<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;"><strong style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Dòng chính Mekong dài hơn 4000km là cái nôi của nền văn hóa sông nước qua nhiều quốc gia nằm trong bán đảo Đông Dương. Hằng năm cứ vào mùa lũ, phù sa theo nguồn nước đi qua hàng ngàn cây số bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long để tiếp sức cho vụ mùa của một nền nông nghiệp lúa nước nuôi hàng triệu người dân trên mảnh đất phì nhiêu này.</span></span></strong></div>
<div> </div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div><style type="text/css">
blockquote {
background: #f9f9f9;
border-left: 10px solid #ccc;
margin: 1.5em 10px;
padding: 0.5em 10px;
quotes: "\201C""\201D""\2018""\2019";
}
blockquote:before {
color: #ccc;
content: open-quote;
font-size: 4em;
line-height: 0.1em;
margin-right: 0.25em;
vertical-align: -0.4em;
}
blockquote p {
display: inline;
}
</style></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: justify;">
<div><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="text-align: justify;"> </span></span></span></strong></div>
<strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="text-align: justify;">
<table width="211" height="300" border="0" align="left" hspace="12" v:shapes="Picture_x0020_1" cellpadding="5px" cellspacing="5px">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: center;"><img src="https://lh3.googleusercontent.com/-Nwiw0XYbuJg/VLY4fdqgoSI/AAAAAAAAAMg/xGwzuTTH1jY/w356-h507-no/gsChuong.jpg" width="211" height="300" border="0" alt="" /></td>
</tr>
<tr bgcolor="#f5f5f5">
<td style="text-align: center;">
<div>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: center;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 13px; line-height: 20px;"><i>GS. Chung Hoàng Chương</i></span></font></p>
</div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</span></span></span></strong>
<div>Từ năm 1986, sông Mekong bắt đầu gặp nhiều thử thách do biến đổi khí hậu và những dự án thủy điện trên thượng nguồn được triển khai làm cho dòng chính của sông đã bị chặn ở nhiều khúc từ trên dòng Lan Thương của tỉnh Vân Nam xuống luôn những vùng trung nguồn, kể cả những phụ lưu cũng có những khai thác về thủy điện. Những công trình này đã thay đổi tính chất của sông Mekong. Có thể đây chính là nguyên nhân của sự suy thoái hệ thống sinh thái gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của trên 60 triệu cư dân của tiểu vùng Mekong.</div>
<div> </div>
<div>Theo những thống kê và nghiên cứu rất độc lâjp của những tổ chức như Tổ chức sông ngòi quốc tế (International Rivers), hiện tại sông Mekong đã có hơn 30 đập thủy điện lớn nhỏ nằm dọc từ tỉnh biên giới Tây Tạng xuyên qua nhiều vùng của dòng chảy. Nếu dự án Don Sahong được hoàn tất thì sông Mekong sẽ biến thành những hồ chức nước khổng lồ nằm khít nhau trên 3000km. Sự thật là đã có những đập thủy điện đáp ứng được nhu cầu về năng lượng cho những quốc gia đang phát triển trong vùng Đông Nam Á. Nhưng một khi những khu công nghiệp, dân số tăng theo những vùng kinh tế được triển khai thì sự cân bằng của môi trường bị ảnh hưởng rất nhiều. Những chất thải, chất hóa học độc hại đổ xuống sông và dòng nước đã bị khai thác quá tầm dự liệu, không kiểm soát được nữa. Nếu nhìn xa hơn, và qua lăng kính của những nhà chuyên môn về môi trường thì những cái lợi trước mắt sẽ không bù đắp nổi cái giá rất cao phải trả sau này khi dòng nước bị suy thoái đến mức không còn sử dụng được.</div>
<table border="0" width="640" height="427" align="center">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: center;"><img src="https://lh6.googleusercontent.com/-1PWgdsC-iSA/VLZHrhkVzsI/AAAAAAAAAag/9TWSJcR1iPY/w872-h508-no/GS.ChungHoangChuong%2Btai%2BHoi%2Bthao%2Bve%2Bsong%2BMekong%2Bdo%2BHoi%2BThanh%2Bnien%2BSinh%2BViet%2BNam%2Btai%2BCalifornia%2C%2BHoa%2BKy%2Bto%2Bchuc.jpg" width="640" height="427" border="0" alt="" /></td>
</tr>
<tr bgcolor="#f5f5f5">
<td style="text-align: center;">
<div>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: center;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 13px; line-height: 20px;"><i>GS. Chung Hoàng Chương tại Hội Thảo về sông Mekong. Ảnh: Tuấn Anh</i></span></font></p>
</div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div> </div>
<div>Biến đổi khí hậu làm cho nguồn nước hiện là một tảng băng rất lớn nằm trên núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) đang được xem là nóc nhà thế giới càng ngày càng mỏng và bao nhiêu dòng sông bắt nguồn từ những tảng băng tuyết khổng lồ này đã không đủ lượng để cung cấp nguồn sống cho bao nhiêu triệu dân sinh sống ở hạ nguồn. Bao nhiêu đập thủy điện đã chặn lại một phần lớn nước và phù sa trên thượng và trung nguồn của dòng Mekong.</div>
</div>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> </span></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">
<table border="0" width="640" height="427" align="center">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: center;"><img src="https://lh6.googleusercontent.com/-QW_oywENqMY/VLY-nwX-BfI/AAAAAAAAANE/6e6p_5L0vh0/w677-h508-no/GS.ChungHoangChuong%2Btrinh%2Bbay%2Btham%2Bluan%2Btai%2BHoi%2Bnghi%2BNGuoi%2BViet%2BNam%2Bo%2BNuoc%2BNgoai.jpg" width="640" height="427" border="0" alt="" /></td>
</tr>
<tr bgcolor="#f5f5f5">
<td style="text-align: center;">
<div>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: center;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 13px; line-height: 20px;"><i>GS. Chung Hoàng Chương trình bày tham luận tại Hội nghị người Việt tại nước ngoài lần II. Ảnh: Tuấn Anh</i></span></font></p>
</div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</span></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><font face="Arial">
<table width="352px" height="72px" border="0" align="right" hspace="12" v:shapes="Picture_x0020_1">
<tbody>
<tr>
<td><blockquote style="text-align: center;"><span style="font-size: medium;"><strong>Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ phải đương đầu với những hậu quả kinh tế và nông nghiệp không lường được.</strong> <br />
</span><span style="color: rgb(153, 153, 153);"><em><span style="font-size: medium;">GS. Chung Hoàng Chương chia sẻ</span></em></span> </blockquote></td>
</tr>
</tbody>
</table>
</font></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"> </p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><font face="Arial">Qua những chuyến thực địa và du khảo từ thượng nguồn xuyên qua những vùng phụ lưu của sông Mekong, người viết cũng thấy được những công trình khổng lồ của những đập nước như Man Loan (Manwan), Tiêu Loan (Xiaowan) và Công Qua Kiêu (Qongguoqiao) đã biến sông Mekong thành những hồ chứa nước khổng lồ dài hàng trăm cây số. Liệu với nhu cầu rất cao của Trung Quốc, nguồn nước này có thể được chia đều cho những nước hạ nguồn? Bây giờ quốc gia láng giềng của Việt Nam lại đang triển khai một loạt những đập nước vừa lớn,</font> <font face="Arial">vừa nhỏ thì cảnh tượng thiếu nước sẽ là một quan ngại lớn cho Việt Nam. Dự án Don Sahong ở tỉnh Pakse miền hạ Lào đang gặp những sự phản đối của rất nhiều tổ chức phi chính phủ và những cộng đồng đang sống ở hạ nguồn như Cam-pu-chia và Việt Nam. Dựa trên những thiếu sót trong nghiên cứu về tác hại môi trường cũng như hành động đơn phương không tham vấn những thành viên của Ủy Ban sông Mekong, đã có rất nhiều tuyên bố kêu gọi sự quan tâm của chính phủ Lào nên xem xét thật kĩ tác động môi trường trên mọi mặt. Việt Nam hiện đang tổ chức rất nhiều buổi tham vấn ở nhiều địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long yêu cầu những cơ quan phụ trách chuyển đến chính phủ Lào những lo lắng của họ.</font></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> <font face="Arial"> </font></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><font face="Arial">Chúng ta nên hợp sức với những tổ chức như International Rivers, Save the Mekong, Vietnam River Network cũng như những tổ chức thuộc vùng Đông Nam Á hay thành viên của ASEAN để nói lên tiếng nói của các cộng đồng đang bị đe dọa vì những dự án thủy điện mà chính phủ Lào đã và đang triển khai. Mong các bạn trẻ cùng đóng góp mạnh mẽ trong vấn đề Bảo vệ môi trường và sinh kế của hàng triệu người đang sinh sống trong lưu vực của dòng Mekong.</font></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> </span></span></p>
<p style="margin: 0in 0in 0.0001pt; text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b>GS Chung Hoàng Chương​</b></span></span><b><span style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></span></b></p>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>