<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Gia đình giữa nhịp đời hối hả</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Gia đình giữa
nhịp đời hối hả</font></b></p>
<p class="pHead"><font face="Arial" size="2">Một người vợ làm việc ở một chi
nhánh ngân hàng tâm sự như muốn khóc: “Bữa cơm gia đình luôn là thèm muốn, mơ
ước đôi lúc tưởng chừng vô vọng của tôi. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tôi đi làm; còn ông xã hầu như ngày
nào cũng bận rộn bàn bạc hợp đồng, giao thiệp đối tác, kiểm tra công việc, họp
mặt đồng nghiệp... Nhà vắng hoe, buồn lắm!”. </font></p>
<p class="pInterTitle"><b><font face="Arial" size="2">Càng thoải mái,càng lo
nhiều hơn</font></b></p>
<div style="float: left; width: 212px; height: 156px">
<table border="0" width="100%" id="table7">
<tr>
<td><img border="0" src="gia%20dinh.JPG" width="200" height="150"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Thật ra, nỗi buồn của chị không chỉ
của riêng gia đình chị khi thực tế nhịp sống ngày càng hối hả của đô thị hóa
hiện nay. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhất là những gia đình
thành phố, vùng đô thị hóa... đã và đang có chiều hướng lỏng lẻo hơn. Rõ nhất và
ai cũng nhận ra đó là những bữa cơm gia đình ngày một “lạnh”; giây phút bên nhau
bị cắt xén một cách lạ lùng, những hoạt động chung trong gia đình cũng dần
vắng... </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Sau buổi cơm, khá nhiều bạn trẻ lao
vội vào phòng nghe nhạc, những bậc cha mẹ thì khoác vội chiếc áo để tiếp tục
cuộc hành trình bàn luận hợp đồng buổi tối. Cái hay không phải không có khi cuộc
sống trở nên khoa học hơn; mỗi người sẽ cảm giác thoải mái hơn, tự lập hơn,
nhưng cái khó thì nhiều thật sự. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Trước hết, rõ ràng mối quan hệ đồng
cảm giữa các thành viên trong gia đình khó có nhiều cơ hội để xác lập. Một số
không nhỏ gia đình xem ra không đủ “vitamin” tình yêu và trách nhiệm để phòng
chống và ngăn chặn những quyến rũ của cuộc sống hiện đại: bia “tay quơ”, ăn cơm
đút, nhổ râu bằng răng, mát xa - mát gần... </font></p>
<p class="pInterTitle"><b><font face="Arial" size="2">Hạnh phúc gia đình là gì?
</font></b></p>
<table style="border-collapse: separate" borderColor="#ecf2fe" height="100" cellSpacing="5" borderColorDark="#456ae1" cellPadding="0" width="200" align="right" borderColorLight="#4792d9" border="0" id="table6">
<tr>
<td vAlign="center" bgColor="#cfe6f9">
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">Không thể
qui kết và đổ lỗi hết cho xã hội hiện đại khi nó thực tế cũng đã đem lại
những giá trị đặc biệt để mỗi người vun vén mối quan hệ gia đình mình
tốt hơn. Có đủ tài chính mới có thể cùng gia đình đi du lịch, có đủ điều
kiện mới có thể chăm sóc cho nhau một cách ổn thỏa cả về vật chất và
tinh thần... Tuy vậy, mỗi con người trong lối sống hiện đại phải biết
làm chủ chính mình để cùng hướng đến việc xây dựng quan hệ gia đình thêm
vững bền; như mục tiêu mà mọi gia đình đều mong ước và hướng đến. </font></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản xem ra khó trả lời
và giải quyết trong nhịp điệu cuộc sống hôm nay. Hãy tưởng tượng đơn giản nhất:
nỗi đau sẽ lớn thế nào nếu lúc bệnh tật, ốm đau, khó khăn... thì “người ấy”
trong gia đình vẫn đang biền biệt phương xa vì những hợp đồng dang dở... Mà cũng
không biết đấy là một buổi tiệc bình thường hay là một cảnh tượng hãi hùng bên
quán “cà phê đùi”... Một người vợ đang nằm trên bàn sinh đã thốt ra với một bác
sĩ làm người nghe quá xót xa: “Trời ơi, giàu để làm gì...!”.</font> </P>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Lo, thậm chí đau nhất vẫn là sự
căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một số bậc cha mẹ thay vì
đồng cảm những thay đổi có thật thì một số bậc cha mẹ vẫn cứng nhắc như cách
mình được ông bà dạy thuở nào: không chấp nhận con đi xa khi chưa đủ 18 tuổi,
không cho con có những rung động về giới tính khi đã dậy thì, không cho phép con
phản đối bằng lời nói khi bị mắng oan, không cho phép con chọn nghề theo ý
chúng... Chính những cái không ấy kèm theo những lời mắng chửi, những bộ luật
“gia đình dành riêng cho con cái” được xác lập một cách cứng nhắc đã làm khá
nhiều trẻ em rơi vào trạng thái căng thẳng và khủng hoảng. Giải pháp nào là cứu
rỗi thật sự cho hạnh phúc khi gia đình và những người thân yêu nhất không thông
hiểu và chấp nhận? Bỏ nhà bằng cách đi bụi, tham gia băng nhóm hoặc thậm chí tự
tử? Giải pháp nào cũng làm đớn đau quá, không chỉ với gia đình mà với cả xã hội.
</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Thay vì mắng, cấm đoán thì hãy lắng
nghe để phân tích. Thay vì la và đánh nên chăng là động viên và chỉ dẫn nhẹ
nhàng... Đó mới thật sự là những liệu pháp làm cho quan hệ cha mẹ và con cái
thêm bền chặt.</font></p>
<p class="pAuthor" align="right"><b><i><font face="Arial" size="2">TS tâm lý học
HUỲNH VĂN SƠN</font></i></b></p>
</body>
</html>