Để làm chủ không là ước mơ suông

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Tìm kinh phí cho hoạt động thanh</title> <style type="text/css"> .style7 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; } .style8 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style9 { text-align: justify; } .style10 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: justify; } .style11 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: center; color: #0000FF; } .style12 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: justify; color: #808080; } .style13 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: right; } </style> </head> <body> <p class="style11"><strong>Để làm chủ không là ước mơ suông</strong></p> <p class="style10">&nbsp;“Làm chủ hay làm sếp” - một ước mơ chính đáng của bạn trẻ. Điều này giống khát vọng làm giàu luôn tồn tại trong mỗi con người. Tuy nhiên, thế nào là “làm sếp” và bằng cách nào để trở thành “sếp” đúng nghĩa?</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style9"> <img border="1" class="style8" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=416509" /></td> </tr> <tr> <td class="style12"><em>Chuyên gia Giản Tư Trung (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm “Làm chủ hay làm thuê” với các bạn trẻ tại một hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên</em></td> </tr> </table> <p class="style10">“Giải đáp được thắc mắc này các bạn trẻ mới có thể biến ước mơ thành hiện thực” - chị Trần Thị Kim Loan, phó bộ phận phát triển tài năng Nhanviet Management Group, nhấn mạnh. Đây cũng là vấn đề của nhiều chuyên gia tư vấn, tuyển dụng thường xuyên đối mặt với giới trẻ ngày nay.</p> <p class="style10"><strong>Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng</strong></p> <p class="style10">Nhiều năm phụ trách tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho cộng đồng sinh viên, chị Loan nói: “Về cơ bản, tài lãnh đạo được xem là thần thái người thủ lĩnh và phải được tiềm ẩn trong bản thân trước khi họ muốn trở thành sếp. Với người trẻ, một ước mơ chính đáng luôn là điều đáng trân trọng. Mỗi cá nhân cần biết cách tìm hiểu, học tập, trau dồi từ những việc nhỏ nhất để rèn tài năng, đạo đức xứng tầm một lãnh đạo. </p> <p class="style10">Không có bất kỳ đóng góp của cá nhân nào là không đáng trân trọng; mỗi cá nhân sẽ nhận sự phân công hợp lý trong môi trường cụ thể tùy vào khả năng, đạo đức của mỗi người”.</p> <p class="style10">“Người lãnh đạo thật sự là người đi ra từ quần chúng và được họ tin cậy, ngưỡng mộ không chỉ ở năng lực, nhân cách mà là cách họ thuyết phục, động viên, khơi dậy năng lực của tập thể. Và để trở thành người sếp tốt, người trẻ phải suy nghĩ tích cực, hành động quyết liệt, hướng thượng - hướng thiện, sống chân thành, sáng tạo, hợp tác làm việc nhóm; kết hợp các yếu tố: kiên trì, lắng nghe tư vấn, tự vấn, không ngừng tự nhận thức, điều chỉnh bản thân” - thành viên Hội đồng Các nhà tư vấn quản trị quốc tế EU Lý Trường Chiến khái quát như thế. </p> <p class="style10">Theo ông Chiến, người trẻ cần “tam tin”: tin vào lý tưởng, tin vào mục đích và tin chính mình; đặc biệt là tin vào những cộng sự trên - dưới - ngang mình để truyền thông tốt, tích hợp sức mạnh tập thể để có thể hướng đến và đạt được mục tiêu chung. Trong nhiều trường hợp, người lãnh đạo nên tạm ứng lòng tin với nhân viên, vì người trẻ lúc nào cũng cần nhiều hơn những cơ hội thử sức mình!</p> <p class="style9">“<span class="style8">Bạn không thể là lãnh đạo khi chỉ lo cho quyền lợi của mình và không tôn trọng những đồng sự. Khi bạn không thuyết phục được đồng nghiệp theo con đường của mình thì bạn không thể là sếp! Bởi lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cao nhất cho toàn bộ công việc. Họ cũng là người đưa ra quyết định sống còn cho những dự án chung” - chị Loan chia sẻ.</span></p> <p class="style10"><strong>Khi ước mơ không là... mơ ước!</strong></p> <table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style9"><font color="#030303"><span class="style7"> <font size="2">Nhằm </font><font size="2">tôn vinh những tấm gương trẻ giàu nghị lực khát vọng, vượt khó chinh phục ước mơ, đồng thời hướng dẫn SV xác định ước mơ, hoạch định lộ trình hiện thực hóa ước mơ, Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM, Nhanviet Management Group sẽ triển khai chương trình Hội tụ tài năng 2010 vào ngày 15-5. Với chủ đề “Định hướng ước mơ - Kiến tạo thành công”, chương trình gồm nhiều hoạt động: hội thảo nghề nghiệp “Chắp cánh ước mơ” (dành cho SV khối ngành kinh tế, kỹ thuật, y dược); khảo sát thực trạng về khả năng định hướng và ước mơ nghề nghiệp của SV (chi tiết tại </font> <a height="800" href="http://192.168.161.168/TSTTO2/Editor/www.talentvietnam.com" location="yes" menubar="yes" onclick="return onLinkClick(this)" resizable="yes" scrollbars="yes" statusbar="yes" titlebar="yes" toolbar="yes" width="1200"> <font size="2">www.talentvietnam.com</font></a><font size="2">).</font></span></font></p> </td> </tr> </table> <p class="style10">Theo ông Chiến, dựa trên các nghiên cứu xã hội học và theo luật số đông, khát vọng của người trẻ tạm chia làm bốn nhóm: không ước mơ (vì quá đủ nên thờ ơ với cuộc sống); ước mơ viển vông (không đem lại điều gì tốt đẹp, ý nghĩa cho bản thân, xã hội); ước mơ thực dụng (không hẳn là ước mơ mà là ý muốn, mục đích cá nhân ngắn hạn); ước mơ thật sự và có khả năng thực hiện được ước mơ. </p> <p class="style9">“<span class="style8">Có bạn ước nhiều tiền, có bạn mơ làm giàu! Nhưng khi hỏi: “Nhiều tiền, bạn sẽ làm gì?”, câu trả lời là đi chơi, du lịch... Như vậy ước mơ của bạn là được đi chơi, du lịch... chứ đâu phải là có tiền, vì tiền chỉ là công cụ chứ không phải và cũng không nên là mục đích” - ông Chiến phân tích.</span></p> <p class="style10">Ước mơ của Trần Văn Lâm (nhân viên một công ty sản xuất bia) là trở thành giám đốc tài chính một tập đoàn đa quốc gia. Tiếng Anh không tốt, ra trường hai năm Lâm xin được chân nhân viên kinh doanh bia. Lâm cố gắng làm hết khả năng có thể giúp khu vực phụ trách luôn vượt chỉ tiêu, đồng thời gánh luôn cho khu vực bạn. Hai năm sau, Lâm được bổ nhiệm giám sát phụ trách hai khu vực trọng điểm, lúc này mức lương, thưởng của Lâm trở nên hậu hĩnh. </p> <p class="style10">Lâm thú thật: “Vị trí này phù hợp khả năng mình hơn và không bị áp lực. Vậy thì thay cho một ước mơ rất đẹp nhưng xa rời thực tế, việc Lâm mơ trở thành giám đốc kinh doanh toàn quốc có vẻ phù hợp hơn”.</p> <p class="style10">Chị Loan nói: “Chúng tôi khuyến khích các bạn ước mơ, nhưng hãy dành khoảng lặng để kiểm định bản thân. Nỗ lực hết mình, lao động bằng chính năng lực thật sự, bạn sẽ sớm gặt hái thành công trong việc hiện thực hóa ước mơ”.</p> <p class="style13"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 10-11, tại Hội trường C032, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật đã long trọng tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2027. Với khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - Sáng tri thức - Chuẩn phong cách, xung kích sáng tạo - Bản lĩnh vững vàng - vẻ vang tiến bước”, đây là một trong là sự kiện chính trị quan trọng, đã đánh dấu cho bước ngoặt cho sự phát triển ngày càng mới của công tác Đoàn và phong trào thanh niên TP. Hồ Chí Minh.

Agile Việt Nam
;