<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Ước mơ của chàng trai khiếm thín</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
font-size: 10pt;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: rgb(0, 0, 255);
}
.style7 {
text-align: center;
color: rgb(128, 128, 128);
}
.style8 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<span class="Apple-style-span" style="font-family: Tahoma; font-size: 12px; text-align: left;">
<span class="Apple-style-span" style="border-collapse: separate; font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; font-size: medium;">
<p class="style6" style="margin-top: 0px; font-weight: bold;">Ước mơ của chàng
trai khiếm thính</p>
</span>
<span class="Apple-style-span" style="border-collapse: separate; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; font-size: medium;">
<p class="style2" style="font-weight: bold; color: rgb(95, 95, 95);">“Khi tôi
dẫn con đi đâu, ngay cả những người quen biết cũng không bao giờ gọi nó
bằng tên mà toàn kêu là “thằng câm”. Tôi đau và thương con lắm. Con mình
bị điếc nên không nghe được, nhưng nhìn miệng người ta nói nó hiểu” -
cô Phương Thảo rớt nước mắt khi kể về con trai mình: Đoàn Phạm Khiêm.</p>
</span></span>
<span class="Apple-style-span" style="font-family: Tahoma; font-size: 12px; text-align: left;">
<span class="Apple-style-span" style="border-collapse: separate; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; font-size: medium;">
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="style5" style="padding: 3px 8px; font-family: Arial; font-weight: normal; color: rgb(99, 100, 102); border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" hspace="0" hyperlink="" src="http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=354260" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style7"><em>Góc học tập ở nhà của Đoàn Phạm Khiêm </em>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Nếu không
nhìn cách Khiêm “nói chuyện”, khó thể nghĩ chàng trai luôn cười rất tươi
này lại không thể nói và nghe. Chàng trai sinh năm 1984 ấy vừa đậu vào
khoa hội họa (ĐH Mỹ thuật TP.HCM). Đoàn Phạm Khiêm gây bất ngờ khi đạt 8
điểm môn hình họa (môn nhân hệ số 2 thành 16 điểm) - một trong những môn
quan trọng nhất và khó học nhất của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM - và thuộc top
10 người có điểm cao nhất của khoa.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: bold; text-transform: none;">
Không đầu hàng số phận</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">“Cách đây
hai năm, trong số hơn 300 người thi vào khoa hội họa, chỉ có bốn người được 8,5
điểm môn hình họa. Với môn này chỉ cần 7 điểm trở lên là mừng lắm rồi vì đây là
môn thuộc về năng khiếu, rất khó học, tương đương hai năm học trung cấp mỹ thuật.
Với Khiêm thì đây là một nỗ lực rất lớn”, một trong ba giáo viên dạy lớp luyện
thi đại học tại ĐH Mỹ thuật TP.HCM cho biết.</p>
<table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">
<font color="#030303"><strong>“Người câm điếc thì làm được gì?”</strong></font></p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">
<font color="#030303">Câu nói ấy đã găm vào suy nghĩ của Khiêm.
Đó là nỗi đau và cũng là động lực để Khiêm phấn đấu, nỗ lực
từng ngày. “Nếu đã biết mơ ước thì hãy cố gắng thực hiện để
chạm đến mơ ước đó - Khiêm ra dấu nói - Mình muốn đi du học về
mỹ thuật ở Pháp hoặc Mỹ vì đây là những quốc gia mỹ thuật rất
phát triển. Ở đó người ta sử dụng ngôn ngữ ký hiệu rất phổ
biến. Mình sẽ trở về dạy cho những người câm điếc và những người
bình thường về mỹ thuật và ngôn ngữ ký hiệu để họ truyền đạt
lại hoặc phiên dịch cho người câm điếc”.</font></p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="Apple-style-span" style="font-size: 12px; text-align: left;">
<span class="style4" style="border-collapse: separate; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px;">
Mẹ của Khiêm từng làm việc ở Công ty Fafilm. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc.
Thông cảm với hoàn cảnh của hai mẹ con, cơ quan đã cho họ ở một căn
phòng tập thể nhỏ trên đường Lê Thánh Tôn, TP.HCM với giá rất hữu
nghị (một tháng đóng 39.000 đồng). Ngày trước bên dưới vốn là rạp
chiếu bóng. “Hồi đó khó khăn quá tôi xin cơ quan cho đi làm bảo vệ buổi
tối, để con nằm trong võng rồi bán thêm thuốc lá. Khi Khiêm được 12
tháng tuổi, tôi gửi con ở nhà trẻ rồi đi bỏ báo”.</span></span><p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">
Và đó cũng là lúc điều khủng khiếp nhất xảy ra với một đứa trẻ 12
tháng tuổi. Trong một lần bị tiêu chảy do chữa trị không kịp và tiêm thuốc
quá liều, Khiêm bị mất 70% thính lực. “Nó bị điếc trong cái tuổi đang
bi bô tập nói nên tôi dạy nói gì nó đâu có nghe. Thành thử chỉ vì
điếc mà bị câm luôn”, cô Thảo buồn rầu kể.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Khi Khiêm
lên 10 tuổi, ba mẹ chính thức ly dị. Cô Thảo xoay đủ thứ nghề: bán băng
đĩa nhạc, giày dép ở Intershop (đường Nguyễn Trung Trực, Q.1). Một
thời gian sau buôn bán thua lỗ, cô Thảo lại nhập viện nhiều lần vì bệnh.
Lúc này Khiêm vừa học xong lớp 7 Trường câm điếc Hi Vọng, Bình Thạnh.</p>
<p class="style1" style="font-size: 13px; color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial; font-weight: normal;">
“<span class="style4">Nghe tin có dự án dành cho người khiếm thính học
ngôn ngữ dấu và phổ thông do ĐH Gallaudet (Mỹ) tổ chức dạy ở Cao đẳng
Sư phạm Đồng Nai (VN chưa có trường dạy cấp III cho người câm điếc),
Khiêm năn nỉ, thuyết phục tôi để được tham gia đợt tuyển chọn của dự
án.</span></p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Từ nhỏ
tới lớn nó đều ở với tôi, đã thế lại câm điếc nên tôi thương con mà
cũng lo lắm. Làm sao an tâm khi để con đi xa một mình! Nó buồn lắm, cứ
thơ thẩn rồi bỏ ăn. Rồi viết thư bằng tiếng Anh cho tiến sĩ James
Woodward và Mike Kemp (dạy nghiên cứu ngôn ngữ học trên ngôn ngữ ký hiệu
Mỹ) và các thầy cô khác trong dự án, nhờ họ viết thư, gọi điện
thoại thuyết phục tôi. Lần này thì tôi phải xiêu lòng”, cô Thảo kể.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Khiêm thi
đậu ngay đợt đầu. Cậu học sinh ấy là một trong năm người được chọn để
giúp thầy cô soạn bộ từ điển ngôn ngữ ký hiệu dành cho người câm
điếc. Khiêm còn viết kịch bản, hướng dẫn các bạn trong lớp đóng kịch
để mình quay phim làm tư liệu giảng dạy cho thầy cô.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Sáu năm sau,
Khiêm đã đạt chứng chỉ giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu VN mức độ 1 do Sở
Giáo dục - đào tạo Đồng Nai cấp. Nhưng ngay từ năm 2000, Khiêm đã được
mời làm giảng viên dạy tại khoa nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ của người
câm điếc ở Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Sau khi tốt nghiệp phổ
thông (năm 2006), Khiêm định về TP.HCM luyện thi ĐH ngay nhưng thầy Woodward
thuyết phục ở lại một năm nữa để dạy cho xong khóa ngôn ngữ ký hiệu.
Năm 2007, Khiêm thi vào khoa kiến trúc công trình của ĐH Kiến trúc
nhưng... rớt!</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: bold; text-transform: none;">
Mơ mở trường ĐH cho người câm điếc</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Nhiều
người khuyên Khiêm nên đi học nấu ăn làm đầu bếp hoặc đi học may làm
công nhân. Còn mẹ thì bảo Khiêm học trung cấp liên thông lên cao đẳng
rồi đi làm. Anh chàng khẳng định một cách tự tin và chắc chắn với mẹ:
“Con sẽ thi ĐH và nhất định sẽ đậu vào ĐH chính quy để mẹ tự hào”.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Khiêm bắt
xe buýt đi luyện thi ĐH tại nhà một cô giáo dạy ở Trường ĐH Mỹ thuật
TP.HCM, một tuần ba ngày (từ sáng đến chiều các ngày thứ hai, tư, sáu).
Không có tiền, anh chàng đánh liều học “cóp” lớp luyện thi chiều -
tối thứ ba, năm, bảy tại Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Học văn là
môn vất vả nhất với Khiêm. Cậu phải đánh vật với từng tiết học vì
chỉ có thể nhìn vào khẩu hình của giáo viên để đoán nội dung. Khiêm
quyết tâm cải thiện điểm môn văn bằng cách xem trước những tác phẩm
sẽ học. Cậu chăm chú nhìn khẩu hình của giáo viên để đoán ý rồi gom
ý lại, viết ra giấy hỏi bạn. Nếu không hiểu nữa thì mới đưa giấy
hỏi cô giáo. Rảnh giờ nào Khiêm lại đi bộ ra tiệm Internet hoặc đến
các nhà sách và Thư viện Khoa học tổng hợp đọc sách, ghi chép lại
những ý hay... tới 9, 10g tối mới về nhà.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Còn với
những môn vẽ cứ sai tới đâu sửa tới đó. Thầy nhìn vào hình rồi gạch
chéo những điểm sai và vẽ sang bên cạnh, Khiêm nhìn vào đó rút kinh
nghiệm. “Nó siêng vẽ lắm. Ngày nào đi học về tới nhà cũng bò ra đất
vẽ suốt tới 11g đêm rồi mang lên nhờ các thầy góp ý giùm”, cô Phương
Thảo kể.</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Người học
sinh câm điếc ấy vừa đậu vào khoa hội họa (ĐH Mỹ thuật TP.HCM) với 29,5
điểm, chưa cộng điểm ưu tiên câm điếc (1,5 điểm) và điểm khu vực 2
(Đồng Nai 0,5 điểm).</p>
<p class="style2" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">“Khiêm còn
muốn xây một trung tâm giao lưu, dạy vẽ và múa dấu miễn phí dành cho
người câm điếc” và mở một trường ĐH cho người câm điếc. Đó là ước mơ lớn
nhất của Khiêm.</p>
</span></span>
<p class="style8"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>