<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;">Tổng thuật tọa đàm về giáo dục lý tưởng và đạo đức cho thanh thiếu nhi</span></strong></span><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><em><strong><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 5/4/2012, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay”.</span></strong></em><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đến dự buổi tọa đàm có đồng chí Trần Trọng Tân - Nguyên Ủy viên BCH Trung ương, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Phan Văn Mãi - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Nguyên Bí thư Thành Đoàn; đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM. <br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về phía các nhà khoa học, nhà giáo dục, có TS. Hồ Thiệu Hùng - Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy, Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM; TS. Đinh Phương Duy - Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố PGS. TS. Hà Minh Hồng - Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM. <br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img height="299" width="448" src="IMG_6479.JPG" alt="" /></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 150 đại biểu, gồm: các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành Đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên, Ban Thư ký Hội Sinh viên, Hội đồng Đội Thành phố, đại diện Ban Thường vụ các cơ sở Đoàn, các đoàn viên, thanh niên tiêu biểu như Công dân trẻ tiêu biểu, cán bộ công chức trẻ giỏi, sinh viên 5 tốt, học sinh 3 tích cực, trí thức trẻ, chiến sĩ trẻ tiêu biểu, phóng viên, biên tập viên, cán bộ Đoàn xuất sắc.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mục đích của buổi tọa đàm là nhằm tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, nâng cao hình ảnh, uy tín, sức kết tập thanh niên của tổ chức Đoàn; đồng thời tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ, đoàn viên để hoàn thiện “Đề án Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay” của Trung ương Đoàn.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ban tổ chức, có 23 tham luận được gửi tới trước và 16 ý kiến phát biểu trực tiếp tại buổi tọa đàm, xoay quanh các vấn đề: Tính cấp thiết của việc tăng cướng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; Những nhân tố tác động đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi hiện nay; Đánh giá thực trạng, đặc biệt tập trung đánh giá những mặt hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống với thanh thiếu nhi; Dự báo tình hình tư tưởng, đạo đức lối sống của thanh thiếu nhi trong những năm tới; Những biện pháp tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay, cụ thể với các nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực, địa bàn đang quản lý.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau bài phát biểu đề dẫn của đồng chí Lê Quốc Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố, đồng chí Cao Minh Đức - Đoàn khối doanh nghiệp Công nghiệp Trung ương tại TP.HCM có bài tham luận đầu tiên. Bài tham luận đề cập đến một số giải pháp góp phần đổi mới phương thức nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn và tăng cường xây dựng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đồng chí <strong>Trần Nguyễn Quang Hiển - Bí thư Quận Đoàn Phú Nhuận</strong> trình bày tham luận về công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Bài tham luận nêu bật vấn đề về việc tăng cường công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng. Đại diện Ban thường vụ Quận Đoàn cũng đưa ra một số giải pháp như quan tâm đến việc con em cán bộ công chức cùng tham gia sinh hoạt trong hệ thống tổ chức Đoàn; duy trì các hội thi trực tuyến, quan tâm đầu tư đến các sản phẩm văn hóa giáo dục thanh thiếu nhi; lành mạnh hóa các diễn đàn hay các trò chơi trực tuyến.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img height="299" width="448" src="3.JPG" alt="" /></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><em>Hoa phượng đỏ tặng quà cho trẻ em nghèo</em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
TS. Đinh Phương Duy - Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố</span></strong><span style="font-size: small;"> cho biết: Hiện nay, giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên, chúng ta đã làm rất nhiều nhưng lâu nay chúng ta chỉ có thói quen chú trọng vào những giải pháp chung chung mà chưa nói tới hành động cụ thể. Riêng tôi quan tâm đến giáo dục hành vi, chúng ta nhận thức tốt thì sẽ có hành vi tốt. Nhưng có nhận thức tốt, thái độ tích cực thì có thể dẫn đến hành vi tốt không? Theo TS. Đinh Phương Duy, như vậy là chưa đủ mà phải đặt trong điều kiện cụ thể. Từ nhận thức đến hành vi phải được đặt trong môi trường thuận lợi. Việc giáo dục chưa đồng bộ sẽ dẫn đến khủng hoảng giá trị, khủng hoảng niềm tin. Người ta sẽ hoang mang, chao đảo. Hoàn cảnh môi trường bên ngoài tác động dẫn đến biểu hiện hành vi sai lệch. Nhiều bạn trẻ tự đề cao bản thân mình, ngộ nhận giá trị của mình. Mình là số 1, tự đề cao tính cá nhân, hành vi thái quá, vô tổ chức, xem thường mọi người xung quanh.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
TS. Đinh Phương Duy cho rằng chúng ta cần nghiên cứu bài bản về thanh niên - cán bộ Đoàn. Nhìn từ góc độ quản lí, mình cần phải hiểu rõ thanh niên. Thanh niên bây giờ mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn ngày xưa, vì vậy cần có những lớp nghiên cứu sâu hơn về thanh niên để hiểu thanh niên hơn. Đặc biệt là cần quan tâm đến thanh niên nông thôn, thanh niên địa bàn dân cư. Các bạn trẻ có suy nghĩ “lạ” và “độc”, để hiểu thanh niên sâu sắc hơn, giáo dục thanh niên hiệu quả hơn thì chúng ta đừng hô hào, chạy theo phong trào vì như thế sẽ gặp nhiều khó khăn.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chúng ta cần phối hợp với ngành giáo dục để có sự thay đổi về nội dung và phương pháp giáo dục, hạn chế bạo lực học đường. Cách thức chúng ta giáo dục: hình thành các nét tâm lí mới, các biểu hiện mà chúng thay đổi được, chú ý đầu tư cho các hoạt động cụ thể, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu nhi cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị hữu quan. <br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thông qua việc giáo dục bằng những hoạt động cụ thể, không cần dùng những từ quá kêu mà bằng cách thức tác động cụ thể. Các bạn trẻ sẽ làm gì? Và làm như thế nào? Lực lượng học sinh tham gia điều tiết giao thông giúp cho chính các em học sinh cũng ý thức được việc chấp hành giao thông là rất hay. Theo tôi nên làm thường xuyên hơn, để các em hiểu. Giáo dục phải từ nhỏ, từ tháng này qua tháng khác, giúp bạn trẻ ý thức hơn để góp phần làm thành phố văn minh hơn.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>PGS.TS Hà Minh Hồng</strong> cho biết: Trong một buổi lên lớp có 70 sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH & NV TP.HCM. Tôi có hỏi các em về những vấn đề chính trị - xã hội nổi bật của đất nước ta trong tuần qua thì hầu như không có em nào biết. Các em không quan tâm nhiều đến tình hình xã hội, đất nước. Và tôi cũng hỏi: tối hôm qua, các em có xem chương trình thời sự lúc 7 giờ không?. Câu trả lời là: không một ai xem TV, không một ai xem chương trình thời sự. Nhiều em trả lời là xem phim ngoài quán café, xem kịch hài ở quán nước. Vậy các em quan tâm đến vấn đề gì? Thông qua đó, dù chưa phải là đại trà nhưng là con số buồn. Những vấn đề nóng bỏng của đất nước các em không quan tâm vậy thì quan tâm đến cái gì?<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhưng có một vấn đề là vụ cắt cáp ở tàu Bình Minh, đa số sinh viên bàn tán rất là sôi nổi, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Những thông tin các em “bàn tán” này lấy ở đâu ra?. Theo tôi có 2 nguồn, trên mạng và truyền tai nhau, chứ không phải lấy từ các thông tin trên báo chính thống. Tôi thấy, các em là những “chất dễ cháy”.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Có 2 cách để lôi kéo sinh viên quan tâm hơn đến tình hình đất nước. Một là mạng internet: Đa số các em đều sử dụng mạng Internet. Nhưng phải điều tra xem các trang mạng chính thống của các tỉnh thành, các em có quan tâm không? Hai là tổ chức hội nhóm: Sự lôi kéo của các hội nhóm tự phát, dùng những kênh thông tin truyền miệng lôi kéo sinh viên, những thông tin không chính thức thành chính thức, biến chúng thành hợp pháp.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thực tế hiện nay, chúng ta rất ngại lập hội - nhóm. Nhưng đây là một nhu cầu có thực trong sinh viên. Thông tin truyền miệng để lôi kéo nhau đi biểu tình. Vì vậy làm sao để có thông tin truyền miệng cho tốt? đội ngũ làm công tác thông tin truyền miệng cho tốt? làm cách nào để chúng ta lôi kéo sinh viên quan tâm hơn đến tình hình đất nước để tránh các bạn bị lôi kéo theo những mưu đồ xấu.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Bạn Lê Thiều Mai Thảo - Sinh viên trường ĐH khoa học Tự nhiên TP.HCM</strong>, sinh viên 5 tốt ĐHQG TP.HCM năm 2011, cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các chi đoàn để đoàn viên nắm bắt kỹ hơn như qua các diễn đàn “Nghe sinh viên nói, nói sinh viên nghe”, các hoạt động đoàn cần phải được thông báo đến tận các nhóm trưởng, lớp trưởng để các đoàn viên, thanh niên viên dễ tiếp cận hơn. Cũng có thể thông tin qua các kênh diễn đàn, forum hoặc facebook.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Mai Thảo, cần phát huy và duy trì các gương sinh viên tốt như gương sáng sinh viên, sinh viên làm theo lời Bác, danh hiệu sinh viên 5 tốt. Chúng ta cần phát hiện, bồi dưỡng, phát huy những gương sinh viên này để tạo môi trường thúc đẩy để các bạn khác phấn đấu. Giới thiệu sinh viên tiêu biểu đến các cơ sở Đoàn - Hội.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tìm kiếm những mô hình, giải pháp xây dựng nếp sống văn minh, đặc biệt là xây dựng văn minh học đường: tác phong ăn mặc, không xả rác bừa bãi. Khi tổ chức hoạt động cần chú ý đến chất lượng của hoạt động. Chính các bạn là những người đi tuyên truyền.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình - xã hội - nhà trường: xác định trách nhiệm, nhiệm vụ để có những hành động đúng đắn. Cần có những hoạt động để giúp sinh viên nâng cao ý thức bản thân, trở thành con người vừa hồng, vừa chuyên.<br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Bạn Đỗ Hoàng Đức Anh - học sinh lớp 12A3, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai</strong> cho rằng xã hội ngày càng phát triển, công tác tư tư tưởng thanh niên là vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhiều tấm gương trẻ đang trao dồi đạo đức, họ là những tấm gương để chúng em luôn soi mình học tập. Nhưng vẫn còn nhiều bạn bị ảnh hưởng bởi phim, Internet, chúng ảnh hưởng đến tư tưởng của các bạn. Nhiều bạn bị xã hội lên án, bạo lực học đường gia tăng. Theo em, từ nhận thức của các bạn thanh niên, chúng ta cần phải giáo dục lối sống lúc nào cũng quan trọng. Là những người trẻ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, vì vậy sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội là rất cần thiết.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhà trường, cơ quan đoàn thể cần có nhiều hoạt động quan tâm giáo dục thanh thiếu nhi. Nhà trường có những hoạt động xã hội, buổi sinh hoạt chủ điểm để các bạn có nhận thức hơn về đời sống. Nhà trường có những buổi tham quan thực tế để các bạn rút ra bài học cho chính mình. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa, sâu rộng hơn. Tuy nhiên còn 1 số nhà trường hoạt động này còn mang tính hình thức, sơ sài chưa đáp ứng nguyện vọng thanh niên và không thu hút đoàn viên tham gia.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ đó, Đức Anh đề xuất 3 giải pháp:</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Gia đình là nơi giáo dục con người, bố mẹ tốt, người lớn tốt là gương con cái noi theo.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Nhà trường, xã hội cần tổ chức nhiều hơn các Câu lạc bộ kỹ năng sống, thăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để giáo dục các bạn.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phê phán, chỉ trích lối sống không lành mạnh. Duy trì thường xuyên việc nêu gương các bạn học sinh tốt, học sinh 3 tích cực.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mỗi bạn học sinh, đoàn viên, thanh niên tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>TS. Hồ Thiệu Hùng - Nguyên Phó Trưởng ban TT - VH Thành ủy, Nguyên Giám đốc Sở GD - ĐT TP.HCM:</strong> Nếu hỏi một bạn thanh niên bình thường về lí tưởng cách mạng thì có thể khó trả lời nhưng hỏi: bạn sống vì cái gì thì người ta trả lời rất dễ dàng. Đoàn muốn tác động đến thanh niên thì cần “giáo dục lẽ sống cho thanh niên” từ đó giáo dục lí tưởng sống, lí tưởng cách mạng. Nếu không thì Đoàn “chạy” không kịp với thanh niên, Đoàn phải là đầu tàu kéo thanh niên theo. “Cháu muốn có việc làm tốt, cháu muốn chăm sóc ba mẹ”. Đó là những mong muốn phục vụ cho xã hội, nên hướng thanh niênđi tìm lẽ sống tốt đẹp như thế.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo TS. Hồ Thiệu Hùng, có 4 loại lẽ sống: thứ nhất là đặt lợi ích cá nhân cao hơn tất cả, hoàn cảnh bất chấp lợi ích xã hội. Thứ hai là xem trọng lợi ích cá nhân nhưng biết hòa lợi ích của mình trong lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Thứ ba là đặt lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích xã hội. Thứ tư là hoàn toàn xả thân vì lợi ích xã hội, không màng đến lợi ích cá nhân.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong giới trẻ ngày nay, phần lớn cố hướng theo lẽ sống thứ hai; chọn lối sống thứ ba là những người cao thượng; chọn lẽ sống thứ nhất là hoặc người không biết điều hoặc người vị kỷ còn chọn lẽ sống thứ tư là những người anh hùng xuất chúng, hành động trong những hoàn cảnh đặc biệt. Lẽ sống thứ ba là lẽ sống mà Đoàn mong thanh niên và đoàn viên vươn tới. Tuy nhiên lẽ sống mà Đoàn cần tập trung khuyến khích, cần tuyên truyền sâu sắc cho số đông thanh thiếu niên lại là lẽ sống thứ 2. Cách làm như vậy sẽ khiến cho Đoàn là một đầu máy chạy chậm nhưng kéo được một đoàn tàu quần chúng dài chứ không phải thành một đầu máy chạy rất nhanh nhưng… không tải. Người chọn lối sống thứ 2 này có đặc điểm sau đây: </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Tuân thủ pháp luật và các quy tắc đạo đức. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Đứng trước việc làm mang lợi ích cho mình mà không gây hại cho xã hội thì tích cực tham gia. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Đứng trước việc mà chỉ có xã hội /cộng đồng được lợi còn mình thì không được lợi gì hay bị thiệt hại thì anh ta có thái độ thiếu tích cực, thậm chí bàng quan, đứng ngoài cuộc. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đừng vội chê trách những người này vì chỉ cần số đông chọn lẽ sống như vậy là tốt cho xã hội lắm rồi. Với thanh thiếu niên hiện nay, việc giáo dục lẽ sống nên xuất phát từ chính quyền lợi thiết thân hàng ngày của chính họ rồi nâng cao dần lên mức giác ngộ quyền lợi của cộng đồng, của đoàn thể, của dân tộc. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đoàn cần trang bị kỹ năng, kỹ năng cụ thể háo mục tiêu và đạt được những mục tiêu của mình. Hiện nay, thanh niên tự lựa chọn một hình tượng vô danh, ảo để làm thần tượng. Đoàn cần làm gì? Giáo dục thái độ sống trung thực với cộng đồng, với chính mình. Nói đi đôi với làm. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hãy phấn đấu là người trung thực trong lao động, sinh hoạt, trong đối xử bạn bè. Là con người nói sao làm vậy, đã làm thì làm hết mình. Con người nói hay làm dở thì người ta chê. Nói một đằng, làm một nẻo, người ta ghét. Giáo dục công dân trung thực thì sẽ có đoàn viên trung thành, đảng viên trung thành. Mỗi ngày chúng ta nên thực hành: cụ thể hóa lẽ sống của mình; sống trung thực - nói sao làm vậy.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Đồng chí Trần Thanh Truyền - Phóng viên, Bí thư Chi Đoàn báo Khăn quàng đỏ, </strong>giải thưởng Ngòi bút trẻ năm 2010. Về vai trò của truyền thông trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Báo chí lộ hàng, truyền thông không thực tế, khai thác quá nhiều về vấn đề đời tư của sao: “lộ hàng”, “khủng” hay “không khủng”, nhiều báo mạng đăng tải nội dung tiêu cực, không đúng sự thật, ẩn sau những tít “sốc”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dĩ nhiên, đó chỉ là những “con sâu” trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Nhưng khi mà vẫn còn những kẻ hở trong việc quản lí nội dung, đặc biệt là việc trang bị kĩ năng xử lí thông tin dành cho ạn trẻ thì những “con sâu” ấy dư sức “làm rầu” xã hội. Sự “lấn át” của kiểu truyền thông không tử tế còn phản ánh thực tế là chúng ta chưa có nhiều các bài viết định hướng lối sống, giáo dục lí tưởng nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, giúp người đọc có thể rung cảm và từ đó hướng họ đến những giá trị sống tích cực. Trên mặt báo cũng thưa dần những gương điển hình đủ sức “lay động trái tim”. Một tấm gương hay, hành động tốt chưa hẳn sẽ trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho mọi người qua góc nhìn của một cây bút thiếu tâm huyết, không có sự gắn bó, thấu hiểu và chia sẻ cùng nhân vật. Khi mà áp lực cạnh tranh thông tin ngày càng cao, đòi hỏi người viết gần như “chạy cùng công việc” để tin tức kịp xuất hiện trên mặt báo thì chuyện chưa có nhiều bài báo về lĩnh vực này xuất hiện cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, cách giáo dục lí tưởng lại theo kiểu hô hào, chưa thật sự “nhuyễn” ra thành những bài học, câu chuyện cuộc sống hấp dẫn. Điều kiện kinh tế thay đổi, nhu cầu, sở thích, mong muốn của thanh thiếu nhi cũng khác. Tuy nhiên, việc nắm bắt nhu cầu này lại không theo kịp. Sự chuyển biến về hình thức tuyên truyền giáo dục có đổi mới nhưng chưa đồng bộ, chưa toàn diện, tạo sự chuyển biến tích cực…</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>ThS. NCS Nguyễn Đình Quốc Cường - Giảng viên Trung tâm Lý luận chính trị Đại học Quốc gia TP.HCM</strong> nói về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi hiện nay. Để có lẽ sống tốt thì phải có lí tưởng. Trong giai đoạn hiện nay, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trước những yếu tố đó, một mặt tạo ra những tích cực nhưng vẫn kèm theo tiêu cựu về lối sống, niềm tin, lí tưởng của thanh niên. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Lối sống thực dụng, niềm tin lí tưởng thanh niên, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bị mai một dần, tinh thần nhân văn, nhân đạo đang bị mai một dần. Giáo dục những vấn đề này là việc làm rất cần thiết. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thứ nhất, cần xây dựng một bảng hệ thống giá trị dành cho thanh thiếu nhi, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay dựa trên nền tảng là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của thanh thiếu nhi.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thứ hai, xây dựng môi trường sống, học tập, lao động lành mạnh, văn hóa cho thanh thiếu nhi. <br />
Thứ ba, chủ động phòng, chống những tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế thị trường, giao lưu, hội nhập quốc tế đối với thanh thiếu nhi như: lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn các bậc thang giá trị xã hội và sự phá hoại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thứ tư, phải lồng ghép giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống vào các hoạt động phong trào, vui chơi giải trí, học tập và lao động của thanh thiếu nhi.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
Đồng chí Lê Thị Kim Thúy - Trưởng ban Ban Dân vận Quận ủy Tân Bình</span></strong><span style="font-size: small;"> tham luận về tính cấp thiết của việc tăng cường công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tăng cường tính trao đổi và thảo luận, để thanh thiếu nhi tiếp xúc với tư tưởng cách mạng cần được rõ ràng hơn. Với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh, giáo viên tự đưa ra tình huống để các em tự đúc kết bài học cho mình. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong thời gian qua, Đoàn đã phát động hội thi ca khúc viết về thanh niên, ca khúc về cách mạng.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Công tác đổi mới nội dung và công tác truyền đạt vẫn là 1 phần không kém phần quan trọng. Các chương trình hoạt động phải được tổ chức thiết thực, thời sự. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Đồng chí Phạm Nguyễn Thùy Dương - Đảng ủy viên Trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM:</strong> Các phong trào 3 sẵn sàng, 5 xung kích “lối kéo” thanh niên tham gia. Qua quá trình lao động, càng ngày họ càng giác ngộ, hiểu rõ hơn. Chúng ta nên suy nghĩ phát triển phong trào theo chiều sâu hay chiều rộng?.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc giáo dục lí tưởng, giáo dục cách mạng không nên dùng những từ đao to búa lớn. Giáo dục đạo đức là giáo dục hành vi, giáo dục lẽ sống, giáo dục thông qua hình tượng, hình mẫu gần gũi với cuộc sống. Hằng năm, chúng ta đều có những gương mặt, bình chọn vinh danh nhưng sau đó họ đi đâu? Chỉ cần họ xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, mời họ về nói chuyên, giao lưu với thanh niên. Cần phải chú ý thêm đối tượng là cán bộ giảng viên trẻ, bản thân họ cũng là những người nêu gương. Cần đào tạo những giảng viên có nghiệp vụ sư phạm. Cũng cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng sinh viên du học ở nước ngoài.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>TS Huỳnh Văn Sơn: </strong>Chúng ta phải có thống kê chúng ta đã làm được những gì để giáo dục đạo đức lối sống. Định hướng giới trẻ chọn Internet, quản lí thông tin sát sao trên mạng. Chúng ta có những nội dung cứng để giáo dục đạo đức lối sống nhưng cũng cần có những nội dung mềm.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Đồng chí Phạm Phương Thảo:</strong> Từ hoạt động của mình, tôi xin nói một đôi điều. Trước đây, tôi từng là bí thư Thành Đoàn trong thời kì sôi nổi rất nhiều hoạt động, Cho đến năm 1998, bất ngờ tôi được báo Mực tím bình chọn là 1 nhà lãnh đạo yêu thích. Có lẽ, mình phải cố gắng làm, mình tâm huyết với những việc mình làm. Có thể những việc mình làm chưa tới nơi, tới chốn nhưng họ thấy ở mình sự tâm huyết. Mình phải lắng nghe, lắng nghe nhiều từ người dân. Ví dụ như tôi đi hiến máu nhân đạo, tôi cũng học tập từ người dân và từ khi đó đến nay tôi đã 25 lần hiến máu, và nhiều bạn trẻ khác cũng đang làm nhiều việc thiết thực như vậy. Như tấm gương Lê Thanh Thúy dù bị bệnh nhưng vẫn giữ nụ cười vẫn lạc quan. Và bản thân tôi cũng đã làm nhiều việc để phục vụ người dân dù rất nhỏ, trong quá trình làm việc, người dân quan sát mình.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tôi nghĩ rằng đối với thanh niên, quan trọng nhất là mình phải gần gũi, lắng nghe và dám đối diện với những khó khăn của thanh niên để đề xuất những điều hay. Dám đối thoại với thanh niên để tìm kiếm những cảm xúc thật sự, để có thể hành động. Đừng đứng xa thanh niên.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tôi thấy hiện nay còn rất nhiều bạn trẻ sống rất tốt, rất có lẽ sống, hướng đến lí tưởng đẹp. Nhưng cũng có những người sống nhàn nhàn, có những người muốn kiếm tiền để sống nhưng cũng có những người sống bất chấp, không “phanh” để kiếm tiền. Chúng ta cố gắng phân loại ra để tìm cách tập hợp thanh niên bằng nhiều cách thích hợp. Có không những cán bộ Đoàn tâm huyết?. Có chứ.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tôi nghĩ là cán bộ Đoàn cần tâm huyết, đi sâu, đi sát vào công tác Đoàn, công tác truyền thông phải được đẩy mạnh, các phong trào hoạt động phải thiết thực không chỉ ở bên trên, hoạt động Đoàn phải đi sâu vào cơ sở Đoàn. Cần đặt mục tiêu có tầm được thực hiện bằng những việc làm thiết thực. Cần bỏ tính hành chính, hình thức nhưng không đem lại hiệu quả cho xã hội, bớt lại tính hình thức - không quá khó để thực hiện.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
Đồng chí Trần Trọng Tân:</span></strong><span style="font-size: small;"> Đoàn Thanh niên của chúng ta là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hôm nay, chúng ta ngồi bàn về giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên là bàn về lý tưởng cộng sản là chủ yếu. Tôi rất mừng vì các đồng chí đã bàn vào vấn đề lớn hiện nay mà bọn thù địch nó xuyên tạc mình là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghãi xã hội là không đúng. Đoàn mà không trang bị được lí tưởng cách mạng cho đoàn viên rồi sau nữa tuyên truyền lí tưởng đó lan tỏa đến thanh niên thì chúng ta không làm được nhiệm vụ chính trị của mình. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><em><strong><span style="font-size: small;"><br />
Lẽ sống, lí tưởng phải gắn liền với lí tưởng cộng sản.</span></strong></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một phần nói sao cho phổ thông, dễ hiểu, làm sao để người ta “mê”, phải hiểu thấu đáo chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, phải làm sao để đoàn viên, thanh niên hiểu về lí tưởng cách mạng.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phải hiểu được công lao của Bác Hồ, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện nay, còn rất nhiều Đảng viên ca ngợi kinh tế tư nhân, nền văn hóa lai căng, không hiểu lịch sử. Chúng ta phải biết yêu lịch sử nước nhà, “dân ta phải biết sử ta”, học Sử mà biết tự hào.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đoàn cần tách riêng từng đối tượng để tuyên truyền: nhi đồng, thanh niên, thiếu niên. Tôi đề nghị Thành Đoàn nên tổ chức các cuộc thảo luận để thảo luận cho được lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Đồng chí Phan Văn Mãi:</span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đây là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm. Vấn đề này trên thực tế đã làm rất nhiều rồi nhưng trong thời kỳ ngày nay, có những biến đổi lớn thì nhận thức, tình cảm có sự thay đổi thì sự thay đổi nội dung, phương thức giáo dục rất cần thiết.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vấn đề giáo dục đạo đứclối sống cần được tách ra để được nhận thức đúng đắn hơn, làm cơ sở xây dựng Đề án của Trung ương Đoàn về giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đạo đức lối sống tập trung đối tượng nào, cách tiếp cận như thế nào?</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chúng tôi tiếp thu tất cả các ý kiến tham gia tọa đàm để Đoàn nhận diện đúng vấn đề để làm tốt hơn.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu cám ơn các ý kiến đóng góp tại buổi tọa đàm, đồng thời nhấn mạnh lại chủ trương xây dựng Đoàn vững mạnh là xây dựng Đảng trước một bước. Đồng chí cho rằng cách tiếp cận với thanh niên cần phải thay đổi, tiếp tục nuôi dưỡng và nhân rộng những giá trị sống đẹp. Thành Đoàn tiếp tục đẩy mạnh giáo dục lí tưởng cách mạng và đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi thành phố. Vấn đề này cả hệ thống Đoàn cần quan tâm thực hiện và cả xã hội cũng quan tâm hơn.</span></div>
<div style="text-align: right;"><strong><br />
</strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
THIÊN THANH </span><span style="font-size: small;">tổng thuật</span></strong><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></div> </html>