<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <table width="119" height="159" cellspacing="1" cellpadding="1" border="0" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="127" height="176" src="logo%20%C4%90H%20-%20Copy.png" alt="" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tham luận: </span></span><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hệ thống sinh hoạt chuyên đề và giải pháp thực hiện</span></span></span></strong></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
<strong><em>Chi đoàn Nhà Văn hóa Thanh niên</em></strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
1. Căn cứ, cơ sở tổ chức thực hiện:</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Hội nghị Trung ương 6 khóa X ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Trong đó có giải pháp: nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc phục hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Giải pháp này cơ bản giải quyết vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt đảng. Nghị quyết nêu rõ: “Mỗi quý các chi bộ phải sinh hoạt chuyên đề ít nhất một lần, để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đảng viên trong chi bộ”.<br />
<br />
- Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2012 về nội dung sinh hoạt chi bộ nêu rõ, ngoài các buổi sinh hoạt bình thường với nhiều nội dung, ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ cần có sinh hoạt chuyên đề. <br />
<br />
- Căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nội dung công tác Đoàn các cấp trong việc đa dạng hóa các nội dung và hình thức sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt chuyên đề, đổi mới hình thức sinh hoạt chính trị cho đoàn viên thành niên thành phố. Đặc biệt là chương trình năm của Chi đoàn trong việc tăng cường phối kết hợp cùng Đảng, Đoàn thể cơ quan tổ chức các chuyên đề giáo dục cho đảng viên, đoàn viên và người lao động trong cơ quan.<br />
<br />
<strong>2. Yêu cầu tổ chức hoạt động mô hình:</strong><br />
Nội dung xây dựng chủ đề cho sinh hoạt chuyên đề, cần đảm bảo một số nội dung trọng tâm gắn liền với các yêu cầu:<br />
- Đảm bảo nội dung, nhiệm vụ xây dựng Đảng: về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo nguồn phát triển đảng viên; thực hiện công tác tự phê bình và phê bình…<br />
- Đảm báo thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ quan, đơn vị: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội ở cơ quan, đơn vị…..<br />
- Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên: theo sự kiện đặc thù của cơ quan, lấy ý kiến góp ý về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; góp ý cho văn kiện đại hội Đảng bộ cấp trên…<br />
- Thực hiện các nhiệm vụ theo tình hình cụ thể: do cấp ủy hoặc chi bộ chủ động lựa chọn, tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị trong từng hoàn cảnh, thời điểm…<br />
<strong><br />
3. Nội dung các chuyên đề đã tổ chức:</strong><br />
- Tăng cường công tác giáo dục đảng viên, đoàn viên thanh niên trong việc kế thừa, học tập các truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó nâng cao lòng yêu nước, nhận thức chính chính trị để từ đó hình thành nên giá giá trị đạo đức của người đảng viên, đoàn viên, thanh niên và nguyên tắc của người lao động. Xây dựng hệ thống các chủ đề:<br />
Chúng ta đã đứng dậy: Giới thiệu về phong trào đấu tranh giành tự do, dân chủ và độc lập dân tộc của thanh niên – sinh viên – học sinh Sài Gòn thời kỳ 1954 – 1968, và những sáng tác thơ của tác giả giai đoạn đó, cùng những tư liệu quý, hình ảnh về phong trào đấu tranh của thanh niên – sinh viên – học sinh miền Nam trước 30/4/1975. <br />
<br />
Hát cho đồng bào tôi nghe: Giới thiệu sự kiện lịch sử đáng tự hào của tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định đã thể hiện xuất sắc vai trò vừa là ngòi pháo, vừa là lực lượng chủ công trong các phong trào đấu tranh, nhất là đấu tranh đô thị dưới nhiều hình thức khác nhau trong giai đoạn 1968 – 1975.<br />
<br />
Họ ra đi khi còn rất trẻ: Giới thiệu những tấm gương cán bộ Đoàn hy sinh trong phong trào đấu tranh của học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định trong các trận đánh lịch sử.<br />
<br />
Viết tiếp bản hùng ca: Giới thiệu các phong trào hành động cách mạng, những gương mặt tiêu biểu của thanh niên thành phố từ giai đoạn 1975 đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, nỗ lực và thành quả của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua và trách nhiệm của tuổi trẻ thành phố trong thời gian tới.<br />
<br />
- Phối hợp cùng cấp ủy chi bộ tổ chức 04 chuyên đề học tập lời dạy của Bác do chi bộ phát động trong năm theo chỉ thị số 10-CT/TW. Mỗi quý là 01 chuyên đề khác nhau nhằm giúp cho đảng viên và đoàn viên ưu tú tiếp cận đến những nguyên tắc, tổ chức, lời dạy của Bác trong tổ chức Đảng:<br />
<strong>Chuyên đề 1 –</strong> Tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, hướng tới hoạt động phục vụ thanh niên và chăm lo cho người lao động.<br />
<strong>Chuyên đề 2 – </strong>Đoàn viên thanh niên với nội dung 4 xây, 3 chống.<br />
<strong>Chuyên đề 3 – </strong>Giải pháp giúp người lao động mạnh dạn phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan. <br />
<strong>Chuyên đề 4 –</strong> Thực hiện tinh thần mạnh dạn phê bình và tự phê bình.<br />
<strong><br />
4. Quy trình tổ chức:</strong><br />
- Lựa chọn, bàn bạc và thống nhất xác định chủ đề phù hợp với các yêu cầu thực tế. Đại diện đoàn thể hoặc Đảng viên được phân công trình bày nội dung chuẩn bị. Phần chuẩn bị này nên nêu rõ lý do thực hiện chuyên đề này, thực trạng về vấn đề đó tại cơ quan, đơn vị, các mục tiêu cần hướng đến, các giải pháp và biện pháp cụ thể, các đề xuất… <br />
<br />
- Đại diện đoàn thể, các đảng viên thảo luận. Việc thảo luận nên xem là nội dung có tính bắt buộc trong các sinh hoạt chuyên đề. Bởi tính tập trung cao (chủ đề hẹp, thời gian dài, sự chuẩn bị chu đáo…) nên cần phát huy tối đa trí tuệ tập thể của chi bộ. Trong đó, vai trò định hướng, dẫn dắt, khơi gợi của người chủ trì là rất quan trọng, phải tạo ra không khí cởi mở mà nghiêm túc, có trách nhiệm để mọi người có thể mạnh dạn đóng góp ý kiến, kể cả phản biện, chất vấn. <br />
- Người chủ trì và người được phân công làm rõ hơn các vấn đề đã nêu. Khi đã có các ý kiến nêu lên với nhiều góc độ về chuyên đề, cần thiết có sự “nói lại” hoặc “nói thêm” của người chủ trì (kể cả cấp ủy) và người được phân công, có thể tiếp thu những ý kiến hợp lý và cũng để giải trình, thuyết phục những ý kiến còn băn khoăn. <br />
<br />
- Người chủ trì chốt lại các ý kiến đóng góp. Sau khi lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, người chủ trì với khả năng bao quát toàn bộ hoạt động đơn vị, nắm chắc phương hướng sắp tới và ý thức dung hòa các mối quan hệ… cần phải đưa ra quan điểm chính thức. Quan điểm đó nên là của cấp ủy (hoặc bí thư) có tính định hướng cho các đảng viên chứ chưa phải là quan điểm của chi bộ. <br />
<br />
- Rút kết các vấn đề, thống nhất các đề xuất, giải pháp, hướng đi tới đối với từng nội dung chuyên đề.<br />
<br />
<strong> 5. Hình thức tổ chức:</strong><br />
Linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề: <br />
<strong>- Chuyên đề - Chúng ta đã đứng dậy: </strong>Gặp gỡ, giao lưu nhân chứng lịch sử để giáo dục tinh thần yêu nước.<br />
<strong>- Chuyên đề - Hát cho đồng bào tôi nghe: </strong>Chuyên gia báo cáo bài kết hợp văn hóa văn nghệ.<br />
<strong>- Chuyên đề - Họ ra đi khi còn rất trẻ: </strong>Xem phim, giao lưu với đồng đội, người thân của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.<br />
<strong>- Chuyên đề - Viết tiếp bản hùng ca: </strong>Triển lãm, báo cáo mô hình, văn hóa văn nghệ.<br />
<strong>- Chuyên đề - Tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, hướng tới hoạt động phục vụ thanh niên và chăm lo cho người lao động:</strong> Báo cáo đánh giá thực tiễn, diễn đàn trao đổi.<br />
<strong>- Chuyên đề - Đoàn viên thanh niên với nội dung 4 xây, 3 chống: </strong>Tọa đàm, xem phim phóng sự.<br />
<strong>- Chuyên đề - Giải pháp giúp người lao động mạnh dạn phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan:</strong> Sân chơi giáo dục, đặt ra các vấn đề còn tồn tại của cơ quan để các đội chơi khắc họa và nêu giải pháp khắc phục.<br />
<strong>- Chuyên đề - Thực hiện tinh thần mạnh dạn phê bình và tự phê bình:</strong> Dùng văn hóa, văn nghệ để phê phán và ca ngợi cái tốt, cái xấu theo nội dung chuyên đề.<br />
<br />
<strong>6. Hiệu quả:</strong><br />
- Tổ chức tiết kiệm nhưng hiệu quả, tính giáo dục rất cao, giá trị lan tỏa không chỉ dừng lại ở đảng viên, đoàn viên mà đến cả người lao động.<br />
- Tạo được sức mạnh về sự sáng tạo và công tác tổ chức từ việc phát huy sức mạnh của các đoàn thể và phòng chức năng của cơ quan. Để tạo nên những hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng, mới lạ, thu hút và đúng trọng tâm yêu cầu của các cấp lãnh đạo.<br />
- Nhận thức chính trị của đảng viên, đoàn viên, người lao động từng bước được nâng cao, hiểu sâu và rộng các vấn đề. Đặc biệt, các nội dung mang tính sự kiện thời sự được định hướng, tuyên truyền đến đảng viên, đoàn viên và người lao động nhanh chóng, kịp thời.<br />
- Xây dựng được sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên, người lao động đến các chủ trương, hoạt động, chỉ thị mới của các tổ chức Đảng, đoàn thể.</span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
__________<br />
<br />
</span></span></div> </html>