<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Một chỗ trống để điền yêu thương</title>
</head>
<body>
<div class="title" align="center">
<b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Một chỗ trống để điền yêu
thương</font></b><p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: left; width: 145px; height: 25px">
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="1%20cho%20trong%20de%20dien%20yeu%20thuong.JPG" width="256" height="160"></td>
</tr>
</table>
</div>
</div>
<font face="Arial" size="2">Cha tôi thường nói đùa với tôi rằng: <br>
<br>
- Sau khi cha qua đời nhớ giữ cho cha một chỗ ở bàn nhé! <br>
<br>
Và tôi trả lời: <br>
<br>
- Chỉ những người tốt mới thường chết sớm! Con sẽ đi trước cả cha cho xem! Có
khi cha phải giữ chỗ cho con ấy chứ! <br>
<br>
Và cuối cùng cha tôi mất. Tôi đã giữ lời hứa qua rất nhiều năm. Mỗi ngày tôi vẫn
giữ một ghế trống, chỗ mà cha tôi trước đây thường ngồi bên bàn. Nhiều người lấy
làm lạ: <br>
<br>
- Một chỗ trống như thế sẽ làm mọi người trong nhà nhớ ông cụ và buồn hơn đấy!
<br>
<br>
Trong thời gian đầu, đúng là như vậy. Nhưng thời gian luôn có cách làm cho những
nỗi đau cũng có ích. Tôi đọc trong một cuốn sách rằng theo tục lệ cổ xưa, vào
ngày lễ Giáng Sinh, hãy để một chỗ trống ở bàn ăn để gia đình có thể mời một
người khách nghèo không có gì để ăn. Việc giữ một chỗ trống ở bàn sẽ làm cho
người khách lạ cảm thấy thân mật và tự nhiên hơn. <br>
<br>
Chỗ trống bên bàn ăn không phải là để tưởng nhớ. Chỗ đó để trống để được làm
đầy. Nếu bạn không có người khách nào vào ngày lễ Giáng Sinh, hãy cảm ơn vì kỷ
niệm vẫn còn đang ở chỗ trống đó. Và tuyệt làm sao nếu có ai đó đến để điền vào
chỗ trống. Khi ấy nó được lấp đầy bằng sự cởi mở và thân tình của bạn. <br>
<br>
Hãy ước rằng bạn luôn có một chỗ trống như thế trong cuộc sống và trong trái
tim, để dành cho những kỷ niệm và sau đó là những yêu thương sẽ có chỗ để hạ
cánh và vĩnh viễn ngự trị.</font></body></html>