<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>Khởi động</strong></span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Lễ khai mạc vòng chung kết Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka được tổ chức sáng ngày 16/11 tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 300 các bạn sinh viên tham dự. Đây là giải thưởng được tổ chức thường niên do Thành đoàn TP. HCM phối hợp cùng Đại học Quốc gia Tp. HCM thực hiện.</span></span></div>
<div> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vòng chung kết có sự tham gia tranh tài của 164 tác giả, là sinh viên của 19 trường với 82 công trình nghiên cứ khoa học ở 11 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ thong tin, quy hoạch – kiến trúc, xây dựng, pháp lý, công nghệ hóa dược, môi trường, nông lân ngư, công nghệ sinh – y sinh. Đây là những đề tài xuất sắc đã vượt qua 517 đề tài nghiên cứu khoa học trong vòng bán kết. Hội đồng khoa học vòng chung kết có 67 thầy, cô là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường, viện, trung tâm, doanh nghiệp,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sau lễ khai mạc, các thí sinh di chuyển về từng phòng để báo cáo theo lĩnh vực. Ở mỗi lĩnh vực, căn cứ theo đánh giá chuyên môn của Hội đồng khoa học, Ban tổ chức sẽ xem xét trao giải cho các đề tài với giá trị giải thưởng không nhỏ, từ 2.000.000đ – 15.000.000đ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đề tài thú vị, tính ứng dụng cao</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">5 bạn sinh viên năm cuối đến từ trường Đại học Kiến Trúc TP. HCM mở đầu buổi bảo vệ đề tài về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc – xây dựng với công trình “Thiết bị dù thu và lọc nước mưa cho Viện dưỡng lão”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Các bạn lựa chọn khảo sát và thí điểm tại Viện dưỡng lão Tân Đồng, Bình Phước. Với quy mô Viện, lượng nước mưa hàng năm tại tỉnh, 5 bạn đã tính toán và sáng tạo ra dù thu và lọc nước mưa, vừa đảm bảo lượng nước cho sinh hoạt, đảm bảo chất lượng nước sạch, an toàn, mô hình này còn có tính thẩm mĩ cao, tạo nét đẹp cảnh quang cho Viện. Điểm khác biệt riêng cho sản phẩm này đó chính là bộ lọc nước mưa trong 10 phút đầu của cơn mưa. Nước mưa qua các lớp cát thạch anh, than hoạt tính, sỏi đỡ, lưới lọc,… chảy về bồn chứa. Khi hết mưa hay vào mùa khô, nước từ đường ống cấp nước sinh hoạt tự động cấp vào trong bình lọc bằng van phao kết hợp rơle tự động, đảm bảo quá trình lọc và cấp nước uống liên tục cho dù.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bạn Lương Tiến Thân, thành viên của nhóm cho biết: “Với mô hình thu nhỏ mà nhóm đã thực hiện, mặc dù vẫn còn một số chi tiết vẫn chưa hoàn hảo. Nhưng nhóm nghiên cứu tự tin nếu được đầu tư để hoàn thiện thêm nữa, sản phẩm hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong cuộc sống. Mang lại những lợi ích thiết thực như những gì mà nhóm nghiên cứu mong đợi”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">TS.KTS Phạm Anh Dũng nhận xét đây là một đề tài hay, có tính thực tiễn. “Nếu chỉnh chu hơn về chất liệu, gia cố vững chãi, sản phẩm có thể ứng dụng ở nhiều nơi, không riêng chỉ Viện dưỡng lão”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bên cạnh những đề tài nghiên cứu chuyên môn cao như “Thử nghiệm nuôi cấy nang trứng mô buồng trứng đông lạnh trên chuột nhắt trắng Mus Musculus Var.Albino” hay “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm kháng nấm Corynespora cassiicola từ vi khuẩn Bacillus”,…; còn có những nghiên cứu về những vấn đề rất đời thường hiện nay như “Quan niệm của giới trẻ tại TP. HCM về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ” hay “Bữa cơm gia đình trong bối cảnh xã hội đô thị biến đổi nhanh”,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong số đó, Hội đồng lĩnh vực Giáo dục khá thích thú với công trình nghiên cứu của bạn Phan Tường Yên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài “Đánh giá tác động của liệu pháp nghệ thuật trên người bị stress”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hơn 5 năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu, thống kê về thực trạng stress ở người Việt Nam và cho thấy những tín hiệu đáng báo động. Từ trẻ em đến người trưởng thành, từ học sinh – sinh viên các cấp lớp đến người lao động ở các ngành nghề đặc thù đều có thể bị stress. Song song với đó, có thể dễ dàng thấy rằng, mặc dù ngành tâm lý trong nước đang từng bước phát triển song tỉ lệ áp dụng các phương pháp trị liệu sử dụng lời nói vẫn chiếm đa số (thậm chí là hầu hết). Nhiều khảo sát về văn hóa cho thấy người Việt có “văn hóa âm tính”, tức có xu hướng thụ động, ít biểu lộ cảm xúc cũng như nói lên suy nghĩ thật. Do đó việc trị liệu sử dụng liệu pháp lời nói sẽ có những hạn chế nhất định, và liệu pháp nghệ thuật có thể xem là một phương pháp chiếm ưu thế khả dĩ để giải quyết vấn đề này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Lựa chọn một vấn đề khá “hot” hiện nay, cô sinh viên khoa Tâm lý giáo dục chia sẻ: “Từ quá trình thực nghiệm và thực hành được trải qua, mình nhận thấy rằng vấn đề cốt lõi không nằm ở "loại hình nghệ thuật" mà ở bản chất của liệu pháp, nổi bật nhất là tính "trung gian" của liệu pháp nghệ thuật. Tính chất này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ trị liệu, nó vận hành hoạt động trị liệu theo một cách riêng mà mỗi thân chủ sẽ có cách thức cũng như thời gian bắt nhịp/thích nghi phù hợp của riêng họ”.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong>MỸ LÝ</strong></div>
<div style="text-align: justify;"> </div> </html>