<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="ptitle" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Học Bác là làm tốt bổn phận của mình</span></span></strong></span></p>
<p class="phead" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làm việc tận tâm, làm tốt bổn phận của mình là điều mà chị Danh Thị Minh Hà, phó giám đốc Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu (Q.Thủ Đức, TP.HCM), tâm đắc nhất từ tấm gương đạo đức của Bác và vận dụng vào công việc hằng ngày của mình.</span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" class="MsoNormalTable" style="width: 30pt;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="280" width="500" alt="" src="test5.jpg" /><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="tlegend" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Bác sĩ Minh Hà trò chuyện với một học viên trẻ nghiện ma túy</em></span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Suốt 20 năm gắn bó với nghề chữa bệnh cho những người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS... người bác sĩ này vẫn giữ được nhiệt huyết với nghề.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Cứ tưởng phong trào thế thôi”</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Năm 1985, khi đang là sinh viên Học viện Quân y, Minh Hà xung phong đi Campuchia khám chữa bệnh cho bộ đội VN làm nghĩa vụ quốc tế. Cũng như bao bạn trẻ tuổi 20 thời ấy, ra trường Minh Hà viết trong hồ sơ: “Sẽ đi bất cứ đâu và nhận bất cứ công việc gì Tổ quốc cần”.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vào làm việc tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già tàn tật số 4 (nay là Trung tâm Chánh Phú Hòa, tỉnh Bình Dương) Minh Hà nghe đồng nghiệp cảnh báo: “Nhiều bác sĩ nam đã vào làm nhưng chỉ một tuần là xin nghỉ việc huống gì nữ!”. Ai cũng tưởng Hà “phong trào” thế thôi, chứ làm vài hôm sẽ bỏ cuộc ngay, nhưng Hà đã chứng minh điều ngược lại.</span></span></p>
<table width="200" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" align="right" class="MsoNormalTable" style="width: 150pt;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(207, 230, 249); padding: 3.75pt;">
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(3, 3, 3);">Vững lòng trước cám dỗ</span></span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(3, 3, 3);">Minh Hà cho hay người bác sĩ thường xuyên làm việc với các đối tượng xã hội, ngoài việc tận tâm chữa bệnh còn phải biết cách tránh những cám dỗ từ phía người nhà của học viên tìm cách đưa con em họ về nhà. </span></span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(3, 3, 3);">“Tôi nói với phụ huynh nếu đưa con mình về khi còn nghiện sớm ngày nào thì sẽ mất con mình sớm ngày đó vì các em sẽ tiếp tục sa ngã. Còn giữ con em mình trong này để được giáo dục, hướng thiện ngày nào thì phụ huynh còn con em mình ngày đó” - Minh Hà, cô bác sĩ vừa được tuyên dương là gương điển hình sau bốn năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu, cho biết.</span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Có hôm mình can thiệp kịp thời chứng tăng huyết áp của một cụ già, sau đó cụ đem hai hộp sữa và một bịch đường đến tặng. Không nhận thì cụ cứ quỳ xuống khóc. Có cô gái mang thai sắp sinh, cứ vài hôm lại nhắc mình đỡ đẻ giúp. Đó cũng là niềm vui trong công việc khi biết có nhiều người cần đến mình, làm mình gắn bó với nghề”, Minh Hà thổ lộ. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Năm 1997, Minh Hà được phân công về làm tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Một năm sau đó Hà được điều đến Trung tâm Giáo dục lao động - bảo trợ xã hội Phú Văn (tỉnh Bình Phước). Khi đó đường vào nơi này toàn là đất, trời mưa thì lầy lội, khi nắng thì bụi mù. Hằng ngày đội y tế của Minh Hà lội bộ từ khu nhà này đến khu nhà khác cách xa nhau để khám bệnh cho học viên, đến tối mịt mới được nghỉ ngơi. Thân gái chưa chồng làm việc ở nơi hẻo lánh, nhiều lúc Hà tưởng như bị khó khăn làm nhụt chí. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhưng khi nhớ lại nhiệt huyết thời đi học, Minh Hà quyết chí tiến lên. Vì vậy, sau này khi được phân công về làm tại Bệnh viện Bình Triệu, rồi đến Trung tâm Giáo dục dạy nghề phụ nữ, Minh Hà đã thôi nghĩ đến những khó khăn mà chỉ luôn tìm cách vượt qua.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sống cho xứng đáng</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Mình vẫn thường tâm sự với những bạn trẻ lỡ lầm, dính vào tệ nạn xã hội rằng người ta chỉ sống có một lần nên phải sống có ích, cho xứng đáng. Nhiều bạn cũng thổ lộ những khó khăn trong cuộc sống mà bản thân đã trải dẫn đến sa vào tệ nạn. Nhưng sau phút trải lòng đó họ vẫn đi theo con đường cũ khi trở về xã hội. Thật đáng tiếc vì không có sự thay đổi...” - Minh Hà, hiện là phó giám đốc Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu, trăn trở.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làm việc ở đây, những bác sĩ như Hà hằng ngày đối mặt với những hiểm nguy nghề nghiệp khi thường xuyên tiếp xúc với người nghiện ma túy lên cơn đòi thuốc, người nhiễm HIV/AIDS mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác. Nhiều trường hợp bệnh nhân hung hăng tấn công cả bảo vệ, y bác sĩ đang điều trị cho họ khi họ lên cơn nghiện. Sau khi được cắt cơn, họ lại tìm đến xin lỗi. “Làm quen rồi, đó cũng là bổn phận trong công việc thôi mà...”, Minh Hà cho hay.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làm việc ở các trung tâm bảo trợ xã hội, ký ức về những cảnh đời học viên trong Hà ngày một dày thêm, còn ước mơ đi học lên nữa của thời tuổi trẻ ngày một mỏng dần. Hà kể vừa rồi đi học lớp chuyên sâu gặp lại người bạn học cũ giờ là tiến sĩ đứng trên bục giảng. Nhiều người khác giờ là thạc sĩ, đi làm ở bệnh viện tư với thu nhập cao chót vót. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Còn những bác sĩ như Hà làm những công việc chuyên biệt dường như ngày càng thầm lặng hơn và cũng ít được ai biết đến. “Ai cũng có tâm huyết và quyết định riêng của mình, đã chọn lựa thì phải làm cho thật tốt và sống cho xứng đáng” - Hà chia sẻ.</span></span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p class="pauthor" style="text-align: right;"><em><strong>Theo TTO<br />
</strong></em></p>
</span></span></div> </html>