<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để lời từ chối trở nên ngọt ngào<br />
</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sẽ rắc rối to nếu teen mình ai nói gì cũng ừ và nghe theo, nhưng từ chối không đúng cách còn gây nhiều “thiệt hại” hơn nữa. <br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Kĩ năng này sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo hay hay trong giao tiếp để khi bạn nói lời từ chối, phía kia vẫn hài lòng. <br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">Bạn có dám nói “không”?</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Diệp Vũ Quyền (SV năm I, ĐH Hoa Sen) chọn cách “ậm ừ cho có” thay lời từ chối. Cách này giống như kiểu “tung hỏa mù” khiến đối phương “không biết đâu mà lần” và cho qua chuyện, tưởng là tiện nhưng lại nhiều lần khiến Quyền tím tái mặt mày. Một lần, khi bạn đem dụng cụ học tập, sản phẩm sản xuất tại cơ sở gia đình, đi tiếp thị, một cửa hàng đề nghị lấy hàng bằng một nửa giá chào hàng. “Mình nghĩ từ chối thì mất lòng, nên mình… gật đầu, hứa mai đem đến, rồi chuồn mất”, Quyền kể lại. Sau hôm đó ba má Quyền xém mất mối làm ăn còn anh bạn thì tiu nghỉu vì bị ba mẹ “cảnh cáo” cả tuần. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="259" width="448" src="ngot.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lần khác, khi tham gia tập luyện môn Karate tại Trung tâm Đào tạo Vận động viên Võ thuật Q.11, vì sợ thầy giận mà Quyền đánh liều gật đầu khi thầy giới thiệu vào đội tuyển thành phố, rồi sau đó… bỏ sân tập. Đến giờ Quyền vẫn còn canh cánh: “Chỉ vì không dám từ chối mà thầy và bạn bè chắc đã thất vọng về mình lắm”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Một lời từ chối cũng có thể gây nhiều “sóng gió”, như Gia Ân (11B4, THPT Nguyễn Hữu Cảnh) không dám khước từ tình cảm của một anh chàng thích mình vì người bạn đó có thói quen tự hủy hoại cơ thể bằng dao lam, dầu nóng, rượu bia… “Mình rất khổ tâm, không thích bạn ấy nhưng không dám nói vì sợ bạn ấy làm chuyện không hay” Ân kể. Sau này, khi không thể gắng gượng được nữa, Ân mới đánh liều từ chối mà nơm nớp lo sợ. Đến khi bạn đó bình tĩnh lại Ân mới dám thở phào. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhưng nhiều trường hợp từ chối thẳng thừng và không khéo lại gây tổn thương cho người đối diện, như trong đợt vận động tập luyện flasmob tham gia hội trại của trường, Đoàn Thị Hạnh (11A8, THPT Trần Quang Khải, Q.11) “sốc” khi nhận được những từ chối rất khó nghe: “Động tác gì mà như con điên, ai mà dám tập!”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
“Nghệ thuật” từ chối </span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Lê Tuấn Anh, Giám đốc điều hành YUP - Học viện đào tạo kĩ năng khởi nghiệp, tư vấn cho teen những bí kíp để “lời từ chối trở nên ngọt ngào” hơn nè.: </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Nếu bạn phải “gánh” một nhiệm vụ quan trọng (tổ chức sự kiện, sửa chữa đồ dùng…) nhưng hoàn toàn không có khả năng thì việc nhận lời đồng nghĩa với làm hỏng việc. Vì thế, nếu nhận thấy bản thân chưa đủ khả năng để đáp ứng hoặc hoàn cảnh không cho phép, hoặc đó là lời mời, đề nghị không có ý tốt, hãy từ chối thẳng thắn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Hãy cân nhắc kĩ trước khi nói lời từ chối với một ai đó. Đầu tiên, bạn cần xem xét có nên từ chối trong tình huống ấy không, để tránh hối hận về sau. Kế đến, lưu ý đối tượng mình từ chối là ai. Với bạn bè thân, từ chối lúc cần thiết không có gì khó khăn. Trong công việc, nếu đối phương là người mạnh mẽ, thẳng thắn, có kiến thức rộng, tầm nhìn xa thì họ rất dễ chấp nhận lời từ chối, bạn cứ thẳng thắn để họ tìm giải pháp khác. Với những người mềm yếu, bạn nên nêu rõ khó khăn của mình để họ cảm thông và cho đối phương biết rằng: dù bạn từ chối, nhưng họ vẫn quan trọng với bạn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Đừng bao giờ hứa hẹn nếu bạn không chắc mình có thể thực hiện được. Để người khác chờ đợi, hi vọng rồi sau đó bạn lại không thực hiện, họ sẽ rất thất vọng, uy tín của bạn cũng sẽ mất đi. </span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
<strong>TRƯƠNG TUẤN<br />
(Theo MTO)<br />
</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>