<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="color:#696969"><strong><em> “Các thanh niên nên cố gắng học tập các kỹ thuật để trở thành những tay chuyên môn nhân tài ứng dụng vào các ngành thực nghiệp và các cơ quan hành chính”</em> <sup>(1) </sup>– là mong mỏi được Bác gửi gắm cho thế hệ trẻ. Là sinh viên Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin phép được chia sẻ việc học tập và làm theo Bác từ điểm cốt lõi này.</strong></span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2019/5/32294/CDT.jpg" style="height:384px; width:600px" /></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:10px"><em>Công dân trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh với những sáng kiến, ý tưởng vì sự phát triển của Thành phố - Ảnh: Đức Duy</em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong>Học tập mãi, tiến bộ mãi</strong></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Có thể nói, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam đến với cách mạng, tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Bởi theo Bác, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, xung kích trên các mặt trận, góp phần xây dựng hoà bình. Bác rất tin tưởng ở thanh niên - lực lượng dự bị của Đảng và là lực lượng cách mạng cho đời sau.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Ngay từ thời trẻ, Bác đã ý thức được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Như tình cảm của một người cha đối với con, Bác Hồ hiểu rõ những ưu, nhược điểm của thanh niên nước ta. Bác luôn căn dặn thanh niên: “<em>Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”</em>. </span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Bác luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên “hòa nhập nhưng không hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc”, có thể lấy sức trẻ làm giàu cho Tổ quốc, quê hương.</span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2018/12/31765/IMG_1076.JPG" style="height:337px; width:600px" /></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:10px"><em>Công dân trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh Tôn Thất Vĩnh – trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với tuổi đời còn rất trẻ song đã có sáu bài báo khoa học quốc tế mà bạn là tác giả chính và đồng tác giả được đăng tải tại các Hội nghị khoa học Công nghệ Máy tính uy tín trên thế giới - Ảnh: Tư liệu Thành Đoàn</em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong>Để lý luận gắn với thực tiễn</strong></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin …lý luận mà không liên hệ với thực tế là lý luận suông<sup>” (2) </sup>. Sinh thời, Bác căn dặn “<em>Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sỹ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, chứ không phải biến các đồng chí thành những người lí luận suông mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn</em>”. “<em>Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế…, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình” </em><sup>(3)</sup>.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận bạn trẻ vẫn còn sử dụng smartphone sử dụng việc riêng (truy cập facebook, chơi game,…) khi học tập lý luận chính trị, một bộ phận sinh viên thiếu tinh thần cầu thị trong học tập; có những bạn chăm chú “học lý thuyết” mà quên đi việc tham gia các hoạt động do Đoàn – Hội tổ chức để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ (những đội hình chuyên tuyên truyền và hỗ trợ cải cách hành chính, các hoạt động tác nghiệp theo lĩnh vực mình học tập trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh); xem nhẹ việc đọc tạp chí, báo Đảng để nâng cao lý luận.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Thực hiện lời dạy của Bác, theo tôi nghĩ, mỗi người sinh viên các trường đào tạo chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Quản lý nhà nước, chính trị học, khoa học pháp lý,… cần hướng đến việc thực hiện lời dạy của Bác những kỹ thuật để đưa lý luận vào thực tiễn công việc của mình.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><em>Trước hết,</em></strong> <strong>cần phải rèn kỹ năng dân vận.</strong> Trong bài “Dân vận”, Bác viết: <em>“Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” </em><sup>(4)</sup>. Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào làm tốt công tác dân vận thì tập hợp được quần chúng nhân dân, tích cực tham gia và đạt kết quả toàn diện, vững chắc. Ngược lại, nơi nào xem nhẹ công tác dân vận, cán bộ xa rời quần chúng nhân dân, quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, không lắng nghe, tôn trọng và không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân… thì nơi ấy sẽ rất khó thực hiện đúng và đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân, sẽ không thể nào có kết quả cao.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Trong chúng ta có ai đó dù có học thuộc lòng từng câu, từng chữ về chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, nhưng không biết cách tiếp cận quần chúng nhân dân, không làm tốt công tác giải thích, tuyên truyền vận động nhân dân, không có việc làm thực tế vì cuộc sống thiết thân của nhân dân và không làm cho dân tin, dân hiểu thì người đó vẫn còn xa lạ với tư tưởng, quan điểm dân vận mà Bác Hồ đã dạy. Đó là tiêu chuẩn trung thành với chế độ, với Đảng, với Bác, với Tổ quốc và dân tộc. Chính vì vậy mà cần thế hệ trẻ và các bạn sinh viên học tập lời dạy của Bác cả về kiến thức và thực hành, biết vận dụng vào cuộc sống và công việc sau này trong mỗi chúng ta.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Từ bản Di chúc của Bác, bản thân chúng tôi luôn nhủ rằng mình luôn cần làm việc bằng cái tâm, có bản lĩnh, đặt sự hài lòng của mọi người làm thước đo công việc, biết yêu thương giúp đỡ mọi người quanh mình, sống dũng cảm, mưu trí… Cả đời Bác đã trọn vẹn cống hiến cho dân tộc, Người luôn căn dặn bản thân mỗi người phải biết tự phê bình, làm việc hãy đặt lợi ích của tập thể, của Nhân dân lên hàng đầu. Vì thế, mỗi bạn trẻ hãy cố gắng giúp đỡ cộng đồng, tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự cho bà con địa phương bằng cách tuần tra đẩy lùi tội phạm, phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền cách thức và phòng ngừa các loại tội phạm để Nhân dân biết tố giác, phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt để giữ cho cộng đồng cuộc sống bình yên.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><em>Thứ hai,</em></strong> <strong>kỹ năng tuyên truyền.</strong> Đây là kỹ năng quan trọng mà mỗi người sinh viên đúng như lời Bác dạy chúng ta có thể hiểu và rút ra những điều như: chúng ta cần hiểu và vận dụng vào thực tế để có một lượng kỹ năng tuyên truyền tốt cho mọi người cần phải chủ động và linh động, sáng tạo. Ngoài việc cập nhật kịp thời đường lối, chủ trương mới của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành, triển khai tốt các định hướng, chỉ đạo của cấp trên cần chủ động, linh động để triển khai thực hiện các định hướng. Không áp dụng máy móc, thiếu tính thực tiễn để mang lại hiệu quả không cao. Không bị động, chờ chỉ đạo mới triển khai khi thực tế đang đòi hỏi đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có phong cách làm việc sâu sát quần chúng để hiểu được tư tưởng, dư luận xã hội và đưa ra cách thực hiện mang lại hiệu quả cao. </span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Bên cạnh đó, chúng ta cần sử dụng cách truyền đạt dễ hiểu nhất để vừa truyền tải hết nội dung vừa để người nghe, người tiếp nhận thông tin hiểu được hết, nắm bắt được hết. Để có cách truyền đạt dễ hiểu là cả quá trình rèn luyện cách nói, cách viết. Sử dụng ngôn từ gẫn gũi nhất và dễ hiểu nhất đối với các đối tượng cần được truyền đạt thông tin. Tránh nói hoa mỹ, nói “hay” hoặc cách viết dùng từ nhiều nghĩa, không rõ nghĩa... Việc này đòi hỏi cần đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết để thực hiện. đó chính là kỹ năng cần thiết với mỗi chúng ta để vận dụng tốt và làm theo lời bác dạy từ đó vận dụng vào cuộc sống tốt hơn.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><em>Thứ ba,</em></strong> <strong>kỹ năng thực hành hành chính thông dụng.</strong> Nắm bắt những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước,những mô hình quản trị hiệu quả, đây là kỹ năng quan trọng mà mỗi đoàn viên, sinh viên cần trang bị cho bản thân để áp dụng vào trong quá trình học tập tại trường, vận dụng vào công việc và cuộc sống khi ra trường đi làm để phục vụ cho công việc có hiệu quả và nắm bắt đúng tình hình thời cuộc, để đạt kết quả cao hiệu quả công việc thì đây là một trong những kĩ năng mà bắt buộc mỗi người sinh viên cần trang bị và áp dụng thực tiễn. Chủ đề năm 2019 là “Năm Đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”, do đó, mỗi bạn trẻ chúng tôi phải là người tiên phong trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và hướng dẫn gia đình, bạn bè, bà con người dân sử dụng, tham gia khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức sau khi sử dụng dịch vụ công.</span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://static.muctim.com.vn/data/teen360/pictures/2018/12/31/1546239310_dscf5254.jpg" style="height:400px; width:600px" /></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:10px"><em>Công dân trẻ tiêu biểu Nguyễn Hải Long - Phó Trưởng phòng Văn bản pháp quy, Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh năm 2018 đã đề ra “Giải pháp xây dựng nội dung 7 phân hệ của cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính tập trung TP. Hồ Chí Minh". Với sáng kiến này góp phần giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nội dung của các thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; cũng như dễ phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính trực tiếp trên website của cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính,..</em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><em>Thứ tư,</em></strong> <strong>kỹ năng hội nhập.</strong> Đây là cơ hội rất lớn để sinh viên chúng ta nắm bắt và hòa mình cùng xã hội phát triển, hội nhập toàn cầu nắm bắt thông tin nhanh và chính xác nhất giúp bản thân trau dồi kiến thức Sự phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã tạo một nền trí thức mới chia sẻ qua những nền tảng như Youtube, Google, Facebook... Trước đây, chúng ta phải mất chi phí để học tập những chương trình độc quyền. Giờ đây, mỗi người hoàn toàn dễ dàng tiếp cận, tích lũy cái mới, cái hay và có nhiều cơ hội để trở thành một công dân toàn cầu. học tập trực tuyến, trao đổi và học qua mạng đang ngày càng mở rộng và phát triển, đó một hành trang bền vững là tri thức, sự sáng tạo, sức khỏe tốt, biết đón đầu xu hướng, dám thay đổi để phù hợp với thời đại mới. </span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng. Thứ tiếng đó được xem là ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên trường quốc tế. Không những thế, ngoại ngữ còn được ví như cầu nối về ngôn ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác dụng tích cực trong việc giao lưu hợp tác với nhân dân các nước Vì thế, trong một xã hội ngày càng hội nhập với quốc tế như ngày nay. Chính vì vậy, với mỗi sinh viên ngoại ngữ là công cụ để cho chúng ta thêm cơ hội phát triển thêm về kiến thức và giao tiếp, vận dụng kiến thức vào trong công việc và cuộc sống, hòa nhập cùng thế giới phát triển, việc biết một ngoại ngữ là một điều kiện bắt buộc và quan trọng cho sinh viên trong quá trình giao tiếp cũng như phục vụ trong công việc và nắm bắt các trào lưu quốc tế.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><em> Thứ năm</em></strong>, <strong>kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu.</strong> Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu rất quan trọng, bởi giao tiếp là một trong những hoạt động luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, tuy nhiên để đạt được mục đích giao tiếp mà cụ thể là thấu hiểu được những gì người khác nói thì mỗi chúng ta cần phải rèn luyện, cho bản thân kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Kỹ năng này giúp cho mỗi sinh viên chúng ta một cách nhìn nhận đúng vấn đề biết lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh, biết cảm thông, thấu hiểu mọi vấn đề rút ra cho bản thân những kinh nghiệm xử lý công việc và trong cuộc sống và giúp cho bản thân đạt hiệu quả cao nhờ sự biết lắng nghe, nhìn nhận đúng vấn đề sử lý công việc và áp dụng trong hoạt động của cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Bác Hồ kính yêu - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc việt nam đã giành chọn cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước và hạnh phúc của Nhân dân. Người đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho thế hệ mai sau, niềm tin và khát vọng thống nhất Tổ quốc, niềm tin và ước vọng đất nước Việt Nam thân yêu sẽ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn ... tất cả tình yêu thương và lời căn dặn được người trao gửi cho thế hệ mai sau trong bản di chúc thiêng liêng bất hủ. </span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Năm nay tròn 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Soi rọi lời dạy của Bác, đặc biệt là lời căn dặn <strong><em>“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.</em></strong> Từ sự thương yêu của Bác đối với thế hệ <em>trẻ “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục </em><em>đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"”,</em> mỗi người trẻ hãy luôn là người con hiếu thảo ở gia đình, yêu thầy, cô, bạn bè, yêu đồng bào, yêu trường, yêu quê hương, yêu tổ chức mà mình đang tham gia, nêu cao tinh thần học tập để trở thành những “người chủ tương lai” của đất nước, dùng trí tuệ, mồ hôi của mình. Tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện luôn phát huy sức trẻ và sáng tạo trong học tập và xây dựng đất nước, ngày càng phát triển phấn đấu trở thành người đoàn viên thanh niên tâm trong trí sáng, vừa hồng, vừa chuyên và những lời huấn thị, chỉ dạy, lời căn dặn của bác như lời hiệu triệu động viên các thế hệ việt nam vượt qua mọi khó khăn xây dựng và bảo vệ đất nước…. Chúng ta cần kế thừa và phát triển, vận dụng, sáng tạo vào thực tiễn trong cuộc sống hiện nay, đó là triết lý sống những bài học sâu sắc, để thế hệ trẻ hôm nay học tập và làm theo.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Những ước nguyện của Bác được gửi gắm trong bản Di chúc là những mục tiêu, nguồn động lực và lời dạy quý giá để tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới đúng như lời Bác căn dặn và Bác hằng mong ước<em>.</em></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><strong>TRẦN VĂN PHONG – THIỀU QUANG THANH SANG</strong></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><strong><em>(Sinh viên Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh)</em></strong></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:12px"><em><strong>Chú thích: </strong></em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:11px"><em>(1) Đoạn văn trích trong “Toàn dân dân kháng chiến”. Bài viết được đăng trên Báo Cứu quốc, số 83, ngày 05/11/1945, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr. 129. </em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:11px"><em>(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 8, tr.496.</em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:11px"><em>(3) Hồ Chí Minh: toàn tập, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 8, tr496.</em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:11px"><em>(4) Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15/10/1949 dưới bút danh X.Y.Z đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15/10/1949; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232.</em></span></p>
<p style="text-align:right"> </p>
</body></html>