<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Thành công không đợi tuổi</b></span></span></span><b><span style="font-size:20.0pt"><o:p></o:p></span></b></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">Một trong những tuyến nội dung và giải pháp được Ban Thường vụ Thành Đoàn quan tâm, đầu tư cho hoạt động “Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới” chính là hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn làm kinh tế. Với nhiều giải pháp như hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ cây giống, con giống…</span> T<span lang="VI">rong </span>những<span lang="VI"> năm qua đã có nhiều mô hình thanh niên nông thôn làm kinh tế hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống bản thân, gia đình, </span>tạo việc làm cho lao động địa phương và đóng góp vào sự <span lang="VI">phát triển kinh tế </span>địa phương, thành phố. <span lang="VI">Ngày hội H</span>oa của đất do Thành Đoàn TPHCM tổ chức đã tuyên dương <span lang="VI">25</span> gương<span lang="VI"> Thanh niê</span>n <span lang="VI">nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2013</span> những người đã g<span lang="VI">ắn bó với đồng ruộng, yêu đất, đổ mồ hôi công sức cho đất và được đất dâng tặng quả ngọt là điều mà mọi người nông dân đều ước ao.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa</b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bạn trẻ không khỏi ngạc nhiên trước con số tổng lợi nhuận năm 2013 của anh Lê Minh Thạnh - Ấp Bình Phước, xã Bình Khánh huyện Củ Chi với công việc “Nuôi tôm thẻ chân trắng” là 1 tỷ 250 triệu đồng. Vùng đất anh sinh sống vốn là vùng nông thôn kinh tế còn chưa phát triển. Nhưng điều kiện thiên nhiên lại được trời phú với phù sa màu mỡ. Bên cạnh đó diện tích đất canh tác của gia đình lại còn để trống nhiều. Chính vì vậy năm 2000 khi phong trào ở xã đang phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng anh đã quyết định đào ao và nuôi tôm với diện tích 4500 mét vuông với sự động viên rất lớn từ gia đình và những người thân.</span></span><span style="color:red"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bản thân anh còn tập trung tăng gia sản xuất từ năm 2009 với diện tích 5.200 m2. Trong năm 2013, với tổng số tôm giống là 550.000 con, đồng thời áp dụng mô hình công nghiệp là sử dụng bạc tấn ao, sử dụng máy chạy quạt tạo ôxi và kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi tôm đã giúp đẩy lùi những khó khăn rất nhiều. Tuy nhiên giá cả thị trường luôn bấp bênh, cuộc sống của các hộ nuôi tôm trong xã còn vất vả. Chính vì vậy anh luôn kêu gọi các bạn thanh niên trong xã làm đường để công việc vận chuyển dễ dàng, người dân không còn bị chèn ép về giá cả nữa. </span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ngoài việc quyên tiền xây dựng con đường nông thôn anh còn đóng góp tiền trao học bổng cho các bạn học sinh nghèo, khó khăn với tổng số tiền 2.500.000đ. Đồng thời tham gia các hoạt động Đoàn - Hội tại địa phương, ấp như: phát hoang bụi rậm, thu gom rác tại các điểm ô nhiểm, trồng cây xanh, vận động đào tạo nghề lao động nông thôn… Vì với anh thành công của chính anh ngày hôm nay cũng sẽ là thành công của các bạn trẻ yêu nghề như anh ngày hôm sau. Các bạn trẻ hãy tự đặt cho mình một câu hỏi: “Tại sao người ta làm được mà mình không làm được?” Từ câu hỏi đó sẽ là động lực để chúng ta khắc phục những khó khăn trong cuộc sống này.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Xã Phú Mỹ Hưng – Huyện Củ Chi Cũng là một xã khó khăn của huyện cho nên sau khi ra trường chị Huỳnh Thị Phương Quỳnh (1988) tuy đã tìm được một công việc ổn định nhưng chị luôn mong mỏi có thể tìm được một nghề nào đó có thể thay đổi được cuộc sống gia đình. Sau đó chị lại quyết định từ bỏ công việc chuyên môn để theo đuổi nghề trồng nấm bào ngư truyền thống của gia đình, tập trung đầu tư và mở rộng quy mô trồng Nấm Bào ngư hiện có. Khi bước đầu quyết định thành lập chị cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự ủng hộ của gia đình, sự giúp đỡ của cơ sở Đoàn, nguồn vay vốn đã giúp chị có nhiều nghị lực hơn. Tuy công việc gặp rất nhiều khó khăn trong chuyện di chuyển và phân phối sản phẩm. Đặc biệt là thời gian vận chuyển vào ban đêm đến các chợ đầu mối mà một mình thân gái dặm trường nên sự cố gắng trong chị là không ngừng nghỉ. Ngoài vấn đền vận chuyển thì thời tiết mưa nắng thất thường cũng là mối nguy cho công việc hiện tại. May mắn thay nơi chị sinh sống thời tiết thuận lợi, cộng với sự giúp đỡ của các bạn đoàn viên, thanh niên đã giúp chị thành công nối tiếp thành công.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Thành công từ công việc nhỏ</b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Huỳnh Thanh Long (1990) hiện là cán bộ phụ trách nông thôn mới xã Bình Chánh, là đoàn viên đang tham gia sinh hoạt Đoàn-Hội tại xã. Với mục đích tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, anh đã tìm hiểu và bắt đầu nuôi cá kiểng vào năm 2011. Với số vốn tự có khoảng 10 triệu đồng, anh Long đã thực hiện nuôi thử nghiệm cá phướng trên diện tích nhỏ khoảng 100 mét vuông. Ban đầu anh nuôi cá bằng các chai nhựa và hồ nhỏ. Nhận thấy việc nuôi như thế khó kiểm soát về cá và việc vệ sinh vật đựng tốn thời gian và khó nên đầu năm 2012 anh đã mạnh dạn thử nghiệm và chuyển sang nuôi bằng hồ kính nhỏ liên thông với nhau. Việc sử dụng hồ kính nhỏ liên thông đảm việc lưu thông nước hạn chế bình cho con cá và tăng thêm màu sắc của cá giúp tăng thêm giá bán của mỗi con cá.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Với loại cá nuôi là cá phướn, diện tích nuôi tại gia đình được mở rộng khoảng 300 mét vuông. Hàng tháng anh xuất ra thị trường khoảng trên 2.000 con cá kiểng, mang lại thu nhập bình quân hàng năm khoảng 200 triệu đồng (từ đầu năm 2013 đến nay, lợi nhuận thu được là 70 triệu). Hiện tại nguồn cá kiểng anh xuất ra thị trường không đủ lượng cá theo nhu cầu, anh đang tiếp tục mở rộng nuôi cá kiểng để tăng thêm nguồn cá cho thị trường. Ngoài việc tại cơ quan, việc nuôi cá tại gia đình, anh Long còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn-Hội tại địa phương, tích cực hướng dẫn thanh niên có nhu cầu nuôi cá kiểng về quy trình, hình thức, kỹ thuật nuôi. Với anh được sống và làm việc trong môi trường mà mình yêu thích, được thỏa niềm đam mê chính là được “ sống” trọn ý nghĩa của cuộc sống. Vì vậy các bạn trẻ nếu có duyên với công việc hãy sống hết mình với nó. Đững mãi chạy theo những nghề nghiệp xa xôi. Mà hãy nhìn xung quanh cuộc sống, có rất nhiều nghề có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón chúng ta.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;text-indent:36.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>PHÙNG SƠN – MỸ LỆ</b></span></span><b><span style="font-size:16.0pt"><o:p></o:p></span></b></p>
</meta>
</div> </html>