Tháng của mẹ: gửi mẹ những yêu thương

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Tháng của mẹ</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style2 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style3 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style2"><strong>Tháng của mẹ: gửi mẹ những yêu thương</strong></p> <p class="style1">Tháng 11. Tháng của mẹ. Tháng của những nhà giáo. Con thần tượng mẹ. Bạn bè bảo con may mắn vì có mẹ là cô giáo. Rồi con sẽ được điểm cao, mẹ là chủ nhiệm của con mà.</p> <p class="style1">Nhưng ở trên lớp, mẹ chưa bao giờ nhìn con bằng ánh mắt của người mẹ. Mẹ nhìn con bằng ánh mắt của một cô giáo. Mẹ đã cho con không ít lần điểm 1 nếu con lười biếng. Mẹ không bao giờ nương tay khi con không chịu học bài cũ, không chịu làm bài tập về nhà. Mẹ cũng không bao giờ làm thay cho con. Khi ấy con nghĩ mẹ ích kỷ, chỉ có ích kỷ thì mẹ mới không chịu làm giúp con khi con gặp bài toán khó. Mẹ chưa bao giờ nới lỏng khi chấm điểm bài của con. </p> <p class="style1">Đã bao lần con định năn nỉ mẹ cho con điểm cao hơn. Mẹ biết. Mẹ như đoán được ý của con nên chỉ nghiêm mặt nói: “Mẹ là cô giáo của con”. Lúc ấy con rất ghét mẹ. Con ghét vì mẹ không chấm “thoáng” cho con, để con được huênh hoang với bạn bè. Khi ấy con chỉ ước: “Giá như mẹ có thể hiểu con cần gì”. Mẹ có dịu dàng với con hơn, mẹ có thể thiên vị cho con hơn những bạn khác. Nhưng ngược lại… Mẹ đã không làm thế. </p> <p class="style1">20-11</p> <p class="style1">Ngày của mẹ, ngày mẹ đẹp nhất trong ánh mắt của học trò. Bạn bè có đứa ghen tị với con, với những gì mà con có. Con không chỉ có một người mẹ như bao người mẹ khác, con còn có một cô giáo để dẫn bước con đi mỗi ngày, đi vào đời.</p> <p class="style1">Ngày đầu tiên con đi học, con còn nhớ mãi mẹ&nbsp;dặn dò: “Con phải ngồi ngay ngắn và lắng nghe cô giáo giảng bài nhé”. Một lời dặn dò rất bình thường, giản dị&nbsp;nhưng với con đó lại là bài học đầu tiên con học được từ không ai khác mà chính là mẹ. Có những lúc mẹ rất dịu dàng nhưng sao cũng có lúc mẹ lại nghiêm khắc với con thế?</p> <p class="style1">Con không nhớ đã khóc như thế nào vì lạ thầy, lạ bạn, lại&nbsp;không có mẹ bên cạnh. Con&nbsp;rất rụt rè khi nhìn các bạn xung quanh.&nbsp;Nhưng rồi con lại chợt&nbsp;yên tâm hơn vì thoáng thấy bóng ở ngoài kia, con biết có mẹ đang đứng nhìn con. Con nhớ lắm ánh mắt của mẹ. Nhưng đến bây giờ con vẫn không lý giải được ánh mắt của mẹ khi ấy. </p> <p class="style1">Ngày bé, con không hiểu ngày 20 tháng 11 là ngày gì, chỉ nghe lớt phớt các anh chị là học trò của mẹ đến chúc &quot;rối rít&quot;, hình như là ngày nhà giáo gì đó. Thế ngày nhà giáo thì sao? Có ý nghĩa gì với một mình mẹ? Tại sao con chả thấy gì cả vậy? Con cứ ngây ngô hỏi hết câu này đến câu khác. Con còn tranh giành những bó hoa kia là của con, vì nó rất đẹp.</p> <p class="style1">Lên cấp hai, con&nbsp;bắt đầu hiểu Ngày nhà giáo Việt Nam quan trọng đến thế nào với mẹ, với những đồng nghiệp khác của mẹ nữa. Nhưng con vẫn chưa từng mua cho mẹ một bông hoa, chưa từng chấp bút viết một lời nhắn nhủ dễ thương vào một tấm thiệp. Con cũng chưa bao giờ đứng trước mẹ để chúc một lời dù ngắn gọn thôi. Con cứ nghĩ rằng đã là mẹ con với nhau thì cần gì phải khách sáo.</p> <p class="style1">Con nô nức cùng bạn bè đến nhà từng thầy cô bộ môn một để chúc mừng, để tặng quà, tặng hoa. Những lời chúc của con sao mà sáo rỗng thế? Có đứa còn chọc con: “Thế mày đã chúc mẹ mày chưa?”. Con trả lời vô tư: “Chúc làm gì, bày đặt, mẹ con với nhau mà”. Giờ nghĩ lại những lời ấy con thấy có lỗi quá. Có phải con vô tâm quá không?</p> <p class="style1">Sau đó mẹ là cô giáo chủ nhiệm ba năm cấp ba của con. Con cứ nghĩ mình sẽ có nhiều thuận lợi, sẽ đạt điểm cao cho mà coi. Nhưng mọi thứ lại không như con nghĩ. Mẹ giữ phẩm chất nghề nghiệp hơn con tưởng.</p> <p class="style1">Mẹ không trách con, kể cả việc con cứ hờn trách tại sao mẹ không cho con điểm cao hơn các bạn khác? Tại sao mẹ không bao giờ cho con điểm 9, điểm 10? Chỉ cần một đường bút của mẹ thôi là con có thể lãnh trọn&nbsp;danh hiệu xuất sắc từng học kỳ.</p> <p class="style1">Mẹ nói mẹ muốn con đi bằng chính đôi chân của mình. Mẹ dạy con người ta được chả lẽ lại không dạy nổi con của mẹ? Khi ấy con không hiểu hết lời mẹ nói. Con chỉ thấy uất ức với ý nghĩ: “Có mẹ làm cô giáo cũng chẳng hơn gì, cũng không hề được điểm cao hơn. Thật là chán”.</p> <p class="style1">Giờ con đã đi học xa, xa mẹ. Con lại thấy nhớ những năm tháng được làm học trò của mẹ. Nhớ những lời mẹ dạy, những bài học mà đến khi ra ngoài con mới thấm thía. Năm nay, 20 tháng 11 con sẽ dành cho mẹ những bông hoa đẹp nhất. Con sẽ không quên, cũng không vô tâm như những lần trước nữa.&nbsp;Con muốn nói con yêu mẹ biết nhường nào và chưa một ngày nào con quên: “Mẹ là cô giáo của con”.</p> <p class="style3"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;