Để hàng Việt quen tên nơi bản nghèo

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Khảo sát thị trường và hành vi t</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: center; } .style6 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: gray; } .style7 { text-align: right; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style2"><strong>Khảo sát thị trường và hành vi tiêu dùng hàng Việt ở nông thôn</strong></p> <p class="style4"><strong>Để hàng Việt quen tên nơi bản nghèo</strong></p> <p class="style2">Chiến dịch thanh niên tình nguyện Mùa hè xanh 2010 đã bước vào tuần thứ hai. 22 đội hình tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiến hành khảo sát thị trường và hành vi tiêu dùng về hàng Việt ở nông thôn đã khởi động. </p> <p class="style2">Những bước chân không mỏi của các chiến sĩ Mùa hè xanh tại hai huyện Sơn Hoà và Đồng Xuân (Phú Yên) cũng đang nỗ lực để chắp cánh cho hàng Việt lan toả tới những vùng quê nghèo hay bản làng xa tít tắp…</p> <p class="style2"><strong>Cà Lúi còn nghèo lắm</strong></p> <table id="tblImageBox" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="ImgBoxEmbeddedLeft" style="width: 300px;"> <tr> <td> <div id="divImageBoxImage" class="style1"> <a href="http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=110857" originalattribute="href" originalpath="/ImageHandler.ashx?ImageID=110857" rel="lyteshow[vacation]" shape="rect"> <img id="imgArticleEmbedded" alt="" class="style3" complete="complete" height="225" originalattribute="src" originalpath="/ImageHandler.ashx?ImageID=110857" src="http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=110857" style="border: 0px solid; float: left;" width="300" /></a></div> <div id="divImageBoxInfo" class="style5" style="width: 100%; color: red;"> <span id="spanImageBoxCaption" class="style6"><em>Sinh viên Mùa hè xanh 2010 đang điều tra hành vi tiêu dùng tại nhà bà Pả Đời, xã Cà Lúi</em></span></div> </td> </tr> </table> <p class="style2">Con đường đất dẫn vào xã Cà Lúi (Sơn Hoà) xa tít, gập ghềnh, ngoằn ngoèo men theo chân núi. Ở đó, đa số là đồng bào Chăm, Êđê. Những ngôi làng thưa thớt, nhà sàn nhỏ mái lợp tạm bợ, trống huơ trống hoác. Cà Lúi còn nghèo lắm. Đó là những ấn tượng đầu tiên của 23 sinh viên trường đại học Kỹ thuật công nghệ TP.HCM khi về đây làm Mùa hè xanh. Trong tay họ, có 600 câu hỏi để “đo” mức sống người dân, đó là những phiếu điều tra hành vi tiêu dùng. </p> <p class="style2">Cà Lúi có bảy thôn, hơn 450 hộ và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 90%. Vậy là các “chiến sĩ xanh” lần lượt gõ cửa từng nhà. Hai tuần nay người dân ở đây làm quen với việc sớm tinh mơ hay tối tối lại có vài bạn trẻ Mùa hè xanh đến chơi rồi hỏi han đủ chuyện. Từ trồng cây gì, bón phân gì, tiêu xài ra sao hay cả chuyện nghe đài gì, xem kênh tivi… rất tỉ mỉ. </p> <p class="style2">Hôm sau, họ lại đến thay cho cái cầu chì, sửa đường dây điện, hướng dẫn bọn trẻ coi tivi đúng cách hay cùng lên rẫy cuốc đất… bạn Nguyễn Thành Dũng cho biết: “Muốn gặp người dân thì phải đến sớm hoặc buổi tối vì ban ngày họ bận đi làm. Ngoài việc khảo sát, nhóm sinh viên còn kiểm tra hệ thống dây diện cho dân, dạy kèm cho học sinh”. Mà muốn đi không cách nào khác phải cuốc bộ vì không có xe, trong khi mỗi nhà dân cũng chỉ có một chiếc xe đạp nên các chiến sĩ ngại mượn. Dũng và các bạn thường phải đi 4 – 5km mới đến thôn mình phụ trách, mỗi lần đi về mất 12km.</p> <p class="style2">Công việc của tuần đầu tiên còn cái khó khác là bất đồng về ngôn ngữ. Nguyễn Thị Vân Anh kể: “Tụi em thường phải nhờ phiên dịch viên là các thanh niên địa phương. Ngoài ra, có nhiều vật dụng họ gọi không hiểu nên phải đến chỉ từng cái”.</p> <p class="style2"><strong>Đưa hàng Việt về quê nghèo</strong></p> <p class="style2">Dân Cà Lúi đa số không có khái niệm nhãn hiệu hàng Việt. Tâm lý chung là cứ đồ nào rẻ, mẫu mã đẹp là lựa chọn mua. Chúng tôi cùng sinh viên Phan Quốc Dũng tới nhà bà Pả Đời (thôn Ma Định), bà bảo nhà có 12 người con nhưng ít đi chợ vì không có tiền mấy. Bà hứa: “Không biết thế nào là nhãn hiệu, cứ tiện gì mua đó. Nhưng sẽ mua những đồ có gắn chữ hàng Việt Nam mà các chú mùa hè xanh chỉ cho”.</p> <p class="style2">Tổ trưởng Hoàng Ngọc Ánh cho biết người dân thường mua hàng ở các “chợ di động”. Đó là những chiếc xe máy chở những mặt hàng nhu yếu phẩm. Vì đường đến chợ xa lại xấu nên người dân ít có điều kiện tiếp cận với hàng hoá nhiều chủng loại. “Đi khảo sát điện, tụi em phát hiện đa số các đồ dùng điện không đạt yêu cầu. Có những ổ cắm bị cháy sém và chảy nhựa vì không đảm bảo chất lượng. Hỏi thì họ nói do ở đây chỉ có một cửa hàng duy nhất bán đồ điện nên hư gì thì chỉ có cách ra đây mua”. Ánh nói tiếp.</p> <p class="style2">Nhóm khảo sát tại Phú Yên sẽ dùng 1.200 bảng hỏi. Các đội hình khác còn tìm hiểu về sản phẩm tiêu thụ tại các đại lý. Tại Sơn Hoà, 141 bảng câu hỏi đã được hoàn tất. Dũng cho rằng: “Bản thân các đại lý nên hình thành thói quen đưa những mặt hàng có chất lượng về đây bán vì hàng hoá của các đại lý quyết định nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương”.</p> <p class="style2">Ông Trần Hữu Thế, bí thư tỉnh đoàn Phú Yên cho rằng: “Việc khảo sát hành vi tiêu dùng không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người dùng sản phẩm của họ. Kết quả khảo sát bước đầu ở nông thôn có tín hiệu vui là tâm lý của người dân so với trước đây ưa dùng hàng giá rẻ của Trung Quốc thì hiện nay đã bắt đầu chú ý đến các mặt hàng chất lượng và có nhãn hiệu uy tín của doanh nghiệp Việt.</p> <p class="style2">Gần hai tuần “đo” mức sống người dân, song song đó là nhiều hoạt đông thiện nguyện như dạy chữ, giúp dân làm rẫy, tuyên truyền sức khoẻ… Và điều đọng lại trong mỗi chiến sĩ đó là thiện cảm của người dân dành cho họ. Đó là bó rau, ít củ quả giúp chiến sĩ cải thiện bữa ăn hay những cái vẫy tay, nụ cười. Và các chiến sĩ rất vui vì nếu trước đây, nhiều người dân chưa hiểu thế nào là hàng Việt Nam chất lượng cao, thì nay hỏi là bà con lại chỉ vào logo trên mũ, áo. Hàng Việt được tiếp sức để về với những bản làng vùng cao, lan toả rộng rãi trong cộng đồng nhiều khi bắt đầu từ sự nhiệt huyết của sức trẻ và những cử chỉ thân thiện như thế…</p> <p class="style7"><strong><em>Theo SGTTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;