<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"> </div>
<div><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <b style="line-height: 150%; text-align: justify;"><span style="line-height: 150%;">Đề xuất xây dựng mạng xã hội cho thanh niên</span></b> </span></span></div>
</strong></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Nhằm chuẩn bị tích cực cho Đại hội Hội LHTN Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII nhiệm kì 2014-2019, “Diễn đàn lấy ý kiến góp ý văn kiện Đại hội Hội LHTN VN TP. Hồ Chí Minh đã được tổ chức và nhận được nhiều góp ý thiết thực tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào ngày 7/9.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Hơn 5 vấn đề liên quan mật thiết liên quan đến thanh niên và nội dung của dự thảo văn kiện Đại hội Hội LHTN Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần VII, nhiệm kì 2014-2019 được trao đổi trực tiếp với 3 vị khách mời: ThS. Tâm lý Cát Dung, Ông Đinh Minh Phú-TGĐ Công ty Trà Việt, và đặc biệt là ca sĩ Hồ Trung Dũng. Cuộc trò chuyện cởi mở, thân tình diễn ra hơn 2 giờ với rất nhiều những khía cạnh khác nhau của đời sống và cách nghĩ của thế hệ thanh niên hiện nay như: thần tượng thái quá ca sĩ, diễn viên; làm sao để hòa nhập thanh niên văn phòng vào tổ chức Hội; Hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội; làm từ thiện với mục đích cá nhân; khuyến khích du học sinh về nước lập nghiệp;…</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 150%;">Thanh niên với văn hóa “báo động”</span></b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt;mso-bidi-font-size:
13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Sự thần tượng thái quá một ngôi sao, ca sĩ với vẻ ngoài hào nhoáng đó là sự ảnh hưởng khách quan từ bên ngoài. Điều “báo động” ở đây chính là sự thần tượng, sự tôn sùng như “thần thánh” đã vô tình mê muội các bạn trẻ. Có bạn vì thần tượng mà đánh mất bản thân, hỗn hào với cha mẹ để bảo vệ thần tượng của mình. Một vấn đề đáng “báo động” khác, chính là hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội với hành động khiếm nhã, chụp ảnh tự sướng, khoe thân táo bạo của các bạn trẻ mà quên đi những giá trị thực của bản thân. Chuyên gia Tâm lý Cát Dung chia sẻ: “Lợi ích bản thân ban đầu là sự tung hô và phấn khích trước hàng trăm lượt like cho một bức ảnh, nhưng cuối cùng là sự hụt hẫng cao độ khi một bình luận đạp đổ công trình mà bạn đang dày công tạo dựng”. Chính vì vậy, chị Cát Dung nhấn mạnh: “Nên sống thực với chính mình, hiểu được những giá trị thực của bản thân mà phát huy, cần có góc nhìn tích cực hơn để đừng phí phạm công sức vô ích”. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Trong khi đó, ca sĩ Hồ Trung Dũng cho rằng: “Cái thiếu của các bạn trẻ là thiếu lúc dừng lại để suy nghĩ, nhìn lại những suy nghĩ và hành động của mình có đúng hay không và những gì mình bỏ ra có phù hợp không.Cần có chính kiến riêng cho mình để tự tin trong hành động và rõ ràng trong cách nghĩ”.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Xoay quanh vấn đề định hướng cho thanh niên đi đúng hướng, quay trở lại với những giá trị văn hóa lành mạnh và suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, cũng như đừng sống ảo với mạng mà hãy sống thực với chính mình. Đại diện CLB Lý Luận Trẻ (Học viện Hành chính Quốc Gia TP.HCM) đề xuất ý tưởng: “Cần thiết phải xây dựng trang mạng xã hội Thanh niên có nội dung định hướng cho tầng lớp thanh niên những trách nhiệm cũng như vai trò của họ trong sử dụng mạng xã hội, tạo ra môi trường tương tác mới trên mạng xã hội để giảm bớt thời gian cho các thông tin vô bổ”.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 150%;">Thanh niên với hoạt động Hội</span></b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt;mso-bidi-font-size:
13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Phần lớn lực lượng thanh niên văn phòng thường tìm đến các công viên, các quán xá để giảm stress, mà không có sự tương tác với tổ chức Hội trong thời gian rảnh rỗi sau giờ hành chính. Mục tiêu đặt ra cho tổ chức Hội là sự gắn kết các lực lượng thanh niên, hòa nhập thanh niên văn phòng với thanh niên trẻ, tạo cho họ một môi trường giao lưu hữu ích sau giờ làm việc.Tuy nhiên, để làm được điều đó là không dễ dàng. Theo khách mời Đinh Minh Phú: “Để gắn kết được thanh niên văn phòng vào tổ chức Hội, thì cần thiết Hội phải hiểu được họ muốn gì, cần gì để từ đó xây dựng các hoạt động phục vụ, liên quan và giúp ích cho công việc của họ. Phải xây dựng các hoạt động ở những nơi mà họ hiện diện thì họ mới dễ dàng tham gia”. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Dưới một góc độ khác, chuyên gia tâm lý Cát Dung nhận định rằng: “Hiểu được nhu cầu của họ - đó là có người lắng nghe, chia sẻ với họ. Tại sao ta không tạo ra các diễn đàn, các trang web để họ có thể tự do, cởi mở mà chia sẻ những gì họ muốn. Về lâu dài, nên phân chia đối tượng thành từng nhóm người theo độ tuổi, sở thích để tạo ra các chương trình phù hợp hơn”. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Hiện tượng hoạt động tình nguyện do một bộ phận thanh niên tự phát như: Các văn nghệ sĩ, các doanh nhân trẻ kêu gọi đóng góp, phát cơm miễn phí, mặc áo thanh niên khi làm từ thiện,… thậm chí có những người lợi dụng từ thiện để đánh bóng tên tuổi. Mặc khác cũng có một số cá nhân làm từ thiện muốn tận tay trao tặng phẩm đến nơi cần đến vì không tin tưởng các tổ chức từ thiện. Để định hướng các bạn trẻ này tham gia hoạt động tình nguyện theo nguyên tắc chung của Hội, ông Đinh Minh Phú góp ý: “Cần phải tạo dựng lòng tin của các cá nhân vào các cơ quan, tổ chức Hội. Để làm được điều này, tổ chức Hội phải thật minh bạch trong công tác trao, gửi quà từ thiện. Làm sao để họ tin tưởng thì mới có sự đồng thuận và hợp tác”. Theo ca sĩ Hồ Trung Dũng: “Bất kể dưới hình thức nào, thì từ thiện đều mang nghĩa tốt. Nếu qua tổ chức thì việc từ thiện sẽ tốt hơn và qui mô rộng hơn. Nếu làm từ thiện mặc áo Hội thì phải hoạt động vì lợi ích của Hội”. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 150%;">Thanh niên với vấn đề lập nghiệp</span></b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt;mso-bidi-font-size:
13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Phần lớn du học sinh Việt Nam sau khi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài thì số lượng người quay về nước lập nghiệp là rất ít. Tại sao 12/13 quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” sau khi du học đều không chọn Việt Nam là môi trường làm việc? Và chính sách nào để khuyến khích họ cống hiến ngay trên mảnh đất quê hương? Theo chuyên gia tâm lý Cát Dung: “Mấu chốt quan trọng chính là tạo ra sợi dây liên kết sự tự tôn dân tộc xuất phát từ nền tảng giáo dục theo nguyên tắc đón đầu. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục chúng tôi đang phải đối mặt. Mặt khác, nhà nước cần có sự đãi ngộ đồng thời cũng có biện pháp chế tài mới có hiệu quả lâu dài”.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Dưới góc nhìn là một doanh nghiệp, trong vấn đề tuyển dụng hiện nay, ông Đinh Minh Phú bày tỏ: “Sự đòi hỏi quá mức trong khi họ thiếu tiêu chuẩn trong công việc. Đa phần các bạn trẻ khi xin việc thường có tâm lý mơ mộng, nhìn vào mặt trái của công việc, môi trường làm việc mà chê bai”. Ông nói thêm: “Cần thực tế hơn trong tuyển dụng và giáo dục cảm xúc cho các bạn trẻ để họ không quá đề cao bản thân”. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">“Chính thói xấu hay chê bai, phê phán nhau đã vô tình làm mất đoàn kết lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với đất nước. Nếu chúng ta biết cách hòa hợp lẫn nhau, đoàn kết lẫn nhau thì đó có thể sẽ là động lực thu hút nhân tài về với đất nước mình” - Ca sĩ Hồ Trung Dũng chia sẻ.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 150%;">Hơn 2 giờ trao đổi và thảo luận, diễn đàn đã thu được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. Những ý kiến đóng góp mới, các bạn trẻ có thể gửi trực tiếp đến Phòng Khoa học giáo dục – Nhà Văn hóa Thanh niên đến hết ngày 10/9/2014.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:150%"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 150%;">TRÚC NGÂN</span></b></span></span><b><span style="font-size:13.0pt;line-height:
150%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="line-height:150%"> </p> </html>