<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em><strong>Kính thưa các đồng chí và đồng bào,<br />
Các bạn Đoàn viên Thanh niên thân mến,</strong></em><br />
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Thành Đoàn và CLB Truyền thống Thành Đoàn cùng cơ sở Đoàn đã tổ chức các đoàn đi thăm các căn cứ Thành Đoàn Xuân Tân Tỵ 2025, đồng thớ có những công trình góp phần ghi dấu công ơn của chính quyền và nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ của địa phương và TP. Hồ Chí Minh.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Hôm nay chúng tôi về đây thăm lại v,ùng căn cứ xưa, thăm lại bà cơ sở địa phương trong những năm tháng ác liệt 1969-1970, đồng thời thực hiện đặt bảng đồng khắc ghi những chứng tích một thời gian khổ - một thời hào hùng. Thành phần đoàn gồm thành viên CLB Truyền thống Thành Đoàn là: Đ/c Nguyễn Thị Nghĩa (Chín Ngân) - Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới (Trưởng đoàn), Hoàng Đôn Nhật Tân (Sáu Triều), Triệu Công Tinh Trung (Tư Truyền), Đoàn thị Kim Cúc (Út Hằng), Lâm Văn Tiếp (Hai An) cùng đại diện Thành Đoàn và đại diện các cơ sở Đoàn: TCT Công nghiệp Sài Gòn, Đoàn Khối Doanh nghiệp Thành phố.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2025/2/37514/pic%201.jpg" style="height:733px; width:550px" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em>Đ/c Nguyễn Thị Nghĩa (Chín Ngân) - Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới (Trưởng đoàn) phát biểu tại buổi lễ</em></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em><strong>Kính thưa các đồng chí và đồng bào</strong></em></span></span><br />
<span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trên vùng đất ghi dấu lịch sử này, máu của chiến sĩ đồng bào đã đổ trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Xin các đồng chi đồng bào đứng lên dành 1 phút mặc niệm các đồng chí, chiến sĩ đồng bào đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do và thống nhất tổ quốc.Cuối năm 1969, do yêu cấu cấp thiết phải có một căn cứ cho cánh học sinh để chỉ đạo phong trào học sinh Sài Gòn,chị Trương Mỹ Lệ(Tư Liêm), đại diện Thành Đoàn TPHCM, được các đồng chí chỉ huy Trung đoàn 261 (còn gọi là Trung đoàn Hiron, lực lượng chủ lực của miền Tây Nam bộ nổi tiếng) là đồng chi Sáu Phú và đồng chí Ba Trung Kỳ xác định hướng mở căn cứ thuộc huyện Cai Lậy Nam và huyện Châu thành tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tháng 12/1969, địa bàn căn cứ được xác lập, Thành đoàn cử đồng chí Nguyễn Văn Chí (Bảy Điền) - Ủy viên Thường vụ Thành Đoàn phụ trách căn cứ này, căn cứ chính là khu địa hình vườn chuối cập theo rạch Mỹ Long thuộc xã Mỹ Long huyện Cai lậy Nam nên thường được gọi là “căn cứ vườn chuối”. Nơi đây, những năm tháng ác liệt của “chiến dịch định cấp tốc”, “bình định đặc biệt” của giặc, trên vùng đất này, Đoàn ủy Học sinh Sài Gòn - Gia Định, đã được xây dựng căn cứ và bàn đạp giao liên tại xã Mỹ Long và xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy Nam, tỉnh Tiền Giang liên hoàn với các xã: Hữu Đạo, Long Tiên, Dưỡng Điềm. </span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Căn cứ là nơi để các thanh niên , học sinh yêu nước đang hoạt động bí mật giữa lòng đô thị Sài Gòn - Gia định được về đây dự các lớp huấn luyện ngắn hạn, được học tập các Nghị quyết của Đảng , của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; được về tạm lắng tránh sự truy sát của giặc, được sống trong tình đồng chí ấm áp, sau nhừng ngày chiến đấu đầy hiểm nguy giũa vòng vây kẻ thù. Nơi đây cùng là nơi bộ máy lãnh đạo của Đoàn ủy Học sinh kịp thời đưa ra những quyết sách chỉ đạo phong trào Học sinh tại Sài Gòn. Các cơ sở bí mật và công khai tại các trường Trung học Sài Gòn vào căn cứ học tập và nhận chỉ đạo như: Phan Hồng Quân (Hai Sang) trường Nguyễn Trãi, Lê Văn Nuôi (Bảy Thảo) Tổng Đoàn Học sinh, Lê Văn Triều trường Cao Thắng, Lê Văn Nghĩa , Đỗ Thiết Hùng (Ba Đông) trường Pétrus Ký, Đặng Thị Hiền (Tư Khoa)Trần thị Mỹ Thành (Chín Bảo) trường Trưng Vương, Danh Nghiêm (Bảy Thép), Đỗ Văn Minh (Ba Kiệt) trường Chu Văn An, Đỗ Văn Nguyên (Sáu Nhã) trường Bồ Đề .v.v</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tháng 5/1970, Các đồng chí vượt ngục: Anh Phan Chánh Tâm,(Ba Vạn), chi Lê Mỹ Lệ (Năm Trang), chị Mười Tân được giao liên đưa vào căn cứ an toàn. Lực lượng bảo vệ căn cứ gồm 9 chiến sĩ dũng cảm như: Đào Văn Đức (Bảy Lâm) Trần Văn Ơn (Năm Nghĩa), Lê Thanh Tạo (Bảy Tạo), Huỳnh Văn Hùng (Năm Hồng – hy sinh tại Hữu Đạo) cùng 5 chiến sĩ miền Bắc “vượt Trường Sơn” tăng cường. Lực lượng bảo vệ đã xây dựng căn cứ an toàn trong lòng dân, được nhân dân yêu thương, được các cơ sở địa phương giúp đở chân tình như anh Sáu Thừa (Bí thư Chi bộ xã) anh Hai Mạnh (xã đội trưởng), anh Năm Dung (du kích)</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Căn cứ này mở được Bàn đạp nối liền QL 4 qua xã Nhị Quí và Dưỡng Điềm với lực lượng nữ giao liên can đảm gồm: Nguyễn Thị Hạnh (Chín Hồng), Biện Thị Hoa (Sáu Lập) Nguyễn Thị Thơ (Út Thảo),Võ Thị Tư (Út Phượng),Trần Thị Chí (Năm Xuân), Sáu Hiếu, Sáu Oanh, Thúy. Được nhân dân địa phương che chở như Bác Năm Gần, chú Hai Bích,chú Năm Dung, chị Hai Khuynh, anh Tư Sệnh, gia đình bác Năm Sao,v..v. từ nội thành đưa cơ sở và tài liệu mật vào ra căn cứ trót lọt. Căn cứ Mỹ Long và Nhị Quí đã góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của tuổi trẻ Sài gòn – TP Hô Chí Minh. </span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng khu Sài gòn Gia định (nay Đoàn Thanh niên Cộng sản TP. Hồ chí Minh) mãi mãi ghi nhớ công lao, khắc sâu nghĩa tình với nhân dân,với những đồng chí của xã Mỹ Long, xã Nhị Quí các xã liên hoàn của huyện Cai Lậy Nam, tỉnh Tiền Giang.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2025/2/37514/pic%202.jpg" style="height:413px; width:550px" /></span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Nguồn: CLB Truyền thống Thành Đoàn (Sách tham khảo “Căn cứ Thành Đoàn Gia Định 1960-1975) – NXB Trẻ 2009)</strong></span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>NĐ: Hoài Khanh</strong></span></span></p>
</body></html>