<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Lo giới trẻ bị</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style7 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style5"><strong>Học chữ khó nhưng thích thật!</strong></p>
<p class="style4">Mang Yang, ngày 22-7-2010. Một lớp học tập đọc, tập viết của
các chiến sĩ ĐH Nông lâm TP.HCM được mở ra giữa núi rừng dành cho các em 15-18
tuổi đồng bào dân tộc Ba Na ở một bản làng heo hút của Tây nguyên, lớp chỉ học
buổi tối vì ban ngày các em phải lên rẫy cùng bố mẹ.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style2" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=438146" /></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="style6"><em>Thầy trò cặm cụi cùng nhau học trong ánh đèn đêm</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style3"><strong><font size="2">Chiều!</font></strong><font size="2">
Một cơn mưa rừng xối xả đổ xuống vùng núi rừng làng Trăh, xã Lơpang (huyện Mang
Yang, Gia Lai), bầu trời âm u. Nhóm chiến sĩ làm đường ướt sũng đi về nhà rông
vẫn ngân nga những khúc ca mùa hè tình nguyện. Những đứa trẻ mới lớn cùng bố mẹ
trở về nhà sau một ngày làm cỏ mì, cuốc đất gieo ngô trên nương rẫy. Lam lũ suốt
ngày thế nhưng lòng quyết tâm đi học cái chữ để biết đọc, biết viết, biết nói
tiếng Việt vẫn luôn cháy bỏng trong các em.</font></p>
<p class="style1"><span class="style2"><strong>7g tối!</strong></span>
<span class="style2">Trời tối mịt, cả đội ăn cơm vừa xong với măng rừng, canh
cải, cá khô do già làng đem đến cho. Nhóm chiến sĩ Nguyệt, Thái, Hiền và Dung
loay hoay chuẩn bị tập vở, trang phục lên lớp. Góc kia có một chiến sĩ nói vọng
lại: “Chẳng biết trời mưa to thế này, đường đất đỏ sình lầy các em có đến lớp
không nhỉ?”. Thế mà các “thầy cô” áo xanh chưa đến kịp đã thấy vài khuôn mặt còn
lấm lem màu đỏ của bùn đất, đầu ướt vì mưa ngồi đợi.</span></p>
<p class="style3"><strong><font size="2">7g30 tối!</font></strong><font size="2">
Y May (16 tuổi) cùng hai người bạn gần nhà vẫn cố gắng đội mưa lội bộ vài cây số
đường rừng lầy lội đến lớp với chiếc đèn sạc đeo trên đầu. Ánh sáng yếu ớt hắt
nhẹ từ chiếc bóng đèn chữ U do chiến sĩ vừa mắc dường như không làm nản sự quyết
tâm học cái chữ của các em. Lớp học chỉ có 10 học sinh nhưng có đến bốn “thầy cô”
áo xanh ngồi tập đánh vần, nắn từng nét chữ cho những đứa trẻ chuẩn bị trưởng
thành.</font></p>
<p class="style4">Cậu bé A Dua (15 tuổi) tập đánh vần một cách khó khăn...
“a”...”bờ”...”bờ a ba”...”ba”... Sau đó vài phút, tôi chỉ tay vào chữ “ba” cho A
Dua đọc nhưng cậu lại quên rồi gãi gãi lên đầu thay cho sự mắc cỡ. Trong căn
phòng nhỏ ấy, tiếng đánh vần bập bẹ của các học trò lớn tuổi, tiếng giảng bài
nhiệt tình của các “thầy cô” vẫn đều đặn phát ra át cả tiếng mưa rừng ầm ào
ngoài kia. Lâu lâu trên những khuôn mặt lấm lem bùn đất lại nhìn “thầy cô” với
nụ cười hạnh phúc... A Dua hồn nhiên: “Học chữ khó nhưng thích thật”.</p>
<p class="style1"><span class="style2"><strong>9g tối.</strong></span>
<span class="style2">Lớp học kết thúc với những lời dặn dò tận tình của “thầy cô”,
những đứa trẻ lại tỏa nhiều hướng giữa núi rừng để về mái ấm của mình. Ngày mai,
trong hành trang lên rẫy, chắc chắn các em sẽ mang theo những con chữ vừa học
đêm qua, để hi vọng mai này chính những con chữ ấy sẽ giúp đồng bào bản làng của
mình thoát khỏi cái đói, cái nghèo. </span></p>
<p class="style7"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>