Người thầy đầu tiên và bài học về tình yêu

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Người thầy đầu tiên và bài học v</title> <style type="text/css"> .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; } .style3 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style7 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } </style> </head> <body> <p class="style6"><strong>Người thầy đầu tiên và&nbsp;bài học về tình yêu</strong></p> <p class="style3">Người thầy đầu tiên của tôi là ba tôi. Ba làm thầy giáo từ thời đất nước vừa mới giải phóng, ba mẹ đều là những nhà giáo nghèo rớt mồng tơi. Bài học đầu tiên của ba khi tôi còn chưa cắp sách đến trường là bài học về tình yêu. </p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style3"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=375353" border="1" hspace="0" width="405" height="283" /></td> </tr> <tr> <td class="style7"><em>Những viên phấn đáng yêu này có thể là món quà làm thầy cô rất vui </em></td> </tr> </table> <p class="style3">Đó là tình yêu bao la mà giản dị của ba mẹ dành cho con cái, tình yêu của những thành viên trong gia đình. Bài học đó ba không dạy bằng lý thuyết suông mà bằng những hành động cụ thể. </p> <p class="style3">Ba đã gánh vác kinh tế gia đình với đồng lương ít ỏi của một giáo viên thời bao cấp, đồng thời kiêm thêm vô số công việc khác để chúng tôi có một tuổi thơ không thiếu thốn. Ba thường thức dậy vào 3g sáng, đứng&nbsp;ở góc đường lạnh lẽo với chiếc xe đạp cọc cạch tìm khách đi chuyến xe thồ sớm. </p> <p class="style3">Số tiền tích góp được từ công việc này đủ để mua một bình thủy đựng nước nóng&nbsp;pha sữa cho chị em tôi. Với tôi, chiếc bình thủy đó mãi là một kỷ niệm về thời kỳ khó khăn nhất của gia đình và về sự hi sinh to lớn của ba. </p> <p class="style3">Hồi nhỏ tôi bị chứng sốt co giật và thường phát bệnh vào đêm khuya. Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh ba ôm tôi trong chiếc mền nhỏ chạy tất tả quanh xóm mượn xe đưa con gái vào bệnh viện và thức suốt đêm&nbsp;canh tôi. Ba chăm sóc, dạy dỗ chị em tôi bằng sự mạnh mẽ, quyết đoán của người cha và bằng cả sự tỉ mỉ, chu đáo của người mẹ. Ba làm thay nhiều công việc của mẹ tôi vì hồi ấy sức khỏe mẹ không tốt lắm. Mặc dù là người cha, người thầy nghiêm khắc nhưng ba chưa bao giờ dạy chúng tôi bằng đòn roi.&nbsp; </p> <p class="style3">Đến bây giờ khi tôi là mẹ của những đứa con rất hiếu động và hay nghịch phá, ba vẫn thường nhắc nhở tôi rằng không bao giờ dạy con bằng cách đánh đòn, hãy kiên nhẫn nói cho con nghe những điều phải bằng tất cả tình thương của người mẹ. Là thầy giáo, ba hiểu rõ sử dụng đòn roi trong giáo dục con người là thất bại về mặt sư phạm. </p> <p class="style3">Ba là giáo viên sử&nbsp;địa của một trường trung học tại Đà Nẵng. Kiến thức về lịch sử và địa lý của ba làm nhiều người ngưỡng mộ. Trong những tiết dạy của ba, học trò tiếp thu đầy hào hứng, say mê. Ba đã truyền những hiểu biết của mình cho tôi bằng nhiều cách khác nhau: bằng những bài ca dao, tục ngữ ba thường hát ru tôi thuở nhỏ; bằng những tranh vẽ, những câu chuyện sống động hoặc bằng những giải thích giản đơn. </p> <p class="style3">Khi tôi lớn hơn, đi đến bất cứ nơi nào ba cũng giải thích cho tôi về đặc điểm, vị trí địa lý và lịch sử nơi đó. Kiến thức tôi tiếp thu được từ ba&nbsp;giúp tôi giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Song, hơn hết tôi học được cách yêu quê hương, đất nước, yêu mảnh đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên, yêu những nơi tôi đã đặt chân đến và cả những nơi tôi chưa từng đến mà chỉ hình dung qua lời kể của ba. Đó là bài học tình yêu thứ hai mà ba dạy cho tôi.</p> <p class="style3">Một bài học nữa&nbsp;tôi nhận được từ ba là tình yêu nghề nghiệp. Lúc nhỏ, tôi vẫn thường hỏi ba vì sao ba không làm kinh doanh như các bác hàng xóm để con khỏi phải đi xem ké tivi, để ba khỏi nhọc nhằn mượn xe máy chở con vào bệnh viện mỗi khi con sốt co giật; ba cười: ba yêu nghề dạy học, ba yêu những học trò của ba.</p> <p class="style3">Tôi thấy rõ&nbsp;ba rất thương học trò, ngoan lẫn chưa ngoan và đặc biệt là những học trò có hoàn cảnh khó khăn. Đó là lý do sau này ba được bầu làm chủ tịch chi hội khuyến học - công việc không hề cho bất kỳ lợi ích kinh tế nào nhưng khiến ba có thêm niềm vui vì mang đến nhiều cơ hội cho những học trò nghèo. Như người gieo hạt giống, ba đã vun đắp tinh thần hiếu học trong rất nhiều thế hệ học sinh. </p> <p class="style3">Trước đây tôi vẫn nuôi tham vọng làm giàu nên luôn suy nghĩ sẽ không bao giờ chọn nghề giáo viên giống như ba mẹ. Tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi từ bỏ cánh cửa đại học sư phạm mặc dù đỗ thủ khoa và hãnh diện bước chân vào một trường đại học chuyên về tài chính ngân hàng. Thế mà sau khi ra trường tôi trở thành một cô giáo.</p> <p class="style3">Đến khi đứng trên bục giảng, tôi mới thật sự hiểu ý nghĩa câu nói của ba: “Yêu nghề dạy học, yêu học trò”. Tôi hiểu cảm giác mỗi lần đứng trước ánh mắt trong sáng của học trò, ba đã bỏ lại sau lưng tất cả bộn bề của cuộc sống, của những mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền… </p> <p class="style3">Ba còn dạy tôi rất nhiều về tình yêu và nhiều bài học khác nữa, những bài học đã nuôi dưỡng tinh thần và giúp tôi tự tin vững bước trước những thăng trầm của cuộc sống. Tôi chưa một lần nói cảm ơn ba, người thầy đầu tiên và trọn đời của tôi.</p> <p class="style2"><font size="2">Mặc dù tôi biết đối với ba, những gì con cái đạt được hôm nay còn hơn cả lời cảm ơn, nhưng tôi vẫn muốn mượn lời của giáo sư Randy Pausch trong cuốn sách &quot;Bài giảng cuối cùng&quot;&nbsp;(</font><em><font size="2">The last lecture)</font></em><font size="2"> để nói với ba rằng con đã trúng “xổ số ba mẹ” và đó là giải đặc biệt của cuộc đời con.</font></p> <p class="style4"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 10-11, tại Hội trường C032, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật đã long trọng tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2027. Với khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - Sáng tri thức - Chuẩn phong cách, xung kích sáng tạo - Bản lĩnh vững vàng - vẻ vang tiến bước”, đây là một trong là sự kiện chính trị quan trọng, đã đánh dấu cho bước ngoặt cho sự phát triển ngày càng mới của công tác Đoàn và phong trào thanh niên TP. Hồ Chí Minh.

Agile Việt Nam
;