Đồng chí Lê Văn Nghề (Năm Lăng) sinh năm 1946 ở ấp Mỹ Thạnh, một vùng quê ven thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang). Vốn là một thợ may rất giỏi, năm 1963, khi mới 17 tuổi, đồng chí được giác ngộ cách mạng và lên Sài Gòn.
Ông Lê Công Giàu, nguyên phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM, gửi cho chúng tôi bài viết này nhân hai năm ngày mất của đồng chí Võ Văn Kiệt (11-6-2008 - 11-6-2010). Một ký ức về người lãnh đạo khu ủy, với niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ khi đó...
Trong những năm 1949-1950, phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc nhằm chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho sinh viên, học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)… Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho gần 10.000 SVHS nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho SVHS học tập và trả tự do cho HSSV bị bắt
Đầu năm học 1985 – 1986, Ủy ban trù bị Hội sinh viên thành phố được thành lập do đ/c Trần Quốc Huy – UVTV, Trưởng ban trường học Thành Đoàn làm Chủ tịch. Bên cạnh đó, tổ chức Hội cơ sở ở nhiều trường Đại học đã hình thành và hoạt động khá mạnh trong các năm học 1985 - 1986, 1986 – 1987.
Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.
Sáng ngày 12-4, tại khuôn viên tượng nghệ thuật Bác Hồ với thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đồng diễn nghệ thuật trống kèn “Đất nước trọn niềm vui” và Liên hoan “Tiếng kèn đội ta” trong không khí vui tươi, xúc động. Sự kiện này được phát sóng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội của Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương, thu hút sự tham gia đông đảo của thiếu nhi, đội viên và người dân khắp nơi.