<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Ứng cử viên</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style7 {
text-align: left;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style7"><span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail">
<span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail1"><span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail0">
<span id="PageContent_News_NewsDetail"><font class="style9">
<span style="font-size: 10pt; font-weight: 700;">Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu
biểu TP.HCM” năm 2010:</span></font></span></span></span></span></p>
<p class="style6"><strong>“Triệu phú” thiết bị điện</strong></p>
<p class="style2">Sở hữu khoảng 50 sáng chế mini khi mới là sinh viên năm 2
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Huỳnh Khải Dũng còn được biết đến với tư cách
chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP.HCM).</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=430994" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Huỳnh Khải Dũng khoe hệ thống hẹn giờ thiết bị
điện hoạt động bằng nước</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">“Nhiều sản phẩm công nghệ cao có giá thành thường quá túi tiền
nhiều người dân. Do vậy, mình muốn tạo ra những sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu
sử dụng của nhiều người nhưng phải có giá mềm nhất”, Dũng bộc bạch về đam mê của
mình.</p>
<p class="style2"><strong>Nuôi lớn đam mê</strong></p>
<table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><font color="#030303"><strong>Sáng tạo nhờ... điện
giật</strong></font></p>
<p class="style2"><font color="#030303">Dũng kể hồi lớp 6, trong một lần
nghịch bộ phận đánh lửa xe máy bị điện giật. Gạt qua cảm giác sờ sợ, bạn
đưa tay thử thêm... vài lần nữa và phát hiện điện chỉ giật khi nối, ngắt
bobin với pin. Dũng suy luận rồi mắc nối tiếp thử vài thiết bị khác của
xe với pin và bobin rồi lấy hết can đảm nắm cực phóng điện của bobin.
Lần này điện giật lâu và liên tục hơn. Dũng lắp toàn bộ thiết bị vào hộp
nhựa theo cơ chế hoạt động như trên, làm thêm hai tấm lưới mắt cáo, vậy
là làm ra chiếc vợt bắt muỗi.</font></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Nhà nghèo nên lúc nào cậu bé Dũng nhìn mấy món đồ chơi của đám
bạn cùng trang lứa ngày bé đầy thèm khát. Vì thèm nên Dũng thường lang thang
ngắm nghía quanh mấy khu vực bán đồ điện - điện tử cũ gần nhà. </p>
<p class="style2">Thương con, ba mua về cho một số máy móc, thiết bị cũ để cậu
bé nghịch thử. Niềm vui ngày đó của bạn đơn giản là tìm hiểu, sửa chữa, mày mò
thử coi có biến chúng thành thiết bị khác được không. </p>
<p class="style2">Sau mỗi lần như vậy lại hình thành thói quen quan sát và đặt
câu hỏi khi nhìn thấy một vật dụng: nó là gì, hoạt động ra sao, có thể thay thế
cái gì... Ít ai ngờ sự tò mò đã giúp cậu học sinh cấp I này chế tạo được chiếc
quạt bàn mini từ cây bút bi, hộp xà bông, pin, dây điện...</p>
<p class="style2">Ngặt nỗi đam mê điện tử nhưng điểm trung bình hai môn toán và
lý của Dũng luôn sát mức “đội sổ”. Thay vì la rầy, thầy Lâm Chí Cường (Trường
THCS Trần Bội Cơ, Q.5) lại xin lỗi vì không thể giúp Dũng học giỏi môn toán. </p>
<p class="style2">Nghe thầy nói, Dũng cúi mặt. Tự trong lòng cậu học trò bật ra
suy nghĩ: phải thay đổi. Vừa “nhai” sách chuyên ngành, Dũng vừa thử nghiệm với
các linh kiện cũ. Những điểm số nhờ vậy cũng được cải thiện đáng kể và luôn dẫn
đầu lớp trong ba năm học cấp III.</p>
<p class="style2">Vừa học vừa “phụ việc” tại phòng thí nghiệm vật lý của trường,
Dũng tự mày mò chế tạo được máy tạo sóng giao thoa, xe phản lực chạy bằng natri
cacbonat, máy xác định chiều dòng điện cảm ứng điện từ trong khung dây, cửa báo
trộm ứng dụng lực từ, lực tương tác giữa hai dây dẫn mang điện... </p>
<p class="style1">“<span class="style3">Không có sản phẩm hoàn hảo nên mình luôn
tìm cách nâng cấp những sản phẩm đã làm. Ít khi mình chia sẻ với ai trong quá
trình sáng chế vì sợ lệch ý tưởng theo ý người khác. Và thầy của mình trong quá
trình tự tìm tòi ấy chính là sách”, Dũng chia sẻ.</span></p>
<p class="style2">Thêm hàng loạt tác phẩm khác chào đời: máy massage USB, máy
làm kem, lồng bắt chuột bằng hồng ngoại, máy đuổi muỗi, sào phơi đồ tự động, máy
báo mưa, máy báo vấp ngã dành cho bà bầu và người già, máy phát điện cầm tay
mini... </p>
<p class="style2">Nhưng thật ra để có thể làm ra hàng loạt sản phẩm ấy, Dũng đã
trải qua không biết bao lần thất bại, mà sau mỗi lần như thế “càng thấy trân
trọng và ý nghĩa hơn với những điều mình làm ra”.</p>
<p class="style2"><strong>Người “truyền lửa”</strong></p>
<p class="style2">Từ năm 2007 đến nay, Dũng đã có trong tay nhiều giải thưởng
tại các cuộc thi: Sáng tạo Bình Phú, Ý tưởng sáng tạo trẻ 2009, Thanh thiếu niên
tham gia đề xuất các giải pháp và ý tưởng tiết kiệm năng lượng, Ý tưởng xanh
2009, hội chợ Triển lãm đồ dùng học tập tự làm 2008-2009... </p>
<p class="style2">Dũng đang hoàn tất việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm
nón bảo hiểm thông minh trước khi chuyển giao cho một ngân hàng, cũng như hoàn
thiện hệ thống đèn giao thông dành cho xe buýt.</p>
<p class="style2">Có trong tay kha khá nghiên cứu và sáng chế, Dũng quay về “truyền
nghề” cho đàn em tại trường cũ của mình - Câu lạc bộ Sáng tạo Trường THPT Bình
Phú. Những buổi sinh hoạt dưới sự tư vấn của Dũng, các bạn được dịp trao đổi và
biến ý tưởng thành sản phẩm. Vài thành viên CLB Sáng tạo còn đoạt một số thành
tích trong Ngày hội khoa học vui, Ngày hội truyền thống 9-1...</p>
<p class="style2">Thầy Phạm Duy Phương - trợ lý thanh niên Trường THPT Bình Phú
- nhận xét: “Không chỉ là một chân dung trẻ đam mê sáng tạo, Khải Dũng còn là
người truyền lửa và song hành cùng đàn em trong các sáng chế kỹ thuật. Điều đáng
quý ấy không phải ai cũng làm được”. </p>
<p class="style2">“Mơ ước lớn nhất của mình là góp sức để cùng tạo ra nhiều sản
phẩm trên thị trường mang dòng chữ made in Vietnam”, Dũng cười.</p>
<p class="style4"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>