<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Ngày Tết ở Trường Sa</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
<span id="lbHeadline" class="text16b">Ngày Tết ở Trường Sa</span> </font></b>
</p>
<table id="table1" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="3" width="1">
<tr>
<td align="left" valign="top">
<p align="justify">
<img border="0" src="ngay%20tet%20o%20TS.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr height="1">
<td align="left" valign="top">
<p align="center"><span id="AvatarDesc"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#808080">Bánh chưng, mai vàng cho
ngày Tết</font></i></span></td>
</tr>
</table>
<span class="indexstorytext">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Những ngày Tết Nguyên đán là thời
điểm đẹp nhất trong năm ở Trường Sa. Cả thiên nhiên và con người đều náo nức đón
chào năm mới. </font></p>
</span><span id="lbBody" class="indexstorytext">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày Tết ở Trường Sa Lớn không
khác gì quang cảnh một hội làng. Hàng cờ đuôi nheo bay phấp phới trên cột mốc
chủ quyền, những cành mai được gắn hoa sặc sỡ, các hội trường, các cụm chiến đấu
được trang trí giấy màu, ngũ quả đón Tết không khác các gia đình ở đất liền.
</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cả đảo sôi động tiếng hò hét,
tiếng vỗ tay cổ vũ các đội thi đấu thể thao. Hai sân bóng chuyền chật kín người
xem, một sân là đội Rađa thi đấu với đội Bộ binh, còn các thành viên Trạm khí
tượng thủy văn thì nỗ lực luyện tập các miếng chiến thuật để thi đấu với đội
Phòng không vốn có lợi thế về thể lực. Cách đó không xa, sân bóng đá cũng tưng
bừng với những cú sút như trái phá của lính đảo. Một góc sân khác, vài chú vịt
đang ngơ ngác kêu quàng quạc giữa một vòng tròn lính đảo đang chơi trò ném vòng
vào cổ vịt. Tiếng loa đài, tiếng đếm điểm... vang khắp các khu vực của đảo. Giải
thưởng cho mỗi cuộc thi đấu là những gói mứt, gói kẹo, có khi là những vòng hoa
được tết từ hoa bàng vuông. Thượng tá Nguyễn Đại Dương, đảo trưởng Trường Sa Lớn
chỉ vào chiếc bánh chưng gói bằng lá bàng vuông: <em>"Tết bây giờ ở đảo không
thiếu lá dong, nhưng anh em vẫn muốn gói vài chiếc bánh chưng bằng lá bàng vuông
cho có hương vị đảo, cho lính mới lần đầu ra đảo được nếm không khí Tết Trường
Sa".</em> </font></p>
<table style="width: 20px; height: 20px" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="5" frame="box" rules="all" id="table2">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="ngay%20tet%20o%20TS2.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><em><font color="#808080" face="Arial" size="2">Làm
báo tường đón xuân ở đảo chìm Đá Nam</font></em></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">An Bang là đảo nổi giữa một vùng
nước sâu, diện tích rìa san hô hẹp nên sóng lớn đánh vào sát chân đảo. Đảo An
Bang nổi tiếng với món thịt vích. Vích nhiều sụn, nấu giả cầy ăn rất ngon. Có
khi lính đảo khênh về chú vích nặng 70 kg chia cho mỗi nhóm. Ở một góc đảo, 5
chiến sĩ đang thịt lợn. Con lợn hơn 80 kg chuyển ra từ đất liền được cắt thủ và
chân giò để luộc, thắp hương. Một phần thì để gói bánh. Đại úy Đồng Quang Tuyển,
đảo phó, tham mưu trưởng đảo An Bang vui vẻ cho biết: <em>"Dù đảo hẹp nhưng
chúng tôi có sân bóng chuyền, chỉ huy đảo tổ chức cho anh em các phân đội, các
cụm chiến đấu thi đấu giao lưu tranh chức vô địch đảo. Ngoài thể thao, ở đảo còn
tổ chức thi hái hoa dân chủ, thi hát karaoke, diễn kịch vui. Lính đảo toàn những
cây tiếu lâm tài ba nên lúc nào cũng rôm rả tiếng cười".</em> </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tết ở đảo, ban ngày thật vui
nhưng khi đêm xuống, phút giao thừa thiêng liêng, lính mới ra đảo lần đầu không
khỏi cồn cào nỗi nhớ. "<em>Lúc giao thừa mình nhớ gia đình, người thân đến phát
khóc. Xem tivi thấy ở nhà lạnh quá, tụi mình ở ngoài này thời tiết ấm áp, nhưng
vẫn thèm cảm giác được sum vầy bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, cùng mọi người
ăn bữa tất niên. Nhớ đến cồn cào. May mà có tivi, có thi hát karaoke, hái hoa
dân chủ nên cũng thấy đỡ buồn hơn nhiều",</em> tân binh Vũ Văn Phong, 19 tuổi,
quê Nam Định lần đầu ra đảo An Bang kể.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cách An Bang chừng 30 hải lý, đảo
Đá Tây hiện ra nổi bật với một vùng hồ màu xanh lục. Giữa đại dương sâu thẳm,
vùng bãi cạn Đá Tây có một rìa san hô hình bầu dục rộng hàng chục km nổi lên, ở
giữa rìa san hô ấy lại lõm xuống, sâu 4-5 mét nước, tạo thành một hồ tự nhiên
giữa biển. Vì độ sâu trong hồ không quá lớn nên nước biển ở trong hồ có màu xanh
lục, nổi bật giữa một vùng đại dương xanh thẫm. Đặc biệt, ở cụm đảo Đá Tây còn
có khu dịch vụ hậu cần nghề cá như một tòa lâu đài sừng sững giữa sóng biển ầm
ào. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Khu nhà rộng hơn 3.000m2 bằng bê
tông nằm trong hồ nước chuyên để phục vụ các tàu đánh bắt xa bờ. Tết này, sân xi
măng rộng hàng trăm mét vuông trước mặt nhà làm việc của cán bộ khu vực hậu cần
sôi nổi với những cú nêu, búng, đập bóng chuyền bôm bốp. Cả ba điểm đảo của Đá
Tây cùng cán bộ khu vực hậu cần nghề cá thi đấu bóng chuyền rất hào hứng. Khi đã
đổ mồ hôi, anh em lại ra doi cát trắng xóa hình trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp ở phía
sau để thỏa thích tắm biển. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày Tết, tiếng lợn kêu eng éch
hòa trong sóng biển có lẽ là âm thanh đặc trưng vang vọng cả quần đảo Trường Sa.
Từ Song Tử đến Sơn Ca, từ Trường Sa Lớn đến Trường Sa Đông, sang Thuyền Chài, Đá
Tây... hầu như ở đảo nào trong ngày 30 cũng có tiếng lợn. "Tiếng lợn kêu eng éch
hòa vào tiếng sóng đã là âm thanh đặc trưng của đảo. Vì thời tiết ngoài đảo khá
nóng, thức ăn không để được lâu, nên anh em để đến sáng 30 Tết mới thịt lợn.
Sáng gói bánh chưng, chiều thắp hương cúng Tất niên luôn", trung sĩ Bùi Trọng
Luật ở đảo Đá Đông A hồ hởi.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ xa, trong tiếng sóng biển rì
rào, gần đảo Trường Sa Đông đã nghe vang vang tiếng hát. Dàn karaoke trên đảo
đang được mở hết công suất để các chiến sĩ vui xuân. Ở đảo không hề có rượu, mỗi
người được 3 lon bia để mừng năm mới. </font></p>
<table border="1" width="100%" id="table5">
<tr>
<td bgcolor="#C4ECFF">
<p align="center"><span id="lbBody0" class="indexstorytext">
<strong><font face="Arial" size="2" color="#008000">Đón
xuân trên boong tàu</font></strong></span></p>
<div style="float: left; width: 136px; height: 29px">
<table border="1" width="100%" id="table6">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<img border="0" src="ngay%20tet%20o%20TS3.bmp" width="200" height="150"></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="center">
<span id="lbBody2" class="indexstorytext">
<em>
<font color="#808080" face="Arial" size="2">Gói bánh chưng
tại đảo</font></em></span></td>
</tr>
</table>
</div>
<span id="lbBody1" class="indexstorytext">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ở đảo Sinh Tồn, trong
hội trường chính, bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ Bác Hồ được trang trí cẩn
trọng, đẹp mắt, đầy đủ mâm ngũ quả, ruợu, trà, thuốc lá... Khu vực
vui vẻ nhất là nơi các cán bộ, chiến sĩ khéo tay tụm lại để gói bánh
chưng. Trước lúc chúng tôi chuyển tải từ tàu vào đảo, lá dong là món
quà luôn được cán bộ, chiến sĩ đưa lên danh sách hàng đầu. Lá dong
được nâng niu cẩn thận vì thiếu nó, đảo sẽ mất đi phần lớn hương vị
Tết. Trung tá Oanh - Phòng Chính trị vùng D hải quân luôn được các
chiến sĩ mới lần đầu tập gói bánh hỏi han nhiều nhất. Anh phải hướng
dẫn từng người cách vuốt lá, rồi chừng nào nếp, chừng nào đậu, chừng
nào thịt và kỹ thuật gói ra sao để có cái bánh chưng vuông góc sắc
cạnh. Trung tá Vi Đức Thanh - Đảo trưởng đảo Sinh Tồn, năm nay là
lần thứ 3 anh ăn Tết, đón xuân trên đảo cùng với cán bộ, chiến sĩ.
Trung tá Thanh kể: "Trước giờ phút đón giao thừa, ngoài số cán bộ,
chiến sĩ trực chiến, toàn đảo tập trung hết bàn ghế ra sân để tổ
chức đêm vui chung. Các cán bộ, chiến sĩ tổ chức văn nghệ, hái hoa
dân chủ... không khí đầm ấm, thân thương như trong một gia đình lớn".</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Có thể nói đêm tất
niên ấn tượng nhất đối với chúng tôi trên quần đảo Trường Sa thân
yêu chính là đêm đón xuân cùng với các chiến sĩ tàu Trường Sa 22.
Tết năm ngoái họ cũng đang lênh đênh trên biển và Tết này cũng vậy.
Chiến sĩ tàu Trường Sa 22 đã dựng dã chiến một hội trường nho nhỏ
ngay bên ngoài boong tàu. Sau những lời chúc xuân tốt đẹp của đoàn
trưởng đoàn công tác vùng D hải quân, bữa tiệc đón xuân sớm trên tàu
bắt đầu. Tiệc tất niên trên tàu chỉ với 2 thực đơn là rau xanh và cá
mú. Các món gồm: cá mú ăn với mù tạt, cá mú nướng, cá mú luộc rồi
lẩu cá mú với dưa cải chua. Sau đó là phần liên hoan văn nghệ. Chính
trên boong tàu đã trở thành sàn nhảy của những người lính. Tay trong
tay, họ hát và nhảy say sưa như không muốn rời nhau ra... "Đã nhiều
lần đón xuân, ăn Tết trên biển, nhưng với chúng tôi, năm nay sẽ là
năm đáng nhớ nhất" - thượng úy Nguyễn Ngọc Dương, Chính trị viên tàu
Trường Sa 22 đã nói như thế khi chia tay.</font></span></td>
</tr>
</table>
</span>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2"><i>Theo TNO</i></font></b></p>
</body>
</html>