<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p style="text-align: center;" class="ptitle"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Truyền cho trò tình yêu sử học</span></span></strong></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="phead"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làm sao để tiết học sử không khô khan, học trò không thờ ơ với lịch sử nước nhà như lời Bác dạy... Nỗi trăn trở này đã khiến nhiều cô giáo trẻ mày mò tìm phương pháp để truyền tình yêu vào mỗi bài học sử cho học trò...</span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" style="width: 30pt;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <img height="280" width="500" alt="" src="TEST9.jpg" /></span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: center;" class="tlegend"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Cô Dương Thị Bích Phượng trao đổi với học trò để chuẩn bị một bài học lịch sử</em></span><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong bất kỳ tiết học sử nào của học trò lớp 4 Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cô Dương Thị Bích Phượng luôn làm cả lớp... sôi lên thật sự. Trên bảng là những lược đồ, ô chữ với thông tin chắt lọc, ngắn gọn nhất về bài học. Đôi khi còn có cả máy chiếu và những đoạn phim lịch sử luôn làm học trò háo hức.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Học trò hóa thân</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bài học vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Cô Phượng cho học trò so sánh thông tin giữa hai vùng đất Hoa Lư và Đại La được chọn làm kinh đô nước ta thời ấy về địa hình, điều kiện tự nhiên. Trên hai bảng thông tin đặt song song nhau, học trò thấy được những ưu điểm của vùng đất và lý do vì sao vua Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> “Lên lớp 4 các em mới chính thức học lịch sử nên ấn tượng đầu tiên với môn học mới rất quan trọng. Tôi muốn học trò được tiếp cận môn học mới một cách nhẹ nhàng nhưng dễ nhớ nhất”, cô Phượng nói.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để học sinh không ngán lịch sử, cô Phượng lên mạng tải những đoạn video clip về các danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử, hình ảnh làm tư liệu và chiếu cho học sinh xem. Những thước phim ngắn thôi nhưng đủ sức kéo sự chú ý của học trò đến cuối cùng. Cô giáo đóng vai dẫn chuyện trên nền hình ảnh ấy. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hoặc từ một lược đồ liên quan, học trò sẽ thuật lại câu chuyện lịch sử đó. Cũng có khi là câu chuyện đối đáp giữa các nhân vật lịch sử, cô Phượng phân vai để học trò hóa thân tái hiện câu chuyện.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Còn cô Nguyễn Thị Hoàng Yến - Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú) - được biết đến với cách dạy lịch sử cho học sinh tiểu học theo dự án. Với cách học này, học trò chủ động nhiều hơn khi tìm hiểu bài học. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Từ lời dạy “dân ta phải biết sử ta” của Bác cộng với tình hình học sử của học sinh hiện nay, tôi muốn mang đến một cái nhìn mới hơn để các em thấy lịch sử là những bài học thú vị chứ không nhàm chán”, cô Yến chia sẻ.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Và những giờ học sử của cô luôn được học trò chờ đợi. Khi là bài thuyết trình làm việc nhóm, lúc là đọc diễn cảm câu chuyện lịch sử qua việc phân vai. Nhưng đặc biệt hơn cả là buổi diễn kịch lịch sử do chính học trò đóng vai và cô giáo làm đạo diễn. Để có thể nhập vai tốt, bạn nào cũng phải học thuộc từng câu thoại của nhân vật, thế là nhớ bài rất kỹ.</span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" style="width: 30pt;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <img height="280" width="500" alt="" src="TEST10.jpg" /></span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: center;" class="tlegend"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến trong một tiết sử </em></span><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">... Và học chủ động</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trước mỗi bài học, cô Phượng giao từng nhóm học sinh tìm tài liệu, hình ảnh và viết thành bài với những chi tiết dễ nhớ nhất. Có khi cô đảo lộn thông tin cùng sự kiện lịch sử và học trò sẽ phải sắp xếp theo đúng diễn tiến. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bạn Phương Nguyên (lớp 4 Trường tiểu học Hồng Hà) nói: “Khi tự tìm tài liệu trên mạng, đọc sách tụi em đã nhớ bài một lần; thuyết trình trên lớp sẽ giúp tụi em nhớ lần nữa. Tụi em rất thích những giờ học sử như vậy”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tương tự, học trò của cô Yến cũng tự tìm kiến thức chuẩn bị cho bài học với sự gợi ý của cô giáo. Các nhóm không chỉ thuyết trình mà còn nhận xét, bổ sung thiếu sót cho nhau. Cuối cùng, cô chủ nhiệm sẽ chốt lại bài học với những điểm cần ghi nhớ nhất cho trò. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Mình đã chuẩn bị để khi hoàn thành 20 bài theo chương trình, các em sẽ tham gia trò chơi lớn mà qua từng trạm các em phải trả lời những câu hỏi kiến thức liên quan đến 20 bài ấy. Như thế các em vừa chơi, vừa học và sẽ nhớ sự kiện, vấn đề lịch sử nhẹ nhàng hơn” - cô Yến bộc bạch.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đánh giá cách dạy này, hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh - cô Trần Thị Nga - nói: “Giáo viên rất vất vả khi áp dụng phương pháp dạy học bằng dự án, bù lại học sinh sẽ chủ động hơn khi tiếp thu bài”. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Riêng cô giáo trẻ Bích Phượng tâm niệm: “Những bài học lịch sử của dân tộc mà học trò có thể nhớ lâu hơn cũng là cách dạy các em về niềm tự hào dân tộc và bài học và lòng yêu nước sẽ nhen nhóm từ đó”.</span></span></p>
<p style="text-align: right;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><em>Theo TTO</em></strong> <br />
</span></span></p>
</div> </html>