<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <b style="text-align: justify; text-indent: 28.35pt; font-size: 12px;">L</b><b style="text-align: justify; text-indent: 28.35pt; font-size: 12px;">ãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin cho rằng: “<i>Ai nắm được thanh niên người đó làm chủ thế giới. Chính vì vậy cần có những phương pháp thiết thực để thực sự đưa thanh niên vào hoạt động từ đó phát huy được tính sáng tạo của mình để họ góp sức mình cho Tổ quốc”.</i></b> </span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 28.35pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tiếp thu quan điểm trên của Lenin, khi lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có nhận định :</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: center; text-indent: 28.35pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><i>“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”</i> <sup>[1]</sup></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 28.35pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Có thể thấy cả cuộc đời cách mạng trường kỳ, phong phú và sôi nổi của Hồ Chủ tịch gắn liền với quá trình Người chăm lo bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng. Đó là một trong những căn nguyên làm nên kì tích của cách mạng Việt Nam.</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua các luận điểm quan trọng nhất về giáo dục thế hệ trẻ, đó là: <i>“Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của dân tộc”.</i> Người đã khẳng định: “<i>Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên” ; “Hỡi Đông Dương đáng thương, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của người không được hồi sinh”.</i> <sup>[2]</sup> Bởi vì : <i>“Thanh niên là rường cột của nước nhà”; “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”</i>. <sup>[3]</sup></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Ngay ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thế hệ trẻ: <i>“Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.</i> <sup>[4]</sup></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, đất nước chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ:<i> “Thanh niên ta có vinh dự lớn thì cũng phải có trách nhiệm lớn”.</i> <sup>[5]</sup> Trách nhiệm của thanh niên là không phải đòi hỏi đất nước đã cho mình những gì? Mà mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn. Người còn dạy cho thanh niên phải kiên trì mục đích, lý tưởng:</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: center; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><i>“Không có việc gì khó,</i></span></span><i><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: center; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><i>Chỉ sợ lòng không bền</i></span></span><i><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: center; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><i>Đào núi và lấp biển,</i></span></span><i><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: center; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><i>Quyết chí ắt làm nên”.</i></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng toàn diện thanh niên, đồng thời tạo mọi điều kiện cho thanh niên được phát huy tài năng, sức lực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đảng ta đã khẳng định: <i>“Công tác thanh niên là công việc sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân và của toàn xã hội, mỗi gia đình.</i></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bên cạnh đó, bản thân Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng phải cố gắng tự đổi mới để phát huy ảnh hưởng trong giới trẻ, tập hợp đông đảo thanh niên trong các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng.</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thế hệ trẻ hôm nay đang được sống trong một đất nước độc lập và hòa bình mà biết bao các bậc tiền nhân đã phải đổ máu xương mới giành được. Thụ hưởng thành quả của 26 năm Đổi mới (1986 – 2011), thanh niên có nhiều cơ hội phát triển toàn diện. Cùng với sự phát triển của đất nước, các nhu cầu của thanh niên (học tập, vui chơi, giải trí,…) bước đầu đã được đáp ứng. Vai trò tổ chức Đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xác định <i>“Xây dựng tổ chức Đoàn là xây dựng tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi, trường học xã hội chủ nghĩa và hạt nhân đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên, phụ trách thiếu nhi, đội dự bị tin cậy của Đảng, chỗ dựa vững chắc của chính quyền nhân dân”.</i></span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tuy vậy, thanh niên ngày nay cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, vấn đề phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng và tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Bên cạnh đó, nạn quan liêu tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị đang tác động trực tiếp có tính tiêu cực vào tâm tư, tình cảm của thanh niên và đến quá trình định hướng chính trị của tổ chức Đoàn. Trong bối cảnh hội nhập, nhưng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của thanh niên chưa đáp ứng nhu cầu tình hình hình mới, còn khá mơ hồ về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước. Không ít thanh niên thiếu hoài bão, lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ tiêu cực, tư tưởng vọng ngoại, văn hóa lai căng, thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật. Mặt khác, các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hoà bình” , tiến hành “cách mạng màu” ở nước ta trong đó thanh niên là đối tượng trọng tâm. Những biến động chính trị to lớn, sâu sắc trong thời gian gần đây ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông (Tây Nam Á) cho thấy tác động to lớn của mạng Internet trong việc kích động tư tưởng nổi dậy của thanh niên…</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bởi vì thế cho nên, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân càng phải chăm lo giáo dục, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, toàn diện, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bởi nó liên quan trực tiếp tương lai của cả dân tộc.</span></span><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><font face="Arial" size="2">Hòa chung nhịp đập của tuổi trẻ Việt Nam hưởng ứng Năm Thanh niên tình nguyện” năm 2014, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực hết mình viết tiếp trang sử của thế hệ cha anh đi trước, tích cực trong các hoạt động rèn luyện, bồi dưỡng trong mọi lĩnh vực, luôn luôn là lực lượng xung kích cách mạng, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới như Bác Hồ hằng mong muốn.</font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><font face="Arial" size="2">Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người đoàn viên, thanh niên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố và đất nước. Đồng thời, không ngừng học tập và củng cố niềm tin vào tiền đồ tất thắng của chủ nghĩa xã hội để có nhận thức và hành động đúng trước những thông tin đa chiều, thiếu chính xác trên mạng Internet. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt cuộc vận động “4 xây, 3 chống” (xây: ý thức công dân, tinh thần tình nguyện, lòng hiếu học, yêu lao động; chống: lối sống ích kỷ, lối sống lạc hậu, lối sống vô văn hóa) vào các việc làm thiết thực hằng ngày nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh…</font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;"><b><i>* Chú thích :</i></b></span><b><i><span style="font-size: 11pt;"><o:p></o:p></span></i></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;">[1] Hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ (mượn ý câu nói của Quản Trọng: <i>“Thập niên chi kế, mạc nhi thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc nhi thụ nhân”)</i> tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13/09/1958, <i>đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14/9/1958.</i></span><span style="font-size: 11pt;"><i><o:p></o:p></i></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;">[2] <i>Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,</i> NXB Thanh niên, Hà Nội, 1980, tr. 30.</span><span style="font-size: 11pt;"><i><o:p></o:p></i></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;">[3] <i>“Thư gửi các bạn thanh niên”</i> ngày 17/08/1947; <i>Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, </i>NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 185.</span><span style="font-size: 11pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;">[4] <i>Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên vào khoảng tháng 09/1945; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, </i>NXB Chính trị Quốc gia 2000, tr. 33.</span><span style="font-size: 11pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: left; text-indent: 35.45pt;"><span style="font-size: small;"><span style="text-align: justify; text-indent: 35.45pt;">[5] Nói tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ngày 20/12/1961, </span><i style="font-size: 11pt; text-align: justify; text-indent: 35.45pt;">Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, </i><span style="text-align: justify; text-indent: 35.45pt;">NXB Chính trị Quốc gia 2000, tr. 489.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: right; text-indent: 35.45pt;"><strong> Châu Tiến Lộc</strong></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: right; text-indent: 35.45pt;"><span style="text-indent: 35.45pt;">(Phó Ban Tuyên giáo Quận Đoàn 2)</span> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-left: 0in; text-align: right; text-indent: 35.45pt;"> </p>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>