<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Sinh viên góp ý sửa đổi Dự thảo hiến pháp</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với buổi hội nghị góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992 do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, vấn đề đuợc nhiều đại biểu trẻ quan tâm nhiều nhất là Giáo dục và Thanh niên. 43 ý kiến đã đuợc các đại biểu thẳng thắn góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp thì hơn 50% là các vấn đề về giáo dục và thanh niên. Theo đó các đại biểu đã có nguyện vọng hiến pháp sửa đổi nên có nhiều quy định về ngành giáo dục như ưu tiên nhiều hơn cho học sinh, sinh viên.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img height="336" width="448" src="IMG_0110.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đại biểu Thái Thiện Toàn (quận 6) có ý kiến cho rằng hiến pháp nên quy định cấp tiểu học là không phải đóng học phí. Còn Đại biểu Trần Xuân Dũng (Truờng THCS Đức Trí , Quận 1) thì cho rằng: tại điều 65 sửa đổi từ điều 35 và điều 37 thì nên giữ lại cụm từ “phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” . Ngoài ra đại biểu này cũng mong rằng ngành giáo dục cũng đựoc bảo trợ trí tuệ như các ngành khác mà hiến pháp đã quy định. Vì sự đóng góp sáng tạo của những nguời làm trong nghành giáo dục là cần đựoc công nhận và bảo vệ.<br />
<br />
Đề cập đến vấn đề thanh niên thì một số đại biểu là sinh viên lại cho rằng không nên bỏ phần quy định dành cho sinh viên tại điều 66 dự thảo hiến pháp sửa đổi. Theo họ thì thanh niên đóng một vai trò hết sức quan trọng và là những nguồn lực của đất nuớc sau này. Đại biểu Phan Thị Ngọc Hà (Truờng Đại học Kinh tế-Luật) cho biết: “Theo tôi thì không nên bỏ các quy định về thanh niên, vì những đóng góp của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nuớc là không thể phủ nhận, và phải có một quy định rõ ràng để định huớng những nguời này để họ phát huy hết khả năng của mình”. Các bạn sinh viên này cũng có nhiều ý kiến về giáo dục như tạo điều kiện tốt nhất cho công dân có quyền đuợc học tập, nên đầu tư có định huớng và đồng đều giữa các vùng miền để tránh truờng hợp nơi thừa truờng học nơi thì không có.<br />
<br />
Ngoài hai vấn đề đựoc đề cập nhiều là giáo dục và thanh niên thì các đại biểu cũng có ý kiến về một số lĩnh vực như : văn hóa, kinh tế và xã hội. Đại biểu Lê Minh Hùng (Truờng THCS Bến Vân Đồn, Quận 4) cho rằng: tại điều 44 nên quy định rõ hơn về việc huởng thụ văn hóa của nhân dân, và nhà nuớc sẽ đầu tư nhiều hơn các địa điểm văn hóa để đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhân dân.<br />
<br />
Với tinh thần cởi mở đóng góp xây dựng sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992, các đại biểu trẻ đã đại diện cho nhiều bạn trẻ Thành phố nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó góp phần cùng xã hội xây dựng một bản Hiến pháp có tính ổn định, bao quát, phù hợp với nguyện vọng nhân dân.<strong><br />
</strong></span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>LÊ THẠCH</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>