<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> Tôi lớn lên từ làng quê nghèo Miệt Thứ đất Kiên Giang. Tuổi thơ tôi gắn liền ruộng đồng, rẫy mía với nương khoai. Tôi nào biết biển đảo là gì, chỉ thấy nó qua màn hình chiếc ti vi nhỏ, nơi có anh lính đảo giữa trùng khơi sóng nước, ngày đêm tuần tra, bảo vệ an ninh. Tôi bắt đầu chú ý rồi ngưỡng mộ các anh, lòng tôi nuôi ước mơ và hy vọng. </span></span></strong></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cho đến ngày tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, tôi tình nguyện ra đảo dạy học. Đảo tôi chọn có cái tên đẹp như mơ: Tiên Hải. Tiên Hải có nghĩa là Biển Tiên, cũng có nghĩa phần biển thuộc Hà Tiên. Và chợt nhận ra điều lý thú: sáng sớm ông mặt trời thức dậy, chiếu bình minh trên biển huớng Đông. Chiều về, buông hoàng hôn lặn ngủ ở biển Tây. Quần đảo xã Tiên Hải có diện tích đất nổi là 1100 hecta, bao gồm Hòn Đốc, Hòn Giang, Hòn Đước, Hòn Gùi.v.v. là 16 đảo nằm gần nhau, cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý. Tôi không ngờ nơi đây trước kia đã có cái tên khá rùng rợn: Quần đảo Hải Tặc. Sở dĩ gọi Quần đảo Hải Tặc vì vào những thế kỉ trước, bọn cướp biển người Triều Châu, Hải Nam đến đây cướp bóc và lấy đảo làm sào huyệt. </span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chính ở Tiên Hải, tôi biết rõ đời sống người xứ đảo. Nơi xa xôi này của tổ quốc có nhiều trẻ thơ đang khát khao con chữ, nóng lòng chờ đợi những người thầy, trong khi người lớn mỏi mòn trông chờ nước sinh hoạt và những y bác sĩ cùng thuốc men. Tôi được may mắn tiếp cận người lính đảo giữa đời thường. Nhất là trung tá Phạm Quang Khang, phó trưởng đồn Biên phòng 738. Quê anh Khang ở Thái Bình, năm 1992, anh vào bộ đội. Do yêu cầu an ninh biên giới thuộc Quần đảo Hải Tặc, năm 1990, Bộ Quốc phòng cho thành lập đồn Biên Phòng 738 ( nay là đồn Biên phòng Tiên Hải), trực thuộc bộ chỉ huy tỉnh Kiên Giang. Đến nay, sau 18 năm gắn kết xã đảo, anh cùng đồng đội làm nên thành tích. Anh nói: “ Lính đảo thiếu vắng tình cảm gia đình nhưng bù lại, được bà con nhân dân tin yêu đùm bọc, anh em yên tâm làm nhiệm vụ. Nhiều năm liền đơn vị được công nhận: ‘Đồn trong sạch vững mạnh, bảo vệ an ninh tổ quốc trên vùng đảo Kiên Giang’”. Thêm vào đó, Đồn được Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Phụ nữ Thị xã Hà Tiên và trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang giao lưu kết nghĩa. Trong sinh hoạt, anh chị em cùng nhau làm sạch môi trường biển, tổ chức trò chơi, ca hát.v.v.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhiều năm qua, anh cùng chính quyền, đoàn thể xã kết hợp tuyên truyền, giáo dục, vận động bà con ngư dân ý thức hơn nữa việc tôn trọng hải phận quốc tế, không xâm phạm vùng biển nước bạn, đánh bắt hải sản.</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có người nói: “ Nhờ các anh chiến sĩ đồn Biên phòng Tiên Hải và chính quyền xã xây hồ nước lọc, chúng tôi không còn thiếu nước. Quần đảo Hải Tặc trước kia có nạn cướp biển, bắt bớ ngư phủ, buộc phải chuộc tiền, rồi thêm nạn buôn bán, trao đổi hàng hóa trái phép khiến đời sống dân chúng luôn bị uy hiếp. Nay chuyện đó không còn nữa, cũng do các anh đem sự bình yên cho chúng tôi. Ơn đó, làm sao chúng tôi quên được.”</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Về phần mình, anh Khang luôn theo sát công tác trực ban để kịp thời ra tay ứng chiến khi cần. Có chức có quyền nhưng anh là người dễ gần gũi. Anh cư xử hòa nhã với dân và cấp dưới, nhất là khi anh cùng đồng đội xây nhà Đại Đoàn Kết; giúp dân sửa chữa nhà cửa sau mưa bão. Anh còn nhận bảo hộ gia đình nghèo, học sinh nghèo hiếu học; thực hiện Quân- Dân- Y kết hợp khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân. Anh Phạm Quang Khang cũng là người đầu tiên ở đây phát động phong trào: “Vệ sinh bảo vệ môi trường biển”, “Cải tạo đất, trồng rau sạch không dùng chất hóa học kích thích rau xanh”, “Quân- dân rèn luyện thể lực”.</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đứng trước biển, anh nói: “Ngoài khơi có lắm hòn đảo lớn nhỏ, khó phân biệt của ai giữa trời nước hải phận Việt Nam- Campuchia. Nhưng không lo, người dân đảo từ tấm bé đã thuộc nằm lòng nơi chốn, họ biết tên từng ngọn đảo của Tổ quốc mình. Rồi đây Tiên Hải sẽ là khu Du lịch Biển, tôi mơ ước trong vùng đảo này sẽ có một thiền viện như thiền viện Hộ Quốc ở đảo Phú Quốc. Như vậy vừa tôn vinh cảnh sắc thiên nhiên vừa làm trụ mốc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chủ quyền đất nước Việt Nam”.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong công tác đối ngoại, anh giữ mối quan hệ rất tốt với lực lượng Biên phòng nước bạn Campuchia. Anh thắt chặt thêm tình đoàn kết, củng cố niềm tin cậy lẫn nhau giữa hai nuớc.</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vì những đóng góp tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo nơi biên giới, anh được cấp trên tặng nhiều giấy khen, bằng khen cùng danh hiệu chiến sĩ thi đua. Anh thật xứng danh anh bộ đội cụ Hồ thời đại mới.</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trước anh, tôi thật sự nhỏ bé, chỉ biết nhận nơi đây làm quê hương thứ hai, suốt đời phục vụ ngành giáo dục, đem con chữ đến các em trên xã đảo Tiên Hải này.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span class="Apple-tab-span" style="white-space:pre"> </span><strong>NGUYỄN VĂN PHƯỜNG </strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong>(Kiên Giang)</strong></div>
<div style="text-align: right;"> </div> </html>