<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Giúp con biết cách xài tiền</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style2 {
font-weight: bold;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
font-style: italic;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<h4 class="style1">Tổ quốc giữa trùng khơi: </h4>
<div class="style4">
<strong>Trên con tàu đi giữ chủ quyền</strong></div>
<p class="style1">Những con tàu ấy như bàn chân đất liền đạp sóng ra đại dương
để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.</p>
<div id="contentdetail">
<p align="justify"><span style="font-weight: bold;">
<span class="style1" style="text-decoration: underline;">LTS</span><span class="style1">:
</span><span class="style1" style="font-style: italic;">Hai phóng viên Ngô
Thái Bình và Lê Minh Cường vừa kết thúc chuyến hải trình đến các nhà giàn
DK1. Loạt bài là những ghi nhận và cảm nhận sau hơn nửa tháng cùng sống với
các chiến sĩ hải quân trên tàu, trên nhà giàn.</span></span></p>
<p align="justify" class="style1">Những hồi còi rúc lên, máy rền mạnh, con
tàu hướng thẳng ra đại dương bao la. Những cánh tay vẫy chào từ đất liền, cứ
xa dần theo sóng nước. </p>
<p align="justify" class="style2">Mong tàu</p>
<p align="justify" class="style1">2 giờ chiều, cái nắng hực lửa đổ xuống làm
cho sóng nước ánh lên màu xanh ngọc bích đẹp diệu kỳ. Trên khoang lái,
thuyền trưởng tàu HQ 624 Lê Minh Giang kéo loa thông báo một số điều lưu ý
trong suốt hải trình. Dọc hai bên khoang tàu, những món quà từ đất liền được
xếp đặt ngăn nắp. Trong những chuyến đi thế này, tàu không chỉ mang theo
lương thực, hàng hóa tiếp tế mà còn chở tình yêu thương của bao người thân
từ đất liền gửi đến các chiến sĩ nhà giàn. Tôi thấy trong số đó có hai chiếc
bánh chưng gửi cho anh Lê Hữu Nghị (nhà giàn DK1/19), giỏ bưởi Năm Roi gửi
tặng anh Thủy (nhà giàn DK1/7). Có người vợ gửi cho chồng đôi bộ quần áo, có
người mẹ gửi cho con cánh võng mới tinh. Và cặp theo đó là những lá thư còn
thơm mùi mực. </p>
<p align="justify" class="style1">Thuyền trưởng Lê Minh Giang nói: Có làm
lính nhà giàn mới biết được những cánh thư này được trông mong đến nhường
nào. Trước đây không có điện thoại, hai tháng tàu mới cặp một lần. Trước mỗi
chuyến đi, đơn vị thông báo đến các gia đình quân nhân để họ kịp gửi thư,
quà. Có chuyến thư đến nơi thì tàu đã rời bến, thế là thư lại nằm chờ đến
hai tháng sau mới theo chuyến tàu khác ra khơi. “Giờ dù đã có sóng điện
thoại, tôi vẫn trông thư quê nhà. Và trước khi ra khơi xa lần này, vợ chồng
tôi cũng quy ước với nhau như thế” - anh Việt Dũng theo tàu ra trực ở nhà
giàn DK1/21 tâm sự. </p>
<span style="font-style: italic;">
<p align="center">
<img _fl="" class="style1" src="6-box.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p>
</span>
<p align="center" class="style5">Tàu HQ 624 đang cẩu hàng hóa xuống xuồng
nhỏ để chuyến đến nhà giàn DK 1/12 (trên bãi Tư Chính).</p>
<p align="justify" class="style1">Đêm đầu tiên, đoàn tàu xuôi theo những
giàn khoan trên thềm lục địa. Vòi lửa phun ra từ các mỏ Đại Hùng, Bạch Hổ
rực sáng trong đêm.</p>
<p align="justify" class="style2">Tiếng còi tạm biệt</p>
<p align="justify" class="style1">Sau gần 50 tiếng hành trình, còn chừng năm
hải lý nữa là đến nhà giàn đầu tiên. Bóng nhà giàn DK1/12 (bãi Tư Chính) đã
thấp thoáng. Cái háo hức của chúng tôi, những người lần đầu đặt chân đến các
nhà giàu giữa trùng khơi tăng dần theo từng nhịp sóng. Tiếng thuyền trưởng
Giang: “Anh em chú ý! Chuẩn bị thả neo,… Hạ xuồng… Xuống hàng”. Ba người lên
mũi tàu quay xích buông neo. Thợ cẩu đã lên giàn chuẩn bị đưa xuồng nhỏ hạ
thủy. Trên khoang lái, bộ phận thông tin đã liên hệ với nhà giàn hỏi thăm
tình hình và thông báo việc chuẩn bị nhận lương thực, thực phẩm và quà từ
đất liền gửi ra. Cách chừng 700 m đã thấy những cánh tay vẫy chào của các
chiến sĩ. Lá quốc kỳ trên đỉnh nhà giàn căng gió. “Tàu ơi… ơi… ơi!”, tiếng
vọng từ phía nhà giàn rõ dần lên… rồi nghe tròn vẹn.</p>
<p align="justify" class="style1">Những cái bắt tay rất chặt của anh em nhà
giàn với nhà tàu, của những người từ đất liền ra thăm anh em ở sóng khơi. Họ
đã từng cùng sống trên một nhà giàn, một chuyến tàu; từng chia ngọt, sẻ bùi.
“Dũng ơi khỏe không?”, “Có thư vợ tớ đó không?”, “Nay chuyển đến giàn nào
đấy?”… Tiếng thăm hỏi rộn ràng trong tiếng sóng. </p>
<p align="justify" class="style1">Khoảnh khắc tay bắt mặt mừng trôi nhanh.
Ba hồi còi dài vang lên da diết tạm biệt để đến với nhà giàn khác. Giữa sóng
gió, nắng khơi, ba hồi còi chia tay ấy nghe tha thiết. Có chuyện kể rằng có
người chiến sĩ DK vì nhớ đất liền quá đã yêu cầu nhà tàu kéo thêm một hồi
còi nữa trước khi chuyển lái. Rồi sau cái lần nghe tiếng còi ấy, trong một
đêm đối đầu với sóng gió bất ngờ, người chiến sĩ ấy đã mãi về với biển…</p>
<span style="font-style: italic;">
<p align="center">
<img _fl="" class="style1" src="6-chot.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p>
</span>
<p align="center" class="style5">“Tàu ơi đi nhé!”, những cái vẫy tay chào
nhau khi tàu nhổ neo rời nhà giàn này để tiếp tế cho nhà giàn khác.</p>
<p align="justify" class="style2">Ăn sóng ngủ gió </p>
<p align="justify" class="style1">Rời nhà giàn DK1/19 (khu Quế Đường) gần 80
hải lý, tới đoạn tiếp giáp với khu Ba Kè, trời chuyển giông. Có lúc tàu gối
lên hai đầu sóng, sóng như muốn đẩy tàu lùi lại. Tàu xé toạc từng đợt sóng
tiến tới.</p>
<p align="justify" class="style1">Một số anh em phóng viên theo tàu bắt đầu
say sóng. “Sóng cấp này chưa chi đâu nhé!”, Thượng úy Đậu Khắc Dũng kể những
lần ra khơi vào mùa bão, tàu chập chùng như cánh lá. “Có khi sóng mạnh đánh
phủ đến khoang lái, thậm chí có khi tàu dường như đứng lại trước các trào
sóng quá lớn. Anh em phải chẻ lái, tránh hướng sóng để đi”. </p>
<p align="justify" class="style1">“Bữa ăn giữa những mùa sóng lớn ấy anh em
phải bám thật chắc vào thành tàu, có khi đang ăn bị sóng giật, quẳng bát
xuống biển là chuyện thường tình. Tranh thủ ăn được miếng nào là ăn miếng
đó. Quen rồi!”. Nhìn cái cười hiền lành của Dũng, tôi cũng cảm nhận được cái
điều ấy không có gì ghê gớm với lính biển như các anh. </p>
<p align="justify" class="style1">Bao nhiêu cơn bão đã đến, bao lớp sóng đã
qua, những con tàu vẫn tuần tự ra biển để canh giữ vùng thềm lục địa phía
Tây Nam của Tổ quốc. Trên những con tàu ấy, có người tóc đã bạc cứng gió
sương và có người mới đi chuyến hải trình đầu tiên.</p>
<p align="right" class="style1"><strong><em>Theo PLO</em></strong></p>
</div>
</body>
</html>