<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>5 cách tiết kiệm gas</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font face="Arial" size="2" color="#0000FF"><strong>5 cách
tiết kiệm gas</strong></font></p>
<div style="float: left; width: 112px; height: 24px">
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="5%20cach%20tiet%20kiem%20gaz.bmp" width="135" height="135"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p><font face="Arial" size="2">Bạn đã biết cách tiết kiệm gas chưa? Hãy tham
khảo các cách dưới đây để tiết kiệm gas, tiết kiệm tiền cho gia đình bạn. <br>
<span class="mainText"><br>
<strong><font color="#008000">1. Điều chỉnh độ cao của ngọn lửa: </font><br>
<br>
</strong>Lửa của bếp gas cũng giống như những ngọn lửa khác, chia làm 3 phần:
lửa trên, giữa và dưới.<br>
<br>
Phần giữa là nhiệt độ nóng nhất. Đây là phần lửa tiếp xúc trực tiếp với nồi, có
nhiệt độ lý tưởng nhất. Vì thế, khi đun nấu thức ăn, bạn chỉ cần vặn ngọn lửa
vừa cháy quanh đáy nồi là đủ. Như vậy, lửa sẽ được tập trung, nâng cao hiệu suất
nhiệt năng.<br>
<br>
Ngoài ra, trong trường hợp dùng lửa to, bạn cũng không phải mở hết cỡ nút vặn
bếp gas, chỉ cần vặn nhẹ đến khi ngọn lửa vừa xanh là được. Lúc đó, hiệu quả của
hiệu ứng nhiệt là tốt nhất. Mở hết cỡ sẽ làm hao gas.<br>
<br>
Dùng ngọn lửa xanh sẽ giúp tiết kiệm hơi gas<br>
<br>
<font color="#008000"><b>2. Nắm vững thời gian vặn nút điều chỉnh:</b><br>
</font><br>
Số lần bạt bếp gas càng nhiều, hơi gas sẽ tiêu tốn càng nhiều.<br>
<br>
Để hạn chế điều này, trước khi nấu cơm, bạn phải chuẩn bị nguyên liệu sẵn, rửa
rau, thái thực phẩm, tẩm ướp gia vị...<br>
<br>
Khi bắt đầu chế biến, bạn bật bếp và dùng liên tục, tránh tình trạng để bếp cháy
không<br>
<br>
<font color="#008000"><b>3. Điều chỉnh ngọn lửa:</b> <br>
</font><br>
Tùy món cần nấu nướng mà bạn sẽ điều chỉnh ngọn lửa to, nhỏ sao cho hợp lý.<br>
<br>
Chẳng hạn, khi xào thức ăn, hấp bánh, bạn nên dùng lửa to. Nấu canh, nướng bánh
nên dùng lửa vừa là thích hợp nhất.<br>
<br>
Khi nước sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa sao cho giữ được độ sôi của nước trong nồi là
được. Nếu có vặn to lửa, nhiệt độ nước trong nồi cũng không cao hơn.<br>
<br>
<font color="#008000"><b>4. Khống chế nước trong khi đun nấu:</b></font></span></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><span class="mainText">Khi đun nấu, nếu thấy cần
thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa.<br>
<br>
Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước
đủ dùng vào nồi.<br>
<br>
Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là
được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.<br>
<br>
<font color="#008000"><b>5. Tận dụng triệt để nhiệt lượng:</b><br>
</font><br>
Bạn dùng một vòng kim loại cao từ 3-5cm, chụp lên bếp. Vành ngoài vòng kim loại
cách nồi, ấm khoảng 1 cm. Hiệu ứng thành phụ làm cho nhiệt lượng xoay quanh vật
dụng đun nấu, nâng cao hiệu quả tận dụng nhiệt lượng.<br>
<br>
Sử dụng vòng kim loại có thể tiết kiệm khoảng 5% hơi gas</span></font></p>
</body>
</html>