<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Trường Đoàn Lý Tự Trọng</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:VNI-Times;
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><b>
<span style="font-family: Arial; color: blue"><font size="2">35 năm Trường Đoàn
Lý Tự Trọng: đào tạo, huấn luyện hơn 90.000 lượt học viên</font></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"> </p>
<div style="float: left; width: 150px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table4" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="truong%20doan.jpg" width="220" height="157"></font></p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<span style="font-family: Arial; font-style: italic">
<font size="2" color="#808080">Đ/c Hà Tài Sáu - Bí thư Chi bộ, phó
Hiệu trưởng nhà trường tại buổi tọa đàm.</font></span></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Sáng 19-3, Ban Giám hiệu Trường
Đoàn Lý Tự Trọng tổ chức buổi tọa đàm chủ đề “Trường Đoàn Lý Tự Trọng 35 năm
hình thành và phát triển”. Các ý kiến tham gia buổi tọa đàm tập trung thảo luận
các vấn đề về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của trường trong thời gian
qua và các giải pháp, hướng đi của trường trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu
cầu công tác thanh thiếu nhi trong thời kỳ mới. Đây là điểm nhấn trong chuỗi
hoạt động Tháng Thanh niên năm 2008 của trường nhằm chào mừng kỷ niệm 77 năm
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2008), chào mừng kỷ niệm
35 năm thành lập Trường Trường Đoàn Lý Tự Trọng (26/3/1973 - 26/3/2008). </font>
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: left; width: 222px; height: 276px">
<table border="0" width="100%" id="table3" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td bgcolor="#D7F2FF">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Trường Đoàn Lý Tự
Trọng được thành lập ngày 26-3-1973, do yêu cầu của công tác đào tạo
cán bộ Đoàn cung cấp cho phong trào cách mạng của thanh niên thành
phố. Đầu tiên là trường Huấn luyện Cán bộ Thanh niên thành phố được
thành lập tại căn cứ Củ Chi đất thép thành đồng và vinh dự được mang
tên người anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng, người nổi tiếng với câu nói:
“con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ
không thể là con đường nào khác”.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Qua 35 năm hình
thành và phát triển, trường Đoàn Lý Tự Trọng đã đào tạo, bồi dưỡng
hơn 90.000 lượt cán bộ Đoàn - Hội - Đội cho phong trào thanh thiếu
nhi thành phố, cung cấp nhiều lớp cán bộ trẻ xuất sắc cho Đảng và
chính quyền các cấp, ngoài ra, trường Đoàn còn phối hợp với các Tỉnh
- Thành Đoàn bạn và các Đoàn ngành trực thuộc Trung ương trong công
tác đào tạo huấn luyện cán bộ Đoàn - Hội - Đội nhằm mở rộng phạm vi
hoạt động, nắm bắt kịp thời thực tiễn sinh động của phong trào, bổ
sung, cập nhật cho công tác huấn luyện.</font></span></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Trong lời phát biểu đề dẫn buổi
tọa đàm, đồng chí Vũ Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường Đoàn Lý Tự Trọng, phát biểu:
“Kỷ niệm 35 năm thành lập trường Đoàn Lý Tự Trọng là dịp để chúng tôi ôn lại
lịch sử hình thành của trường với truyền thống anh hùng gắn liền với phong trào
sinh viên - học sinh, thanh niên Sài Gòn - Gia Định và hai tiếng “Thành Đoàn”
nhằm hun đúc thêm niềm tự hào, đồng thời là dịp cùng hướng đến tương lai phát
triển của trường trong thời kỳ mới. Buổi tọa đàm rất mong muốn được lắng nghe ý
kiến phát biểu chân tình của các đồng chí tham dự. Nội dung tọa đàm xoay quanh
lịch sử hình thành của trường Đoàn, các vấn đề chất lượng đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn của trường trong thời gian qua và các giải pháp, hướng đi của trường
trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thanh thiếu nhi trong thời kỳ
mới”. </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2"> </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Mở đầu buổi tọa đàm, đồng chí
Trần Hảo Trí, Phó Bí thư Đoàn các Khu chế xuất - công nghiệp thành phố, nói:
“Tôi có sự kính phục đối với quý thầy cô giáo trong nhà trường. Bởi trường không
thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có một hệ thống giáo trình được
quy định chung mà tất cả các bài giảng đều mang tính thực tế cao. Nó đòi hỏi mỗi
thầy cô phải trau dồi lý luận, gắn liền với thực tiễn để mỗi bài giảng thuyết
phục được thanh niên và cán bộ Đoàn - Hội - Đội”. Tuy nhiên, để trường ngày một
phát triển phù hợp với tình hình hiện nay, đồng chí Trần Hảo Trí cho rằng cần có
sự đổi mới, cụ thể là đổi mới hai nội dung: “<i>Thứ nhất,</i> cần tạo một nguồn
kinh phí để nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, phục vụ cho các chuyến đi thực
tế của học viên và việc nghiên cứu khoa học. Để làm được việc này, có thể kết
hợp với chương trình “Vườn ươm Eureka” của Trung tâm Phát triển Khoa học - Công
nghệ trẻ Thành Đoàn, tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học có tính chuyên
sâu về công tác Đoàn, chẳng hạn các đề tài, dự án về đời sống công nhân các khu
chế xuất, khu công nghiệp. Hoặc liên kết với Viện nghiên cứu của Trung ương Đoàn,
làm chi nhánh cho viện trong việc nghiên cứu các vấn đề ở khu vực phía Nam. <i>
Thứ hai,</i> trong công tác giảng dạy, trường đã làm tốt việc dạy lý thuyết và
thực hành trên lớp, nhưng còn thiếu chú trọng xây dựng hệ thống tài liệu nhằm
quảng hoạt động của trường đến với thanh thiếu nhi. Việc xây dựng tài liệu, có
thể phát hành những cuốn sổ tay nhỏ mà cán bộ Đoàn - Hội - Đội hay thanh niên có
thể dễ dàng mang theo bên người. Đồng thời cũng nên cho ra đời những đĩa CD thể
hiện tất cả hình ảnh về kỷ năng, về hoạt động,.. nhằm cụ thể hóa lý thuyết giúp
thanh niên và cán bộ Đoàn - Hội dễ tiếp thu kiến thức hơn. Và cả hai loại tài
liệu này đều có thể mang lại nguồn kinh phí đáng kể cho nhà trường”.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<div style="float: right; width: 106px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table5" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="truong%20doan1.jpg" width="220" height="155"></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="center">
<span style="font-family: Arial; font-style: italic">
<font size="2" color="#808080">Đ/c Vũ Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường
Đoàn tại buổi tọa đàm</font></span></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Liên quan đến vấn đề này, đồng
chí Nguyễn Tấn Tú, nguyên giảng viên trường Đoàn, hiện đang là Phó Bí thư Đoàn
Tổng Công ty Bến Thành, phát biểu: “Trước đây, khi còn là giảng viên của trường,
chính tôi cũng đã đích thân soạn 2 đĩa CD về hướng dẫn sinh hoạt tập thể và
hướng dẫn các bài hát tập thể. Nhưng khi thực hiện xong thì việc phát hành là
cực kỳ khó. Việc phát hành một sản phẩm ra thị trường gặp khó khăn trong khâu
giấy phép, bản quyền mà bản thân tôi cũng như nhà trường lúc ấy không thể thực
hiện được. Bởi vốn dĩ trường Đoàn không phải là đơn vị sản xuất và kinh doanh.
Cho nên ý kiến vừa nêu trên về việc phát hành đĩa là rất hay nhưng cũng rất khó
để thực hiện. Thay vào đó, chúng ta nên xây dựng một website riêng của trường để
cập nhật liên tục những thông tin, những dữ liệu của nhà trường, đồng thời quảng
bá hoạt động của nhà trường trong xã hội. Để phát triển lâu dài, chúng ta chúng
ta nên có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp. Cần tạo ra môi
trường lao động cống hiến tốt. Thực tế, có một bộ phận cán bộ công chức đã rời
bỏ công sở để kinh doanh hay đi làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Điều này
cần phải được nhìn nhận để có hướng điều chỉnh. Chúng ta nên chấp nhận mất đi
một vài cá nhân nào đó để xây dựng tốt tình thần làm việc tình nguyện, cống hiến.
Đối với những cán bộ giảng dạy trẻ, nhà trường nên tạo điều kiện để họ có hướng
đi riêng cho mình, tránh lăp lại lối mòn. Về phía Đoàn cơ sở, tôi nghĩ trường
nên có những hình thức giảng dạy phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Chẳng hạn,
nhiều lần Đoàn Tổng Công ty Bến Thành liên kết với Trường Đoàn để tổ chức các
buổi dã ngoại, tập huấn cho cán bộ đoàn viên của công ty, tiếp thu thì rất tốt
nhưng về tới đơn vị thì không áp dụng được. Trường cũng chú ý đến việc nâng cao
năng lực cá nhân của học viên, đặc biệt là khả năng về lý luận chính trị. Đoàn
viên, thanh niên và cán bộ Đoàn - Hội thường yếu về mảng này”.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2"> </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Đề cập đến yêu cầu trong thời
gian tới, đồng chí Ngô Minh Tuấn, Phó Bí thư thường trực quận Đoàn Gò Vấp thì có
ý kiến: “Trường Đoàn nên phát triển thêm các chi nhánh ở nhiều địa phương, để
cho các cơ Đoàn ở xa có thể dễ dàng cử cán bộ của đơn vị mình đi học. Trong quá
trình giảng dạy, nên đề ra những đầu việc để cho học viên có thể tự chủ động,
sáng tạo, phát huy khả năng làm việc nhóm của mình để giải quyết công việc đó.
Nên xây dựng một lực lượng nghiên cứu tình hình thực tế của phong trào Đoàn -
Hội hiện nay và cách giảng dạy để tham mưu cho Ban giám hiệu được sâu sát hơn.
Cần liên kết đào tạo, mở rộng các loại hình đào tạo để thu hút học viên, đào tạo
bậc đại học và chuyên môn sư phạm cho cán bộ Tổng phụ trách để họ có thể tham
gia giảng dạy tại đơn vị mình. Đồng thời trường cũng nên mở những lớp đào tạo
ngắn hạn để đáp ứng những nhu cầu của cơ sở trong công tác tổ chức xây dựng Đoàn.
Đặc biệt, có hướng phát triển câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu trở thành 24 câu lạc bộ Sao
Bắc Đẩu ở 24 quận huyện chứ không phải chỉ có một câu lạc bộ như bây giờ. Vì đây
là một loại hình câu lạc bộ có hiệu quả cao”. </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2"> </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Là một trong những người thường
xuyên tham gia giảng dạy về lĩnh vực lý luận chính trị của trường Đoàn, đồng chí
Nguyễn Thế Truật, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành Đoàn, hiện là Phó
Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, có nhiều băn khoăn: “Chúng ta có thương hiệu và duy
trì được thương hiệu. Một số tỉnh thành phía Nam trước đây cũng có trường Đoàn
nhưng đều không thể duy trì hoạt động được. Vì vậy chúng ta phải gánh thêm phần
đào tạo cán bộ cho các tỉnh thành bạn. Nhưng điều tôi lo ngại nhất là liệu chúng
ta có thể duy trì được những thành quả đó không hay đang đi theo một chiều hướng
khác? Bởi thực tế, nếu chúng ta chạy theo số lượng thì rõ ràng giảng viên không
có điều kiện để lắng đọng, để nghiên cứu. Phải làm sao cho cán bô giảng viên của
trường có điều kiện đi học các khóa huấn luyện của các tổ chức quốc tế như
Bay... Liệu chúng ta có thể đi tiếp theo những truyền thống khi điều kiện xung
quanh thay đổi rất lớn? Tôi thiết nghĩ, chúng ta nên đào tạo một chuyên môn cho
cán bộ Đoàn, vì sau một thời gian cống hiến, người cán bộ Đoàn lại trở về với
cuộc sống thường nhật, nếu không có một chuyên môn, họ sẽ rất khó khăn để bảo
đảm cuộc sống. Và một điều đặc biệt, khi chúng ta chỉ có một mình, không có “đối
thủ” để cạnh tranh thì khó có thể phát triển bền vững được trong điều kiện mới.
Và đây là điều tôi băn khoăn nhiều nhất”.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2"> </font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2">Hầu hết các ý kiến đều xoay
quanh đúng trọng tâm chủ đề của buổi tọa đàm. Qua đó, mỗi đại biểu đều mong muốn
có một hướng phát triển mới của trường Đoàn phù hợp với điều kiện hiện nay. Như
lời phát biểu của đồng chí Hà Tài Sáu, Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường
trước khi kết thúc buổi tọa đàm: “Thương hiệu của nhà trường sẽ được giữ vững
nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Thành Đoàn, sự tin tưởng của cán bộ
Đoàn dành cho trường. Mới đây, trường nhận được đề nghị hợp tác của các tổ chức
quốc tế ở Thụy Điển, Malaysia… về đào tạo kỹ năng cho thanh niên và cán bộ Đoàn
- Hội. Với sự hợp tác mang tính quốc tế như thế này, tôi tin trường sẽ giữ vững
được truyền thống vẻ vang và phát triển bền vững”.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-family: Arial"><font size="2"> </font></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right"><b>
<span style="font-family: Arial"><font size="2">TRỊNH THANH TOÀN</font></span></b></p>
</body>
</html>