<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Xây dựng khu dân cư không rác</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style2 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Xây dựng khu dân cư không rác</strong></p>
<p class="style1">Hiện nay việc xả rác thường do người buôn bán, người đi đường
hoặc người dân tại chỗ bỏ rác ra đường không đúng giờ thu gom rác. Trong đó,
nguồn rác từ người sinh sống, mua bán tại chỗ xả ra trên địa bàn chiếm tỉ lệ lớn
nhất. Do đó để hạn chế xả rác, cần chú ý tác động vào nhóm đối tượng này.</p>
<p class="pHead">
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img alt="" src="do%20thi.jpg" width="405" height="311" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style3"><em>Các chị trong tổ phụ nữ vệ sinh môi trường khu
phố 1, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cùng nhau quét dọn đường Nguyễn Văn Trỗi</em></td>
</tr>
</table>
</p>
<p class="style1">Mỗi địa phương nên xây dựng “hẻm không rác”, “đường phố không
rác” để từ đó tiến tới “tổ dân phố không rác”, “khu phố không rác”... Trước hết,
các đoàn thể tuyên truyền cho từng hộ dân ý nghĩa của việc bỏ rác đúng giờ và
đúng nơi quy định, tác hại của việc xả rác bừa bãi đối với sức khỏe, vệ sinh môi
trường và mỹ quan đô thị. </p>
<p class="style1">Chính quyền từng địa phương phổ biến và có cam kết để các cơ
sở thu gom rác lấy rác đúng giờ, vận chuyển rác không để rơi vãi trên đường, tập
kết rác đúng chỗ...; đồng thời phối hợp với các công ty vệ sinh đảm bảo nơi bỏ
rác phải đảm bảo vệ sinh. Chính quyền cũng cần cam kết với các hộ buôn bán phải
có nơi bỏ rác đảm bảo vệ sinh và có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những
người vi phạm.</p>
<p class="style1">Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần lập một đội thanh niên tình
nguyện do lực lượng đoàn viên làm nòng cốt để tuyên truyền, vận động người dân
không xả rác và định kỳ tham gia dọn rác. Nếu cần thiết nên quy ước (và có cam
kết) mỗi hộ phụ trách vệ sinh ở khu vực xung quanh nhà mình, làm cơ sở để bình
xét gia đình văn hóa. </p>
<p class="style1">Ngoài ra nên có hình thức nhắc nhở, kiểm điểm công khai trong
sinh hoạt tại khu dân cư đối với những cá nhân, những hộ thường xuyên không giữ
gìn vệ sinh chung. Xét cho cùng, việc xả rác có ảnh hưởng đến cộng đồng nên cộng
đồng có quyền được bảo vệ sức khỏe của mình và cần thiết có biện pháp chế tài.</p>
<p class="style1">Trước mắt mỗi phường xã chọn một số hẻm, đường, tổ dân phố để
làm điểm, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn địa bàn. Ở mỗi phường, nếu
tổ dân phố nào cũng không có rác thì sẽ có những khu phố không rác và phường
cũng sẽ không còn rác. Từ đó có thể tiến hành rộng hơn ở cấp quận, cấp thành phố.</p>
<p class="style1">Việc làm này phải thường xuyên và liên tục, không được “đánh
trống bỏ dùi”, qua loa hình thức. Do đó cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương mới đạt kết quả tích cực.</p>
<p class="style2"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>