700.000-800.000 đồng mỗi tháng rồi. Mình tính số tiền công nhân thu vào và chi ra hằng tháng thấy không còn dư bao nhiêu nên không tăng giá nhà trọ”.

Giá phòng trọ ông duy trì từ năm năm nay, mặc cho chỗ khác ai tăng thì tăng, còn ông quyết không tăng để công nhân đỡ khổ. Vậy nên khi nghe cán bộ phường Linh Trung vận động không tăng giá nhà trọ đến hết năm 2011, ông Tỉnh đã đăng ký ngay. “Người ta giàu, có tâm thì đi làm từ thiện, mình không giàu thì không tăng giá thuê phòng cũng như làm từ thiện rồi”, ông Tỉnh thổ lộ.

“Nhà tui ngoài cho thuê 40 phòng trọ còn nuôi thêm nhím đẻ, mỗi cặp như vậy bán giống được cả chục triệu đồng. Tui lấy cái này để tăng thu nhập chứ không tăng giá thuê trọ” - ông Nguyễn Văn Vàng, chủ khu trọ 1.089/13/2, khu phố 2, tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, cho biết. Phòng trọ của ông Vàng có gác, có nhà vệ sinh cho thuê với giá 550.000 đồng/phòng/tháng. “Thu nhập của mấy đứa ở đây tôi biết, khoảng 2 triệu đồng một tháng, khó khăn lắm”, ông Vàng đồng cảm với công nhân.

Ông Nguyễn Văn Mảnh, chủ khu trọ 1299 tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, cho biết ngoài cho thuê gần 50 phòng trọ thì gia đình ông còn mở tiệm bán phở. Trước đây ông Mảnh sống ở Bình Dương, thấy công nhân đến Thủ Đức làm việc ngày càng đông nên mua đất xây nhà trọ cho thuê, cuộc sống gia đình cũng khấm khá lên từ đó. “Phòng trọ tôi cho thuê giá 500.000 đồng, rẻ hơn các nơi khác 150.000-200.000 đồng. Mình trước giờ sống nhờ cho công nhân thuê trọ, nay vì cái lợi không bao nhiêu mà tăng giá theo phong trào thì không đáng, không làm vậy được”, ông Mảnh bày tỏ.

Thành cuộc vận động

Chị Phan Thị Chiến (quê Hà Tĩnh) vào TP.HCM làm công nhân may hơn 10 năm nay. Đó cũng là thời gian chị Chiến ở tại khu trọ của ông Lê Quang Tỉnh. Chị Chiến và nhiều công nhân khác hay nói đùa rằng chủ trọ ở đây sống nghĩa tình, thông cảm cho công nhân nên ai cũng ở hoài, “có đuổi cũng không đi”. Chị Đỗ Thị Tươi (quê Nam Định) nghe bạn giới thiệu khu trọ của mình có vườn rộng mát mẻ, giá thuê rẻ hơn các khu khác nên cũng dọn sang xin ở cạnh phòng chị Chiến.

Bà Nguyễn Thị Viến (quê Hà Tĩnh) vào TP.HCM trông cháu giúp con gái đi làm công nhân cũng ở đây. Ban ngày, khi cháu đi mẫu giáo thì bà đạp xe đi buôn bán ve chai. “Con gái tôi vào đây ở lúc 17 tuổi, nay đã qua hơn 10 năm cháu vẫn trọ nơi này. Gặp được người chủ trọ tốt bụng như thế này là may mắn lắm”, bà Viến nói.

Ông Phạm Hoài Vũ, phó bí thư Đảng ủy phường Linh Trung, cho biết hiện nay tại phường có hơn 400 hộ đăng ký không tăng giá cho thuê nhà trọ. Cuộc vận động này được triển khai trong các buổi họp tổ dân phố và cán bộ công đoàn phường cũng đến từng nhà trọ để “rỉ tai” chủ trọ không tăng giá.

Theo thống kê hiện nay, phường Bình Chiểu là nơi vận động được nhiều chủ nhà trọ không tăng giá nhất của Q.Thủ Đức, với khoảng 1.000 hộ đăng ký tham gia. Ông Trần Hoàng Gia, chủ tịch công đoàn cơ sở cơ quan phường Bình Chiểu, cho biết ngoài các chủ nhà trọ đăng ký không tăng giá thì cán bộ, công nhân viên chức của UBND phường có dịch vụ cho thuê nhà trọ cũng cam kết không tăng giá để làm gương. “Đa số hộ đều đồng tình khi chúng tôi đi vận động, vì đời sống công nhân hiện nay gặp khó khăn nên đây là việc có ý nghĩa cần làm”, ông Gia nói.

NGUYỄN NAM

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12910/test5.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12856 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12856 Tình yêu - lối sống Hiểu nhau để yêu nhau hơn Có rất nhiều phụ nữ luôn muốn mình là “một bà mẹ siêu nhân” và có thể làm tròn nhiệm vụ người vợ, người mẹ trong gia đình một cách hoàn hảo và cũng luôn muốn hoàn thành tốt công việc trong xã hội. Tue, 08 Mar 2011 16:38:03 +0700
Hiểu nhau để yêu nhau hơn

Có rất nhiều phụ nữ luôn muốn mình là “một bà mẹ siêu nhân” và có thể làm tròn nhiệm vụ người vợ, người mẹ trong gia đình một cách hoàn hảo và cũng luôn muốn hoàn thành tốt công việc trong xã hội. Sự cân bằng giữa gia đình và xã hội nhiều lúc làm cho người phụ nữ cảm thấy bị “đuối sức”. Và tổ ấm “lạnh” đi lúc nào không hay. Với tọa đàm “Phụ nữ - Người giữ lửa hạnh phúc gia đình” do Công Đoàn CSTV khối Phong trào tổ chức đã gợi mở nhiều phương pháp hay, những “bí quyết nho nhỏ” để giúp chị em giữ ấm tình yêu thương gia đình. 

Nghệ thuật giữ “lửa” hạnh phúc

Khi cuộc sống khó khăn hơn, người phụ nữ rất cần công việc để giúp chồng gánh vác nỗi lo kinh tế. Công việc: rất cần nhưng gia đình vẫn là bến đỗ bình yên, là chỗ dựa tình cảm chắc chắn nhất. Điều đó cần hơn nữa. Tuy nhiên, khi công việc chiếm gần hết “quỹ” thời gian dành cho gia đình thì những mâu thuẫn nho nhỏ bắt đầu “lộ diện”. Tất cả xuất phát từ sự không hiểu nhau. Chị H. Sơn cho biết: “Để cân bằng cuộc sống gia đình, người chồng phải hiểu được công việc của vợ. Chồng mình cũng phải chia sẻ việc nhà với vợ. Với chồng tôi, mỗi tháng đều dành riêng một ngày cho nhau để lắng nghe nhau, hiểu nhau hơn”.

Chị H. Yến lại có một “bí kíp” nho nhỏ nhưng lại hiệu quả là gạt bỏ công việc khỏi trí óc của mình khi về nhà. “Khi về nhà thì không suy nghĩ việc cơ quan nữa và khi ở cơ quan thì không nên để đầu óc vướng bận việc nhà”. Việc quản lí cảm xúc hoàn toàn không dễ dàng gì vì trong mỗi người rất dễ bị cảm xúc chi phối. Chuyên gia tư vấn tâm lí Phạm Thị Thúy cho biết chồng và người thân thường là những “đối tượng” dễ bị… trút giận nhất, làm sao để những cảm xúc tiêu cực, những rắc rối trong công việc đừng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Quản lí cảm xúc cũng là một nghệ thuật.

Chia sẻ với chị em phụ nữ tại diễn đàn, chị Đ.Thanh “bật mí” cho biết bản thân mình nên hài hước. Nụ cười mang lại sự thoải mái cho mình, cho chồng, cho con và cho cả gia đình “Khi có mâu thuẫn với chồng, tôi và anh ấy tránh cãi nhau trong nhà. Lúc đó, tôi hay rủ chồng ra quán café để tâm sự. Khung cảnh lãng mạn ở đó cũng giúp tôi vơi đi sự bực bội phần nào đó. Nói chuyện với nhau cũng giúp chúng tôi hiểu nhau hơn”.

Để có nhiều thời gian cho gia đình hoàn toàn không khó nếu chị em biết “giờ nào việc nấy, lên kế hoạch cho công việc và gia đình trên cùng 1 cuốn lịch, biết nói “Không” trước những công việc không cần thiết và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn”, chuyên gia tâm lí Phạm Thị Thúy chia sẻ. 

Đàn ông nên xây tổ ấm

Thời nay phụ nữ có thể “xây nhà” thì đàn ông cũng không quá khó để xây “tổ ấm”. Tuy nhiên cách “xây” tổ ấm giữa hai giới hoàn toàn khác nhau. Phụ nữ cần có nhiều kĩ năng để giúp chồng cùng xây tổ ấm.

“Tất cả những cảm xúc đừng giấu trong lòng, hãy nói ra để ông xã hiểu đúng ý mình, để hiểu mình nghĩ gì, thích gì”, chị P. Thảo tâm sự. Tổ ấm luôn hạnh phúc khi giữa vợ - chồng luôn hiểu nhau và yêu thương nhau. “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn”. Hãy để “ai đó” cảm thấy hạnh phúc khi được yêu, được là chính mình, không có sự so sánh đẹp xấu, hơn thua trong tình yêu và người chồng cũng cảm thấy hạnh phúc khi cùng xây tổ ấm.

Chị Phạm Thị Thúy chia sẻ sự nhàm chán cũng là “rãnh nứt” trong hôn nhân. Đẹp dần lên trong mắt nhau, cùng nhau tiến bộ trong công việc và cuộc sống,..  cũng là “chìa khóa” tạo dựng hạnh phúc. Tôn trọng nhau, yêu thương nhau hoàn toàn không thừa. Đừng để “tổ ấm” lạnh đi vì sự thờ ơ của mỗi người. Hiểu nhau để yêu nhau nhiều hơn.

THIÊN THANH

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12856/test4.JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12853 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12853 Tình yêu - lối sống Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3: Tôn vinh và chia sẻ Không phải chỉ đến Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 mọi người mới nhắc đến những đóng góp thầm lặng của các mẹ, các chị mà quanh năm suốt tháng, hình ảnh những đóa hoa thầm lặng vẫn luôn tỏa sáng. Nhiều bạn đọc đã chia sẻ cảm nhận về những đóa hoa thầm lặng này. Tue, 08 Mar 2011 09:05:45 +0700 Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3: Tôn vinh và chia sẻ

Không phải chỉ đến Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 mọi người mới nhắc đến những đóng góp thầm lặng của các mẹ, các chị mà quanh năm suốt tháng, hình ảnh những đóa hoa thầm lặng vẫn luôn tỏa sáng. Nhiều bạn đọc đã chia sẻ cảm nhận về những đóa hoa thầm lặng này.

Nữ cảnh sát điều tiết giao thông giữa trưa nắng gắt tại giao lộ 3 Tháng 2 - Cao Thắng, TPHCM

  • Lặng lẽ tỏa sáng

Cuối năm 2010, TPHCM bắt đầu triển khai mô hình nữ cảnh sát giao thông ở một số tuyến đường trung tâm và cửa ngõ nhằm tăng cường lực lượng điều tiết, ổn định trật tự giao thông. Tại một số giao lộ thường xuyên là điểm nóng về ùn tắc, hình ảnh các “bóng hồng” nghiêm nghị trong những bộ quân phục, tay cầm còi, tay vung gậy nhịp nhàng điều tiết giao thông dần trở nên quen thuộc với người dân TP. Bỏ ngoài tai những lời chọc ghẹo của một số người đi đường vô ý thức, giữa cái nắng, gió và bụi của giao thông TP, các chị vẫn kiên trì làm nhiệm vụ.

Không riêng gì nghề cảnh sát, các nữ y tá, bác sĩ làm việc trong bệnh viện cũng là những tấm gương hy sinh, đóng góp âm thầm cho xã hội. “Y tá hay bác sĩ thì cũng là phụ nữ, ở bệnh viện cống hiến hết mình cho công việc, khi về nhà vẫn là người mẹ, người vợ lo chu toàn cho gia đình”, chị Trang, y tá Khoa Cột sống, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (quận 5), bày tỏ.

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến họ, những người phụ nữ, người mẹ, người chị đã âm thầm cống hiến một phần sức lực, hy sinh hạnh phúc cá nhân vì sự bình yên, no ấm cho xã hội.

Minh Kế (quận 12)

  • Khoảng cách bình đẳng giới

Có thể nói những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. Thế nhưng, bên cạnh sự khẳng định vị thế, sự tôn trọng đối với phụ nữ, vẫn còn không ít khoảng cách, gam màu tối trong thực hiện chủ trương bình đẳng giới.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần đông phụ nữ luôn cảm thấy áp lực cuộc sống đè nặng lên đôi vai bởi công việc xã hội lẫn gia đình đã chiếm hết thời gian, sức lực của họ. Hết 8 giờ vàng ngọc ở cơ quan, đơn vị trở về nhà, các chị phải làm thêm công việc nhà từ 8 đến 10 giờ nữa. Để chu toàn việc nhà, chăm lo cho chồng con có bữa cơm dẻo, canh ngọt, nhà cửa sạch sẽ, thông thường đến 22 giờ trở đi chị em mới được nghỉ ngơi. Đến khoảng 5 - 6 giờ sáng, họ phải thức dậy, bắt đầu một ngày mới đầy lo toan, tính toán thời gian thật khéo léo để giải quyết hết việc cơ quan, việc nhà.

Để Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 hàng năm có ý nghĩa thật sự đối với chị em, chúng tôi mong mỏi xã hội, nhất là nam giới hãy thay đổi quan niệm, suy nghĩ và có hành động thiết thực sẻ chia việc nhà, việc nội trợ với phụ nữ thời hiện đại. Có như thế, gánh nặng trên đôi vai của những người mẹ, người vợ sẽ giảm bớt, giúp phụ nữ bớt lo toan và sẽ có thêm thời gian để thư giãn, học hành, phấn đấu và tham gia công tác xã hội nhiều hơn.

Nguyễn Tịnh Hòa

  • Quan tâm, chia sẻ với phụ nữ nhiều hơn

Tôi mới về Việt Nam định cư được vài năm và xin có vài nhận xét về ngày 8-3 ở Việt Nam. So với ở Canada và các nước khác, ngày 8-3 ở Việt Nam, phụ nữ, nhất là ở khu vực thành thị được quan tâm đặc biệt, được nhận nhiều hoa và quà tặng của chồng, con trai, bạn trai lẫn đồng nghiệp. Thật đáng trân trọng vì ngày này nhắc nhở những người đàn ông trong gia đình lẫn xã hội phải quan tâm, chia sẻ với phụ nữ nhiều hơn. Thế nhưng, tôi thấy sự quan tâm này chưa đồng bộ, chưa trở thành ý thức hệ - gắn liền với trách nhiệm sẻ chia, gánh vác bớt việc nhà cho chị em phụ nữ. Trên thực tế, còn có một bộ phận nam giới Việt Nam tự cho mình quyền được làm gì tùy thích, nghĩa là hết giờ làm việc có thể la cà, vui vẻ với bạn bè ở quán nhậu, để mặc vợ ở nhà gánh vác việc nội trợ, chăm sóc con cái. Ở các nước phát triển, nam giới được giáo dục rất kỹ và học sinh nam được giáo dục từ nhỏ về luật bình đẳng giới, nên khi lớn lên đều có ý thức chia sẻ việc nhà, việc nội trợ của phụ nữ.

Vì thế, tôi nghĩ rằng để bình quyền thật sự đến với phụ nữ Việt Nam, từ gia đình đến xã hội phải thay đổi nhận thức, cần giáo dục trẻ em nam biết sẻ chia việc nhà, việc nội trợ đối với mẹ, chị em gái. Tại sao đất nước ta đã phát triển, nhiều phụ nữ đã tiếp cận với môi trường sống hiện đại nhưng vẫn có tư duy chiều chuộng chồng con, ôm việc nhà làm một mình? Điều này dễ dẫn đến sự ỷ lại của cánh đàn ông và kiểu “chồng chúa vợ tôi” sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người con trai. Đến khi có vợ, người con trai cũng duy trì nếp nghĩ rằng việc nội trợ của phụ nữ, không muốn động chân động tay phụ vợ con. Để rồi vì áy náy hay “lương tâm cắn rứt” nên ngày 8-3, nhiều nam giới Việt Nam phải tỏ thái độ “quan tâm đặc biệt” đến quý bà và sẵn sàng chi khoản tiền lớn để bù đắp sự thiệt thòi của họ…

thuyvuong…@gmail.com

Theo SGGPO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12853/test4.JPG 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12844 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12844 Tình yêu - lối sống 8/3 năm nay cực kỳ đặc biệt, vì sao? Năm nay, 8/3 ngày Quốc tế phụ nữ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì nó đánh dấu 100 năm ngày công bố và bắt đầu chào mừng ngày quốc tế phụ nữ lần đầu tiên. Mon, 07 Mar 2011 12:50:28 +0700 Diễn đàn

8/3 năm nay cực kỳ đặc biệt, vì sao?

Năm nay, 8/3 ngày Quốc tế phụ nữ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì nó đánh dấu 100 năm ngày công bố và bắt đầu chào mừng ngày quốc tế phụ nữ lần đầu tiên.
 

Lễ chào mừng chính thức ngày Quốc tế phụ nữ lần đầu diễn ra vào ngày 19/3/1911 tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.

Quyết định chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ được đưa ra vào năm 1910 tại hội nghị quốc tế phụ nữ lần 2 ở Copenhagen. Tại hội nghị, Clara Zetkin, lãnh đạo văn phòng phụ nữ của đảng Dân chủ Xã hội Đức đã đề xuất, mỗi năm ở từng quốc gia nên chào mừng ngày Phụ nữ vào cùng một ngày để nhấn mạnh các nhu cầu khác nhau của phụ nữ.

Sáng kiến của Zetkin được nhất trí thông qua và nó được thực thi lần đầu tiên vào năm tiếp theo, 1911.

Ý tưởng về ngày phụ nữ phát triển như thế nào?

Vào cuối thế kỷ 19, trong xã hội công nghiệp hóa có nhiều bất ổn, phụ nữ thường biểu tình phản đối điều kiện công việc hà khắc, lương thấp và bất bình đẳng. Cùng thời điểm, phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ dâng cao ở nhiều nước.

Năm 1908, 15.000 phụ nữ tuần hành ở New York đòi giảm giờ làm, được trả lương cao hơn và có quyền bỏ phiếu. Năm 1909, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày 28/2 được coi là ngày Phụ nữ toàn quốc đầu tiên. Tới năm 1913, ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 2 được tuyên bố là Ngày phụ nữ ở Mỹ.

Tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc trở thành tâm điểm nhiều cuộc tuần hành của phụ nữ. Phụ nữ Nga bắt đầu chiến dịch vì hòa bình trước thềm Thế chiến I để mừng ngày Quốc tế phụ nữ lần đầu tiên vào chủ nhật cuối cùng của tháng 2 năm 1913. Tuy nhiên, năm 1913, một thỏa thuận chung đã được thiết lập và ngày Quốc tế phụ nữ được chuyển sang 8/3.

Ngày Quốc tế phụ nữ được thế giới chấp nhận như thế nào?

Liên Hợp Quốc chỉ định năm 1975 là năm quốc tế phụ nữ đồng thời chính thức công nhận ngày Quốc tế phụ nữ và bắt đầu bảo trợ cho các sự kiện ngày quốc tế phụ nữ. Mọi thành viên của LHQ bắt đầu chào mừng ngày 8/3.

Hiện nay, ngày Quốc tế phụ nữ được kỷ niệm ở hàng trăm quốc gia. Tại một số nước như Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Campuchia, Cuba, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Moldova, Mongolia, Montenegro, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam thì đây là một ngày lễ chính thức.

Tại Italia, đàn ông thường tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ vào ngày 8/3. Tại Nga và Albania, hoa mimosa vàng và kẹo socola là các món hàng được ưa chuộng nhất vào ngày này.

HOÀI LINH

Theo TNN

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12844/3610b21b0a4986ddd701b89c3d024650.gif 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12828 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12828 Tình yêu - lối sống Mừng 8-3 theo kiểu sinh viên tình nguyện Cứ vào những dịp lễ lớn là họ lại ráo riết chuẩn bị cho một “phi vụ” kinh doanh kiểu sinh viên. Thu, 03 Mar 2011 15:34:38 +0700 Mừng 8-3 theo kiểu sinh viên tìn

Mừng 8-3 theo kiểu sinh viên tình nguyện

Cứ vào những dịp lễ lớn là họ lại ráo riết chuẩn bị cho một “phi vụ” kinh doanh kiểu sinh viên.

Những ngày cuối tháng 2, chỉ cần đi ngang qua cơ sở A Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3), kiểu gì bạn cũng bắt gặp 1 tốp sinh viên đang lúi húi bên từng đốt tre. Họ đang làm gì vậy nhỉ? Bật mí cho các bạn ngay đây.

  

1. Những nghệ nhân 9x

Họ là những thành viên của Đội Công tác xã hội, trực thuộc Hội sinh viên trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Ròng rã trong suốt 2 tuần từ 18/2/2011đến 4/3/2011, tất cả thành viên - CTV của Đội đều dồn lực để chuẩn bị cho một đợt kinh doanh vật phẩm handmade vào dịp 8/3 sắp tới. Những đôi bàn tay 9x đã khéo léo hô biến những thân tre “bự bự” thành những tác phẩm nghệ thuật như lẵng hoa, ghế đá, xích đu, xe đạp tí hon siêu dễ thương.

Như một hoạt động truyền thống của Đội CTXH, cứ vào những dịp lễ lớn là các thành viên lại ráo riết chuẩn bị cho một “phi vụ” kinh doanh kiểu sinh viên. Không có thầy dạy nghề, mọi công đoạn từ khâu ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm đều do các bạn tự nghĩ ra và trao đổi với nhau. Những bạn sinh viên năm 3, năm 4 “quen nghề” nên làm nhanh hơn, thời gian còn lại hướng dẫn và chia sẻ bí kíp cho những sinh viên năm 1, năm 2 mới vào nghề. Cứ như vậy, sau 1 ngày, các bạn có hơn 10 tác phẩm hoàn chỉnh. Một sản phẩm hoàn thiện sẽ được bán với giá từ 60.000-400.000đ.

2. Kinh doanh để… cho đi

Vì toàn bộ số tiền thu được từ hơn 2 tuần ròng rã sẽ được dành hết cho những hoạt động và dự án tiếp theo của Đội.

Anh Lý Hoàng Long Ban điều hành Đội CTXH) chia sẻ: “Hơn 15 triệu thu được từ đợt kinh doanh 8.3 năm trước đã theo chân các chiến sĩ tình nguyện về với các mái ấm, nhà mở, những người neo đơn. Năm nay các bạn đang đặt chỉ tiêu cao hơn năm trước, để có thêm nhiều bộ quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo, thêm lương thực, thuốc men cho bà con vùng lũ…”

Gian hàng của Đội CTXH sẽ chính thức “ra mắt” vào ngày 5/3 đồng thời tại 3 địa điểm: cơ sở A Đại học Kinh tế TP. HCM (59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3), cơ sở B Đại học Kinh tế TP.HCM (279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10) và cổng trường mẫu giáo Họa Mi (An Dương Vương, Quận 5). Ngay từ bây giờ, các bạn đã có thể “đặt hàng” trước qua số điện thoại chính thức của Đội CTXH (01688228831) đấy.

***

Không chỉ là niềm vui khi được cho đi, mà các bạn còn được trang bị cho mình kha khá tài lẻ, nuôi dưỡng óc sáng tạo và năng khiếu nghệ thuật. Những sinh viên thế hệ mới đang mừng ngày lễ lớn theo những cách thật đặc biệt!

Theo MTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/3/12828/test4.jpg 200 150
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12799 http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12799 Tình yêu - lối sống Con sẽ nhớ giữ ấm đôi bàn chân Mẹ của con có đôi bàn chân không đẹp. Đôi bàn chân đặc trưng của phụ nữ đồng chiêm: to bè, quanh năm hoặc bị nước ăn hoặc thô ráp, nứt nẻ, bị cát đất, tro bụi nhét vào. Buổi tối, mẹ thường pha nước muối vừa ngâm chân vừa xuýt xoa. Mon, 28 Feb 2011 10:25:33 +0700 Ngon và lạ hải sản tại Vịnh Hạ L

Con sẽ nhớ giữ ấm đôi bàn chân

Mẹ của con có đôi bàn chân không đẹp. Đôi bàn chân đặc trưng của phụ nữ đồng chiêm: to bè, quanh năm hoặc bị nước ăn hoặc thô ráp, nứt nẻ, bị cát đất, tro bụi nhét vào. Buổi tối, mẹ thường pha nước muối vừa ngâm chân vừa xuýt xoa.

"Bàn chân mẹ đi qua những khắc nghiệt của đất trời mà không hề từ nan. Còn bàn chân con, mẹ nâng niu như báu vật"

 

Bàn chân mẹ đi qua những khắc nghiệt của đất trời mà không hề từ nan. Để rồi hậu quả là chân mẹ bị thấp khớp. Những ngày bình thường thì không sao, sợ nhất là hôm nào trái gió trở trời, bàn chân ấy lại đau mỏi. Chân mẹ còn hay bị nước ăn. Những kẽ chân luôn chảy nước, chỉ biết lấy lá vối non rịt vào cho khô se. Thương lắm!

Mẹ còn không có thói quen đi dép. Mà của đáng tội, công việc nhà nông cũng không để mẹ có điều kiện đi dép thường xuyên. Con gái nhớ những buổi trưa tháng 6 nắng chang chang, nắng tới mức ươn ả cả người, bao nhiêu cua cáy trong đồng vì nước nóng mà bò lên cả, cái cây, cái lá cũng vì nắng mà héo hon thì mẹ - với đôi bàn chân trần, quảy những gánh lúa vàng trên con đường làng đã được đổ bêtông bỏng rát. Những ngày tháng 7 mưa dầm, mưa sậm mưa sụt ướt cả đất trời, mưa như thối đất thối cát thì mẹ vẫn ra đồng, lội xuống bùn.

Bàn chân con gái không giống mẹ. Chân con nhỏ nhắn, trắng trẻo. Từ bé con quen với học hành, sách vở hơn là với công việc đồng áng. Sau những lần con bị sài đẹn liên miên, mẹ lại càng cưng con hơn. Mẹ luôn sợ con gái mẹ - đứa con gái yếu đuối và thiếu thốn từ bé phải khổ sở. Thế là mẹ không để con động tay vào việc gì nặng nhọc. Những lúc thấy con dỗi vì mẹ không cho con giúp mẹ, mẹ chỉ cười thật hiền: “Con cố gắng học giỏi là mẹ vui rồi. Đời mẹ học hành chưa bằng người nên con phải học cho cả phần của mẹ nữa”. Nhìn nụ cười của mẹ kìa, biết mấy là thương yêu.

Mẹ luôn nhắc con phải giữ gìn đôi bàn chân cẩn thận. Chân cứng thì đá mềm, có một đôi chân rắn rỏi thì có thể đi đến bất kỳ đâu. Mùa đông, con không thèm đi tất cho ấm. Tối về chân con sưng to, vừa đau vừa ngứa. Mẹ mắng con vì cái tội bất cẩn rồi vội vàng pha cho con một chậu nước thật nóng có muối và cả lá lốt nữa để chữa sương giá. Con nhúng đôi bàn chân có những ngón chân sưng mọng xuống chậu nước, mặt mày nhăn nhó. Mẹ ở bên cạnh, vừa dỗ dành vừa hăm dọa: “Chóng ngoan, nhúng chân vào thì mới khỏi chứ. Không là mai không đi học được đâu”.

Mùa hè, trời vừa mưa vừa nắng. Vừa mưa xong, con đã chạy ra sân nóng hầm hập. Thể nào con cũng bị mẹ gọi vào vì mẹ sợ con bị thấp khớp. Có những buổi tối con ngủ say rồi mà mẹ vẫn chưa yên tâm, còn phải ghé mắt vào mùng nhìn xem con đã đắp chăn cẩn thận chưa. Nếu chưa thì mẹ sẽ kéo lại chăn, che kín đôi bàn chân. Vừa kéo, mẹ vừa lẩm bẩm: “Bàn chân là dễ bị nhiễm lạnh lắm. Phải biết giữ ấm đôi bàn chân chứ. Con gái gì mà đoảng quá!”. Lúc đó, con giả vờ ngủ thật say. Vì nếu không thì mẹ sẽ thấy con khóc mất.

Dường như mẹ luôn dành hết cả thời gian của mình để lo lắng cho con, lo cho cả những ngón chân bé xíu. Con chưa bao giờ nghĩ bàn chân lại quan trọng đến thế, chưa bao giờ biết rằng mẹ của con luôn phấp phỏng chỉ vì con chưa biết giữ ấm đôi bàn chân. Cho tới ngày con đi học trên thành phố và nhận được lá thư của mẹ. Lá thư ngắn với những con chữ ngoằn ngoèo của một bàn tay không cầm bút thường xuyên. Sau khi hỏi con về chuyện bạn bè, trường lớp, dặn dò con ăn uống, học hành, câu cuối cùng mẹ nhắc: “Con à, nhớ giữ ấm đôi bàn chân nhé.  Con đoảng tính lắm đấy. Mẹ không nhắc thì không biết có nhớ không. Chân cứng thì đá mềm, con ạ!”.

Con gấp lá thư, lòng ấm sực. Đúng là mẹ của con. Đôi bàn chân mẹ đi qua bao nắng mưa, bao mùa hái gặt thì không sao. Thế mà đôi chân của con thì mẹ luôn nhắc phải giữ ấm. Vâng, mẹ ơi, con nhớ rồi. Con sẽ giữ ấm đôi bàn chân!

Theo TTO

]]>
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2011/2/12799/test4.jpg 200 150