<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Lớp nhạc sĩ đầu tiên hướng về Bá</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-size: 10pt;
}
.style5 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #808080;
}
.style6 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style7 {
font-size: 10pt;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style8 {
font-size: 10pt;
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
color: #0000FF;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style9 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style8"><strong>Lớp nhạc sĩ đầu tiên hướng về Bác Hồ </strong></p>
<p align="right" class="style2"><strong>NHẠC SĨ TRƯƠNG QUANG LỤC</strong></p>
<p align="justify" class="style7"><font class="style1"><em><strong>Hơn nửa thế
kỷ qua, đến nay đã có hàng trăm tác phẩm âm nhạc khắp mọi miền đất nước thể hiện
lòng biết ơn Bác Hồ, người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta. Đáng chú ý có
những tác phẩm viết về Người với cảm xúc dồi dào, mãnh liệt nhất của các nhạc sĩ
tiên phong của nền âm nhạc cận đại Việt Nam, từng nổi tiếng trước Cách mạng
Tháng Tám 1945 như Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn
Văn Thương, Văn Chung, Tô Vũ…</strong></em></font></p>
<p align="justify" class="style9"> </p>
<p align="justify" class="style7"><font class="style1">Trước năm 1945, trừ một
số ít nhạc sĩ có may mắn sớm tiếp xúc với phong trào cách mạng và yêu nước như
Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, còn phần lớn các nhạc sĩ thuộc lớp đầu tiên
khi bước vào con đường nghệ thuật chưa có được hoàn cảnh thuận lợi này, thậm chí
có người còn rơi vào cuộc sống bế tắc tưởng chừng không lối thoát. </font></p>
<p align="justify" class="style3"><font class="style1">Cách mạng Tháng Tám nổ ra,
non sông đất nước chứng kiến một cuộc đổi đời vĩ đại. Sau ngày độc lập, hầu hết
các nhạc sĩ đầu đàn đã nhanh chóng hòa mình vào làn sóng cách mạng và tìm thấy
chỗ đứng của mình trong sự nghiệp âm nhạc tiến bộ của đất nước. Như lẽ tự nhiên,
với nhiệt tình cách mạng và yêu nước, với cảm xúc chân thành, các nhạc sĩ đầu
đàn đã có những tác phẩm viết về Bác Hồ, nói lên trọn vẹn lòng kính yêu vô hạn
và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta, Tổ quốc ta đối với vị lãnh tụ, người Cha già
dân tộc. </font></p>
<div align="center">
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1">
<tr>
<td>
<img border="0" class="style2" name="imagePhoto" src="images332856_S5b.jpg" width="399" /><span class="style2">
</span></td>
</tr>
<tr>
<td class="Image">
<p class="style5"><em>Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn với tiết mục hát
múa “Mùa xuân trên TPHCM” trong Liên hoan “Lời ca dâng Bác”.</em></p>
</td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát
được coi là người anh cả của nền tân nhạc Việt Nam, trước 1945 có các sáng tác
nổi tiếng như </font><em><font size="2">“</font><font size="2">Màu </font>
<font size="2">thời gian”, “Mây cao bay”, “Hồn xuân”, “Bình minh”,</font></em><font size="2">
</font><font size="2">chùm </font><font size="2">ba bài phổ theo ca dao </font>
<em><font size="2">“Con cò đi ăn đêm”, “Con voi” và “Thằng Bờm”…</font></em><font size="2">
</font><font size="2">Khi </font><font size="2">Cách mạng Tháng Tám và kháng
chiến bùng nổ, ông hăng hái lên đường gia nhập hàng ngũ văn nghệ dưới ngọn cờ
của Đảng tiên phong. Đến với cách mạng, đến với Bác, ông đã sáng tác </font><em>
<font size="2">“</font><font size="2">Mừng </font><font size="2">Bác về thủ đô”
(1954), “Công ơn Người” (1969), “Theo lời Bác gọi”</font></em><font size="2">
(1966, phỏng thơ Lê Kỳ Văn): </font><em><font size="2">“Như tiếng sấm vang dội /
Như tiếng sấm ngân rền / Đây lời Bác gọi, lời cha truyền con nối… / Ta đi lên
làm theo lời Bác / Lòng mở cờ, tim gióng trống / Quyết trả thù nhà, đền nợ
nước…” Giai điệu thật hào hùng, phơi phới, thôi thúc quần chúng đi lên. </font>
</em></font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Từ những năm trước Cách
mạng Tháng Tám 1945, Văn Cao đã là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca
như </font><em><font size="2">“</font><font size="2">Buồn </font><font size="2">
tàn thu”, “Thiên Thai”, “Suối mơ”, “Cung đàn xưa”, “Bến xuân”…</font></em><font size="2">
</font><font size="2">cùng </font><font size="2">những bài ca lịch sử hùng tráng
như </font><em><font size="2">“</font><font size="2">Hò </font><font size="2">
kéo gỗ trên sông Bạch Đằng”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Gò Đống Đa”...</font></em><font size="2">
Năm 1944, trong không khí sôi sục của quần chúng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Văn
Cao thoát ly hoạt động cách mạng. </font></font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Cách mạng Tháng Tám,
kháng chiến chống Pháp là thời kỳ nở rộ các sáng tác của Văn Cao trong đó nổi
bật lên là bài </font><em><font size="2">“Ca ngợi Hồ Chủ tịch”</font></em><font size="2">
(1949): </font><em><font size="2">“Người về đem đến ngày vui / Mùa thu nắng cỏ
Ba Đình với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời / Người về đem tới xuân
đời / Từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời bừng lên…”.</font></em><font size="2">
Giai điệu, tiết tấu trang nghiêm, sâu sắc, nhưng thắm đượm tình cảm quý mến,
kính yêu Bác.</font></font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Khi còn là một sinh viên
đại học tại Hà Nội, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã nổi tiếng qua nhiều ca khúc thanh
niên và lịch sử thể hiện lý tưởng yêu nước và cách mạng. Đó là các bài </font>
<em><font size="2">“</font><font size="2">Bạch </font><font size="2">Đằng Giang”,
“Tiếng gọi thanh niên”, “Ải Chi Lăng”, “Bài hát của thiếu nữ Việt Nam”, “Hồn tử
sĩ”, “Xếp bút nghiên”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Nam tiến”, “Hờn sông Gianh”, “Lên
đàng”, “Khúc khải hoàn”…</font></em><font size="2"> </font></font></p>
<p align="justify" class="style3"><font class="style1">Cách mạng Tháng Tám thành
công, tiếp đến toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Lưu Hữu Phước như được chắp
thêm cánh trên con đường sáng tác phục vụ đất nước và dân tộc. Lưu Hữu Phước lần
đầu tiên thấy Bác Hồ vào dịp Quốc hội Việt Nam khóa 1, họp kỳ 2 vào tháng
10-1946 tại Hà Nội. Sau đó, ông còn có dịp gặp Bác một đôi lần nữa và lúc nào
cũng cảm thấy ở Bác một con người rất giản dị nhưng cũng rất vĩ đại. </font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Chính </font>
<font size="2">những </font><font size="2">cảm xúc ấy đã thôi thúc ông sáng tác
thành công một ca khúc tuyệt vời về vị lãnh tụ của dân tộc, với tất cả lòng kính
yêu và sự ngưỡng mộ của mình. Đó là bài </font><em><font size="2">“Ca ngợi Hồ
Chủ tịch”</font></em><font size="2"> (lời viết cùng Nguyễn Đình Thi): </font>
<em><font size="2">“Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi / Toàn Việt Nam đón
chào ngày mới / Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta / Vững bền tranh đấu cho đời
chúng ta…”.</font></em><font size="2"> Năm 1969, khi Bác ra đi, ông đã sáng tác
ca khúc</font><em><font size="2"> “Tình Bác sáng đời ta”</font></em><font size="2">
(lời viết cùng Diệp Minh Tuyền) tại chiến trường khói lửa miền Nam, trong niềm
thương tiếc khôn nguôi. </font></font></p>
<p align="justify" class="style3"><font class="style1">Các nhạc sĩ Đỗ Nhuận,
Nguyễn Văn Thương, Văn Chung, Tô Vũ... sau Cách mạng Tháng Tám cũng đã có những
tác phẩm viết về Bác với cảm xúc dồi dào, mãnh liệt và đi sâu vào lòng người.</font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Một </font>
<font size="2">số </font><font size="2">các nhạc sĩ khác thuộc lớp đầu tiên từng
sáng tác âm nhạc trước Cách mạng Tháng Tám như hai anh em Lê Yên, Lê Lôi, các
ông Nguyễn Đình Phúc, Phạm Văn Chừng, Bùi Công Kỳ…, một khi đến với cách mạng và
kháng chiến, ai cũng có sáng tác nói lên lòng kính yêu Bác, niềm tự hào được
chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng. Khi Hà Nội được giải phóng, sạch bóng
quân xâm lược, nhạc sĩ Lê Yên không còn “bẽ bàng” như ngày xưa, ông vui mừng reo
lên “Bác đã về thủ đô”(1954) và nhắn nhủ </font><em><font size="2">“Ai về Nam
cho ta nhắn đôi lời / Lòng ta sắt son ta không rời Bác Hồ”.</font></em><font size="2">
</font></font></p>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Khi </font>
<font size="2">Bác </font><font size="2">mất, nhạc sĩ Lê Lôi viết bài</font><em><font size="2">
“Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên” </font></em><font size="2">(1969)… Sau khi chia
tay với </font><em>“<font size="2">Cô lái đò”</font></em> <font size="2">và cuộc
đời </font><em><font size="2">“Du tử”,</font></em><font size="2"> năm 1945 nhạc
sĩ Nguyễn Đình Phúc tự nguyện đến với cách mạng, đi theo con đường của Bác. Ông
ngợi ca </font><em>“<font size="2">Bông </font><font size="2">sen </font>
<font size="2">Bác Hồ”</font></em><font size="2"> (1971) và tâm niệm rằng </font>
<em>“<font size="2">bông </font><font size="2">sen </font><font size="2">Bác Hồ
là cả Việt Nam ta đó</font></em><font size="2">”. Nhạc sĩ Phạm Văn Chừng tạm
biệt </font><em><font size="2">“con chim lạc bạn</font></em><font size="2">”,
lên đường đi kháng chiến, ông viết ca khúc </font><em>“<font size="2">Bài ca
</font><font size="2">Hồ </font><font size="2">Chí Minh”</font></em><font size="2">
(1950) nói lên lòng biết ơn chân thành đối với Người. Nhạc sĩ Bùi Công Kỳ, người
bạn thân thiết của nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong, tuy sáng tác của ông không
nhiều, nhưng cũng đã dâng tấm lòng thành kính nhất của mình lên Bác Hồ trong bản
trường ca </font><em>“<font size="2">Ba </font><font size="2">Đình </font>
<font size="2">nắng”</font></em><font size="2"> (1947, thơ Vũ Hoàng Địch), với
giai điệu khá hoành tráng.</font></font></p>
<p align="center" class="style2">***</p>
<p align="justify" class="style3"><font class="style1">Khi tôi viết những dòng
này, phần lớn các nhạc sĩ thuộc lớp đầu đàn tiên phong của nền âm nhạc cận đại
Việt Nam đã đi xa, nhưng các tác phẩm của các ông để lại, trong đó có những ca
khúc nổi tiếng về Bác Hồ, vẫn còn vang vọng mãi trong lòng nhân dân cả nước.</font></p>
<p class="style6"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p>
</body>
</html>