<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Mẹo nhỏ hiệu quả bất ngờ</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font face="Arial" size="2" color="#0000FF"><strong>Mẹo nhỏ
hiệu quả bất ngờ</strong></font></p>
<div style="float: left; width: 159px; height: 24px">
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="meo%20nho%20hieu%20qua%20bat%20ngo.jpg" width="160" height="130"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p><font size="2" face="Arial">Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá
lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ. Cơn
đau của bạn sẽ giảm một nửa. (Thay vì chịu đựng cơn đau răng, bạn hãy lấy đá
lạnh xoa vào mu bàn tay) <br>
</font><span class="mainText"><font size="2" face="Arial"><br>
Các nhà khoa học Canada phát hiện, mẹo vặt kể trên giúp chữa đau răng mà không
cần mở miệng. Theo họ thì các dây thần kinh nhỏ nằm ở khu vực này kích thích một
vùng nào đó của não nên ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ gương mặt và tay.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Để nghe rõ
âm thanh nhỏ</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Khi nói chuyện với một người hay
nói nhỏ tại chỗ đông người, muốn nghe rõ hơn, bạn phải nghiêng tai về phía người
nói. Theo các nhà nghiên cứu, trong trường hợp này, nên dùng tai phải vì nó có
khả năng theo kịp nhịp âm thanh phát ra nhanh và nhỏ. Ngược lại, nếu bạn muốn
nghe rõ bài hát hay từ đâu đó vọng lại thì hãy hướng tai trái về phía âm thanh
phát ra, vì nó có khả năng thu nhận âm nhạc tốt hơn.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Giảm đau
khi tiêm</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Các nhà khoa học Đức phát hiện ra
rằng trong khi đang tiêm, bạn giả vờ ho sẽ làm dịu sự đau đớn ở đầu mũi tiêm. Ho
sẽ làm áp suất ở ngực và ống tủy sống tăng lên một cách đột ngột và chốc lát, từ
đó ngăn chặn các cấu trúc gây đau ở trong khối dây thần kinh nằm trong xương
ống.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Muốn giảm
hồi hộp, thổi ngón tay cái</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Khi bạn phải đối mặt với cuộc
phỏng vấn xin việc hay bước vào phòng thi, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, tim
đập mạnh và nhanh,. Muốn trấn tĩnh, hãy thổi hơi vào ngón tay cái. Theo bác sĩ
Ben Abob, chuyên gia khẩn cấp về y tế ở Đại học Pittsburgh, thổi hơi vào ngón
tay cái sẽ làm cho tim đập trở lại bình thường.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Chữa cháy
khi buồn tiểu</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Theo nhà khoa học Mỹ, khi bạn rất
muốn đi tiểu mà không có nhà vệ sinh gần đó, tốt nhất là không nghĩ đến chuyện
đi tiểu nữa. Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng mình đang nói chuyện với người yêu
hoặc người thân, hay hồi tưởng đến những giây phút đẹp nhất trong đời. Bạn sẽ
bớt khó chịu.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Khí ngứa
họng, hãy gãi tai</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Theo tiến sĩ Schaffer, chuyên gia
tai mũi họng Mỹ, khi ngứa trong cổ họng, việc gãi tai sẽ làm giảm sự khó chịu.
Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó tạo ra một phản xạ ở cổ họng, có
thể gây co thắt các cơ, giúp làm dịu sự ngứa ngáy ở cổ.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Làm dịu
vết bỏng</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Khi bạn vô tình bị bỏng, hãy nhanh
chóng lau vết thương và lấy miếng vải mềm ấn vào, giúp vết thương nhanh trở lại
nhiệt độ bình thường và da ít bị phồng rộp hơn.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Chống ngạt
mũi</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Cách nhanh nhất, dễ nhất và rẻ
nhất là lấy lưỡi áp vào vòm miệng, sau đó lấy ngón tay ấn vào 2 bên lông mày.
Thủ thuật này tác động đến xương bã mía, đường nối kết giữa mũi và miệng. Làm
khoảng 20 giây thì sẽ thấy thông mũi</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Chống ợ
chua</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ
giảm được chứng ợ chua. Lý do là thực quản và dạ dày kết nối với nhau ở một góc.
Khi bạn ngủ nằm nghiêng về phía bên phải, dạ dày sẽ nằm ở vị trí cao hơn thực
quản, làm cho thực phẩm và chất chua trong dạ dày nghiêng về cổ họng, gây ợ
chua. Ngược lại, nếu nằm nghiêng trái, dạ dày sẽ thấp hơn thực quản và không gây
ợ chua.</font></p>
<p class="Normal"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Ngăn chặn
cận thị</font></strong></p>
<p class="Normal"><font face="Arial" size="2">Rất hiếm khi cận thị xảy ra do di
truyền, nguyên nhân chủ yếu là do sự căng thẳng trong tập trung nhìn điểm gần,
chẳng hạn như nhìn vào máy tính, xem TV quá lâu. Muốn chống cận thị, sau khi làm
việc ở máy tính được 45 phút, nên nghỉ 1-2 phút; mỗi ngày dành ra khoảng 20 phút
ngồi nhắm mắt và hít thở thật sâu nhiều lần.</font></p>
<p class="Normal" align="right"><b><font face="Arial" size="2"><i>(Theo </i><em>
Khoa Học & Đời Sống</em><i>)</i></font></b></p>
</span>
</body>
</html>