<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <b style="text-align: center;">Ước mơ và Hiện thực</b> </span></span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span><b> </b></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Với sự phát triển của công nghệ thông tin cuộc sống trở nên văn minh hơn, sự tiến bộ của xã hội làm cho đời sống con người hiện đại hơn rất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa ấy khiến ta ngày một áp lực và dễ rơi vào trạng thái stress bởi vì mỗi chúng ta không chỉ sống cho bản thân mà còn gia đình, gánh nặng cơm-áo-gạo-tiền luôn chi phối trong suy nghĩ mình.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tôi được sinh ra và lớn lên tại làng chài thuộc vùng duyên hải miền Trung, quê hương tôi trải dài dọc miền cát trắng, khi màn đêm buông xuống tiếng sóng vỗ bờ từng nhịp từng nhịp như lời thì thầm của đôi lứa yêu nhau, người dân quê tôi đa phần sống phụ thuộc vào biển, biển nuôi sống mỗi một người dân nơi đây từ lúc sinh ra đến lúc về với cát bụi, vai trò của biển đối với quê tôi bao la như lòng mẹ thương yêu con mình vậy. Chính vì không có việc làm và thu nhập ổn định nên tâm lý mỗi một ngư dân chỉ nghĩ đến cuộc sống trước mắt ít ai đặt câu hỏi cho tương lai của con em mình, họ không nghĩ rằng cố gắng cho con ăn học tử tế đến nơi đến chốn để thay đổi số phận như câu nói “hy sinh đời bố để củng cố đời con”.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="anh%20chi%20mang%20tinh%20minh%20hoai.jpg" width="400" height="277" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Mưu sinh của người dân làng chài. Ảnh: Internet.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làng tôi trai gái lớn lên học khoảng hết cấp 2 phần lớn là nghỉ học, con trai thì theo cha tập tành đi biển, con gái thì phụ giúp việc nhà hoặc đi làm thuê làm mướn độ chừng 18 tuổi là lập gia đình. Qua bao thế hệ xưa nay vẫn thế nên đi đâu thì quê tôi vẫn y vậy, không hề đổi khác. Cuộc sống, hoàn cảnh ấy, đặc biệt là lối suy nghĩ tư tưởng chả khác tý nào vì vậy trong làng người đỗ đại học rất hiếm và tôi là một trong số đứa may mắn ấy. Gia đình tôi thuộc hộ nghèo khi tôi chào đời đã không thấy mặt cha, mẹ đi thêm bước nữa và tha hương cầu thực, bỏ tôi lại sống cùng ông bà ngoại có lẽ trong sự bất hạnh ấy tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều đứa trẻ khác, chính cái nghèo giúp tôi thêm sức mạnh có động lực học và mơ ước vào đại học với hy vọng sẽ vượt lên số phận để cuộc sống của tôi trong tương lai sẽ tốt hơn và tôi muốn được làm điều gì đó cho quê hương mình, hy vọng đánh thức tư tưởng của người dân nơi đây để họ thấy được giá trị của việc học sẽ mang lại cho con cái họ một tương lai tươi đẹp. </span></span><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ngày tôi được tin đậu đại học tôi vui mừng hết lớn với bao cảnh tượng tốt lành diễn ra trong tâm trí. Sau khi tốt nghiệp tôi cũng như bao sinh viên khác cầm tấm bằng trên tay với mong muốn có một việc làm và thu nhập ổn định để giúp đỡ gia đình thoát cảnh thiếu trước hụt sau, niềm vui nào lớn hơn thế nữa khi đưa ông bà tôi đi chữa bệnh, mua viên thuốc hay mua bữa ăn ... bằng chính đồng lương tôi kiếm được. Chỉ nghĩ đến thôi mà tôi cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào và ước muốn cao lớn hơn là trở thành một nhà giáo mẫu mực làm gương cho thế hệ sau, làm điều gì đó có ích cho xã hội, cống hiến chút sức lực cho đất nước. Bao mơ ước đang ấp ủ, khát khao luôn cháy bỏng trong tôi, nhưng sau khi ra trường thì một sự thật đáng buồn tôi mang hồ sơ đi nộp tất cả các cơ quan tuyển dụng nhưng chưa bao giờ tôi được tuyển nói đúng hơn là tôi chưa được làm giáo viên đúng nghĩa với nghề gõ đầu trẻ mà tôi hằng mơ ước, tôi rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống. </span></span><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để trang trãi cuộc sống và có tiền chi phí cho những lần đi xin việc tôi đã tạm thời làm nhân viên phục vụ, buổi sáng tôi phụ quán cháo bắt đầu công việc lúc 5 giờ sáng và kết thúc 11 giờ trưa tiếp theo tôi chạy xô sang làm ở quán cà phê sau khi ăn và nghỉ trưa được 30 phút mặc dù làm 3ca/ngày nhưng số tiền kiếm được vỏn vẹn 2.100.000đ. Trả tiền thuê phòng và ăn uống tằn tiện tôi gửi về cho ông bà được 500.000đ/tháng. Đã bốn năm trôi qua nhưng việc làm chẳng thấy đâu mà chi phí cho mỗi lần làm hồ sơ, đi lại xin việc rất tốn kém, cái khó không dừng lại ở đó mà còn đeo bám dai dẳng để cho tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ ông bà đã vay tiền sinh viên dù lãi suất ưu đãi khá thấp nhưng đến nay vừa lãi vừa tiền gốc còn khoảng 30.000.000đ, hiện tại để duy trì cuộc sống rất khó thì không biết lấy đâu ra tiền trả ngân hàng đúng thời hạn. </span></span><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Phải chăng suy nghĩ người dân quê tôi là đúng? Đi học không thể kiếm ra tiền mà ngược lại làm cuộc sống vất vả hơn, khiến gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất? Đôi lúc tôi thấy mình bất lực, bản thân mình vô dụng không giúp được gì mà còn thêm gánh nặng cho ông bà trong khi ông bà tôi sức khỏe ngày một yếu tuổi đã xế chiều. Nhiều khi tôi thiết nghĩ giá mình đừng vào đại học, tạm dừng ở lớp 9 rồi đi làm và học nghề gì đó thì ít ra bây giờ gia đình tôi cũng không phải nợ nhiều đến vậy, tôi cũng có thể dễ dàng xin được việc với danh nghĩa một người thợ lành nghề chứ không phải cầm tấm bằng cử nhân mà chạy ăn từng bữa vô vàng khó nhọc. </span></span><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Mặc dù trong lúc gian nan thì suy nghĩ có phần lệch lạc, nhưng trong tôi ước mơ trở thành nhà giáo vẫn luôn cháy âm ỉ chưa bao giờ vụt tắt mặc cho hy vọng rất đổi mong manh. Những khó khăn vất vả tôi và gia đình trải qua như một thách thức để tôi có thêm nghị lực chiến đấu với số phận, sẽ có một ngày không xa cánh cửa nghề giáo mở ra đón nhận tôi để tôi có được cơ hội làm điều tôi hằng mơ. Dù cuộc sống bạn đang rơi vào bế tắc, gia đình bạn đang trong bước đường cùng, bạn chưa tìm ra lối đi nào thích hợp nhất cho bản thân và gia đình mình nhưng tôi chắc một điều rằng còn hy vọng sẽ cho bạn sức mạnh vượt qua khó khăn trước mắt, còn ước mơ sẽ chiến thắng mọi thử thách, còn niềm tin sẽ còn tất cả vì thế đừng bao giờ bạn hết hy vọng, ngừng mơ ước và mất niềm tin.</span></span><span style="font-size:14.0pt;
mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;text-indent:27.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>TRỊNH THỊ LỆ</b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language:
EN-US"><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left:36.0pt;text-align:justify;text-indent:
-36.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p> </html>