<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>“Gỡ rối” bạo lực học đường</strong></span></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bạo lực học đường (BLHĐ) đang là một thực trạng nhức nhối và là mối bận tâm của cả cộng đồng. Thế nhưng, để tìm lời giải cho “bài toán” bạo lực học đường không hề đơn giản khi thời gian vừa qua các vụ đánh nhau của học sinh cứ gia tăng nhiều hơn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>Bạo lực học đường là… bình thường!</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><img height="336" width="448" alt="" src="4%20-%20Copy.JPG" /></strong></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ với các bạn trẻ về cách giảng hòa khi có </span></span></em></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">mâu thuẫn với bạn bè.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Buổi tọa đàm “Phòng chống bạo lực học đường và hành động của chúng ta” do Ban thường vụ Quận Đoàn 3 tổ chức ngày 21/6/2012 do Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục – ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã khiến các em học sinh đang ở tuổi“mưa nắng thất thường” hiểu ra vấn đề nhiều hơn. Anh Khắc Hiếu đã “vào đề” bằng câu hỏi “Nhân vật truyện tranh Nhật Bản nào nổi tiếng với những scandal bạo lực học đường?”. Không khí trở nên sôi nổi khi câu trả lời là nhân vật Chai-en (truyện Đôrêmon) và những lí do vì sao Chai-en thích dùng bạo lực với Nôbita đã được thầy Khắc Hiếu dẫn dắt vừa dí dỏm, gần gũi nhưng lại thiết thực giúp hơn 150 chiến sĩ Hoa phượng đỏ và các bạn thanh niên 14 phường hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực trong học đường.<br />
<br />
“3 nữ sinh xúm lại đấm đá một nữ sinh khác, hàng chục bạn bè đứng xem nhưng không ai can thiệp, quay clip tung lên youtube”, một đoạn clip ngắn được trình chiếu trong vài phút nhưng cũng làm nhiều bạn phải suy nghĩ. Cũng có nhiều cánh tay giơ lên chọn phương án “Mặc kệ!” khi được hỏi rằng: “Nếu bạn thấy một trận đánh nhau như vậy, bạn làm gì?”. Đa phần các em học sinh chưa có một nhận thức đúng đắn về BLHĐ, hoặc các em có nhận thức trong suy nghĩ nhưng khi chứng kiến thấy xô xát lại không có hành động dũng cảm đấu tranh. <br />
<br />
Khảo sát trên 1.000 học sinh do Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội tiến hành mới đây cho thấy, có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này. Theo số liệu của Trung tâm đào tạo kỹ năng sống YMCA, cho biết từng làm cuộc khảo sát tại hai trường THPT ở TP.HCM, kết quả là hơn 45% học sinh cho rằng bạo lực học đường là “bình thường” và hơn 30% cho là “chấp nhận được”. Qua đó, có thể thấy được, ở độ tuổi bốc đồng còn bồng bột, sự thiếu kỹ năng của thanh thiếu niên rất dễ khiến các em hành động sai trái, trong đó có BLHĐ.<br />
<br />
<br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">Nhưng chúng mình nghĩ khác</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bạn Sử Hoàng Thanh Mai – lớp 10a1, trường THPT Lê Thị Hồng Gấm nói: “Qua buổi tọa đàm em đã hiểu thêm được rất nhiều điều, không chỉ biết về vấn nạn BLHĐ mà em còn biết được cách cư xử với bạn bè, biết cách kiềm chế cảm xúc “một điều nhịn chin điều lành” và nhất là suy nghĩ theo hướng tích cực qua việc nhìn một trang giấy trắng hơn là nhìn vết mực trên trang giấy. Em ấn tượng và thích nhất về Bài học 5 ngón tay mà thầy đưa ra, các ngón tay dù cùng trên một bàn tay đã có sự biệt cũng như trong cuộc sống mỗi người mang một tính cách. Bài học dung hòa đó làm em cảm thấy mình cần cư xử tốt với bạn bè hơn nữa và biết nhìn vào những điểm tốt của bạn”.<br />
<br />
Bạn Trần Thái Dương – lớp 12a1 Trường THPT Marie Curie bộc bạch: “Em nghĩ khi một bạn cá biệt làm những hành vi sai trái thường là những bạn có gia đình không được hạnh phúc, không được quan tâm, vào lớp lại bị các bạn khác tẩy chay thì các bạn càng trở nên bốc đồng hơn. Các bạn khác sợ chơi với bạn cá biệt đó sẽ bị liên lụy hoặc bị “gần mực”. Nhưng em nghĩ khi có một người bạn tốt dung hòa với bạn, tìm ra những điểm tốt của bạn và thấy mình được chia sẻ, động viên sẽ có suy nghĩ tích cực, phấn đấu tốt. Các bạn đó đáng thương hơn đáng ghét!”.<br />
<br />
“Phòng chống bạo lực học đường và hành động của chúng ta” là một tọa đàm cần thiết phần nào giúp cho các em ý thức được mối nguy hiểm của nạn BLHĐ, định hướng cho các em kỹ năng sống, xác định và xử lý các mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè, nhằm đẩy lùi tình trạng BLHĐ hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức về chấp hành pháp luật trong mỗi thanh thiếu niên học sinh, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra giúp các em điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình theo đúng chuẩn mực, đạo đức, lối sống của một người học sinh.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
<strong>TRẦN KẾ</strong></span></span></div>
<table align="center" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" style="width: 464px; height: 867px;">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>Vitamin cho tình bạn:</strong><br />
<br />
-Hãy lắng nghe những gì bạn của bạn nói. Bằng cách lắng nghe, bạn sẽ hiểu họ nhiều hơn và biết họ thích gì, những gì họ không thích, những gì họ ham muốn và quan tâm. Biết cách lắng nghe cũng cho thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.<br />
<br />
-Nếu người bạn của bạn cần một sự đóng góp ý kiến, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ và đưa ra một ý kiến chân thành. Bạn bè thực sự là những người bạn trung thực với cái nhìn khách quan của chính mình và cung cấp ý kiến để giúp cải thiện tình hình, chứ không phải lúc nào cũng luôn luôn đồng ý với ý kiến của bạn mình. Hãy công bằng khi đưa ra ý kiến của bạn, nhưng nói cho họ biết những gì bạn nghĩ và bạn làm như vậy là vì bạn muốn tốt cho họ.<br />
<br />
-Đừng nói xấu bạn bè của bạn. Nói xấu hay nói sau lưng là một dấu hiệu của sự lừa dối. Và nó sẽ làm cho tình bạn đổ nát, nó phá vỡ sự tin tưởng và nó tạo cảm giác đau đớn và nghi ngờ.<br />
<br />
-Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ bí mật. Tình bạn mạnh mẽ được xây dựng trên sự tin tưởng, vì vậy nếu bạn tiết lộ một bí mật mà bạn hứa là sẽ giữ bí mật => chứng tỏ rằng bạn là người không đáng tin cậy.<br />
<br />
-Hiểu được tầm quan trọng của sự chấp nhận. Một phần quan trọng của việc xây dựng một tình bạn mạnh mẽ là chấp nhận một người bạn, cho dù họ là ai và họ có những ưu, khuyết điểm gì. Và cùng họ khắc phục những điều tiêu cực và phát huy những điều tích cực. Không ai trong chúng ta đều hoàn hảo cả và chính vì vậy mà tình bạn được hình thành. Tình bạn hình thành để chúng ta có thể học hỏi từ nhau và giúp nhau cùng phát triển.<br />
<br />
-Đừng bao giờ chơi với bạn của bạn chỉ vì mục đích lợi dụng. Bạn nên nhớ rằng để có một tình bạn tốt và bền vững cần phải có sự chân thật từ 2 phía.<br />
<br />
-Hãy cảm thông, chia sẻ và làm cho bạn của bạn những gì bạn muốn họ làm cho mình. Không làm bất cứ điều gì để cố tình gây ra đau đớn cho bạn bè bạn. Đặt mình vào vị trí của họ và đối xử với họ như những gì bạn muốn họ đối xử với bạn.<br />
<br />
Hãy vui vẻ và hướng tới những điều tích cực. Nếu bạn của bạn cần một bờ vai để khóc, bạn hãy sẵn sàng. Nhưng bạn cần biết cách chia sẻ và giúp họ hướng tới những điều tích cực, lạc quan hơn.<br />
<br />
Giới thiệu bạn bè của bạn về những điều mà bạn đang quan tâm, chia sẻ những ý tưởng và kiến thức của bạn cho bạn bè bạn. Nếu bạn nghe một ban nhạc mới mà bạn thực sự thích, hãy nghe chúng cùng bạn bè của bạn. Nếu bạn đọc một bài báo có những tin tức đáng quan tâm, hãy chia sẽ cùng họ => để tạo sự thân thiết và gần gũi hơn.<br />
<br />
-Hãy giúp đỡ bạn của bạn làm các công việc của họ, để cho thấy bạn thật sự quan tâm họ.<br />
<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<span style="background-color: rgb(51, 204, 255);">
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>(Sưu tầm)</strong></span></span></div>
</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="background-color: rgb(51, 204, 255);"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
</span></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div> </html>