<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cửa Việt - địa danh nổi tiếng từng đi vào trang sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gần 40 năm trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, biển Cửa Việt vẫn "ngày đêm miên man bờ sóng vỗ", "Biển xanh vẫn nhắc những lời yêu thương" . Về Cửa Việt hôm nay bạn sẽ thấy sự thay da đổi thịt hàng ngày của một vùng đất từng hứng chịu bom đạn của chiến tranh. Có chiếc cầu Cửa Việt nối liền hai huyện Gio Linh và Triệu Phong bắc qua sông Hiếu, nối liền hai cảng biển lớn là Cửa Việt và Cửa Tùng. Cảng Cửa Việt nằm ở tuyến đầu của hành lang kinh tế Đông - Tây, nơi giao thương hàng hóa bằng đường biển rất phát triển ở trong nước và quốc tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sự khởi sắc đó có nhiều nhân tố, nhưng phải nói đến con người là nhân tố quyết định. Những ngư dân ở đây vẫn quyết tâm bám biển ra khơi làm giàu cho bản thân, quê hương và đất nước. Tiêu biểu trong số ngư dân đó là anh Hồ Văn Thà ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là một điển hình tiên tiến trong việc đánh bắt thủy - hải sản xa bờ ở vùng biển Quảng Trị. Anh Hồ Văn Thà là con trai thứ ba trong gia đình có 6 người con, có truyền thống làm nghề biển. Cha anh là ông Hồ Duy Đạo - một ngư dân làm ăn nổi tiếng nghề này ở vùng đất Cửa Việt. Bây giờ do tuổi đã cao đến lúc phải nghỉ ngơi, ông giao lại cho các con nối nghiệp. Anh Hồ văn Thà kế tục sự nghiệp của cha mình. Với bản tính đam mê nghề biển, chinh phục những con sóng lớn và kế thừa truyền thống của gia đình đã giúp anh gắn bó với nghề này, sống cùng nghề này. Anh nói "một ngày đi biển là một niềm vui và tôi xem biển như ngôi nhà thứ hai của mình vậy".</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong thời gian qua, mặc dù gặp không ít khó khăn trên biển như: thời tiết bất lợi, chi phí cho các nhu yếu phẩm phục vụ ra khơi tăng vọt, đặc biệt sự đe dọa của tàu Trung Quốc trên biển Đông... song anh vẫn vượt qua tất cả, gia đình anh vẫn bám biển ra khơi. <br />
Ban đầu gia đình anh chỉ dùng thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ nên sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao, quanh năm bám biển cũng chỉ đủ cơm ăn áo mặc hằng ngày. Gần đây, nhờ có chương trình đầu tư đánh bắt xa bờ của nhà nước, gia đình anh đã đầu tư trang thiết bị, nâng cấp con tàu này trở nên khang trang, hiện đại hơn và đánh bắt được xa bờ, nên thu nhập của gia đình anh tăng dần lên rõ rệt. Anh cho biết: có chuyến đi 10 ngày, trúng đậm 12 tấn cá ngừ và cá thu, hoặc mỗi ngày đánh bắt được 400 đến 500 tấn cá duội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Mấy năm gần đây, không chỉ đánh bắt ở ngư trường truyền thống ở vùng biển Quảng Trị, đảo Bạch Long Vĩ... con tàu của anh đã không ít lần vươn xa đến ngư trường đảo Hoàng Sa. Nhờ có tàu đánh bắt xa bờ nên sau khi trừ chi phí nhiên liệu, nhân công, khấu hao tài sản của chuyến đi biển, gia đình anh có thu nhập rất cao, tạo niềm phấn khởi cho các thành viên trong gia đình và cũng như giải quyết việc làm cho nhiều hoạt động phục vụ chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá ở địa phương. Chỉ tính riêng 4 chuyến đi biển ngắn ngày gần đây, sản lượng đánh bắt của tàu anh đạt 50 tấn cá nục và các loại cá khác, trị giá trên 350 triệu đồng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Do biết cách làm ăn có hiệu quả cùng với có tàu đánh bắt xa bờ mà gia đình anh giàu lên nhanh chóng như người ta thường nói "lên như diều gặp gió". Trước đây những chuyến đi biển chỉ mong đủ ăn đủ mặc, bây giờ gia đình anh đã xây dựng được nhà cửa khang trang, hiện đại, tọa lạc ngay mặt tiền đường Xuyên Á ở thị trấn Cửa Việt. Ông Phan Văn Triển - một "bạn" ngư dân đi lâu năm trên tàu nhận xét "nhìn cơ ngơi tiền tỷ này thì đủ biết hiếm có con tàu nào làm ăn hiệu quả như chiếc tàu của ông Thà này, chủ tàu làm ăn được, người làm công cũng thơm lây". </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngoài đánh bắt, để giải quyết việc làm cho lao động nữ trong nhà gia đình, anh Thà còn mở thêm cơ sở sản xuất nước mắm, mỗi năm cung cấp cho thị trường 4000 đến 6000 lít nước mắm có chất lượng. Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 8 đến 10 ngư dân trên địa bàn với mức thu nhập hàng năm đạt từ 50 - 60 triệu đồng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Có được thành công đó, Anh Thà cho biết: việc đánh bắt xa bờ hiện nay muốn đạt hiệu quả cao, nếu chỉ dựa vào quyết tâm thôi là chưa đủ mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó vai trò hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước là rất quan trọng. Những năm gần đây số tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn được UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 100% về trang bị máy thông tin liên lạc loại HF có tích hợp định vị vệ tinh, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, hỗ trợ 50% mua bảo hiểm tai nạn thân tàu. Tàu của anh cũng nhận được sự ưu đãi đó của tỉnh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Việc trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc đã tạo điều kiện hơn cho các ngành chức năng quản lý hoạt động của ngư dân trên biển và tạo điều kiện để ngư dân liên lạc khi ra khơi. Theo như đánh giá của UBND thị trấn Cửa Việt, chiếc tàu QT 90036TS của gia đình anh Hồ Văn Thà luôn tích cực bám biển và dẫn đầu về sản lượng đánh bắt và giá trị kinh tế. Đây là điều kiện cơ bản để tàu của anh được Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Trị chọn làm mô hình triển khai máy dò ngang Sonar với tổng kinh phí đầu tư 299 triệu đồng, trong đó trung tâm hỗ trợ 142 triệu đồng, số còn lại gia đình ông tự bỏ ra. Từ thành công của mô hình này, chính quyền địa phương sẽ đề nghị các cấp, các ngành có sự đầu tư chung tay cùng ngư dân để nhân rộng trên địa bàn. Những hỗ trợ của các cấp, các ngành là rất cần thiết và kịp thời để ngư dân phấn khởi, yên tâm bám biển dài ngày.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Từ mô hình làm ăn của gia đình anh Thà có thể nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh và khu vực. Anh là điển hình tiên tiến trong việc đánh bắt thủy, hải sản xa bờ ở Quảng Trị. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang có những hành động hết sức ngông cuồng, xâm phạm chủ quyền, đẩy đuổi ngư dân và không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt trên chính vùng biển của mình thì những ngư dân như anh Thà càng quyết tâm vươn khơi, bám biển để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <strong> Lê Thị Thu Thanh<br />
</strong><br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>