<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Untitled 1</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: center;
color: #0000FF;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style2 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: justify;
}
.style4 {
text-align: justify;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style6 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style1"><strong>"Đến với đồng bào để lớn thêm"</strong></p>
<p class="pHead"></p>
<div class="style4">
<table style="border-collapse: separate;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40">
<tr>
<td class="style3">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=280662" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" class="lImage" border="1" width="200" height="150" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="style6"><em>BS Trần Văn Khanh (bìa phải) hướng dẫn học
viên Trung tâm chữa bệnh Phú Văn trồng cây thuốc nam. Đây cũng là đề
tài cấp TP “Vườn cây thuốc nam góp phần giải quyết việc làm cho học
viên cai nghiện” do anh làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện trong chiến
dịch Mùa hè xanh</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style2">Hơn 200 lần đi tình nguyện sau 15 năm, bác sĩ trẻ Trần
Văn Khanh (hiện là bí thư Đoàn ĐH Y dược TP.HCM) đã quá quen thuộc với nhiều
lớp SV trường cũng như với nhiều bác sĩ trẻ khác. </span></div>
<p class="style3">Có thể chiều hôm trước còn thấy Khanh tất bật trong phòng nội
soi ở Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, nhưng sáng sớm hôm sau người bác sĩ trẻ ấy đã
có mặt ở một ấp nghèo nào đó của một tỉnh miền Tây Nam bộ. Lịch làm việc của anh
thường dày đặc những chuyến khám bệnh phát thuốc miễn phí cho bà con khắp các
tỉnh thành. Hè 2008, những chuyến đi của anh dài ngày hơn, xa hơn… </p>
<p class="style3">"Từ năm 1992, hồi là SV y khoa năm 1, Khanh đã "máu" tham gia
công tác xã hội. Năm nào cũng đi cả chục chuyến cùng đội công tác xã hội của
trường khám chữa bệnh cho bà con vùng xa, hẻo lánh…"- bác sĩ Vũ Trí Thanh, bạn
cùng khóa của anh, cho biết. </p>
<p class="style3">Những ngày ấy, hễ hôm nào văn phòng Đoàn trường thông báo
"tình nguyện khám chữa bệnh vùng sâu" là Khanh "trực chiến" luôn để được tham
gia. "Mình mê đi tình nguyện những nơi vùng sâu vùng xa - Khanh thú thật - Qua
những chuyến đi này, mình học được nhiều kinh nghiệm quý cho chuyên môn, nhất là
khi phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ". Với anh, đó là cơ hội để
mình và những thầy thuốc trẻ được thử thách và lớn thêm... </p>
<p class="pAuthor"></p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5" width="200" height="100">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style3"><font color="#030303">Mê đi nhưng Khanh vẫn sắp xếp
thời gian chăm sóc mái ấm nhỏ bé của mình. Đó là những cuộc gọi điện cho
vợ con sau mỗi ngày làm việc vất vả. Đó là những món quà nhỏ bé cho con
sau mỗi chuyến đi. "Ảnh đi suốt, lúc đầu cũng buồn nhưng một vài lần
được cùng đi với ảnh nên mình đã hiểu…" - chị Tuyết Hằng, vợ anh, thổ
lộ. Chị, một nữ hộ sinh, cũng đang là bí thư Đoàn Bệnh viện Từ Dũ, cũng
thường tổ chức cho các đồng nghiệp trẻ của bệnh viện đi về vùng sâu vùng
xa.</font></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Nhưng có lẽ ngày bé, anh nhiều lần chứng kiến cảnh mất người
thân, bà con ở quê anh (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau) do bệnh tật mà
không đủ điều kiện chữa trị. Ở miệt ruộng nghèo khó này, Khanh ước mong được
khoác áo blouse và hạ quyết tâm thi vào trường y để có cơ hội chăm sóc sức khỏe,
giúp đỡ người nghèo. </p>
<p class="style3">Sau thời SV, với công việc bí thư Đoàn trường, Khanh có thêm
điều kiện lăn lộn với phong trào. Những ngày đầu mỗi chuyến đi đều phải xin từng
viên thuốc rất khó khăn và chủ yếu nhờ vào uy tín của các thầy cô trong trường.
Anh trăn trở mãi: "Có lẽ các tấm lòng vàng, công ty, nhà hảo tâm chưa tin tưởng
việc mình làm. Tại sao không mời họ cùng đi?". Và anh đã mời những tấm lòng sẵn
sàng chia sẻ cùng tham gia những chuyến đi. </p>
<p class="style3">Chuyện vận động tài trợ thuốc men đã dễ dàng hơn rất nhiều với
hàng trăm triệu đồng cho mỗi chuyến đi. Đến thời điểm này, đội công tác xã hội
(đội hình chuyên khám chữa bệnh) của ĐH Y dược TP.HCM mà anh là đội trưởng suốt
10 năm đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Anh cũng là một trong những người đề xuất đội
hình chuyên gắn với đặc thù ngành nghề cho phong trào tình nguyện của thanh niên
TP.HCM. </p>
<p class="style3">Khi chiến dịch tình nguyện của tuổi trẻ TP.HCM lan rộng, anh
tranh thủ mời gọi thêm các đồng nghiệp trẻ lên đường đến huyện Hiên (Quảng Nam)
khám chữa bệnh cho bà con trên đường Hồ Chí Minh. Trong chuyến đi này, vừa đến
nơi gặp một bệnh nhân bị đau bụng cấp, anh đã không chỉ khám, phát thuốc mà còn
tặng thêm tiền túi của mình cho người bệnh khó khăn ấy. Mới đây, trong chuyến
khám bệnh ở Cà Mau, phát hiện một bệnh nhi người Khơme bị tim bẩm sinh không có
khả năng chữa trị, anh về lại TP, tất bật vận động bạn bè, đồng nghiệp đóng góp
gần 3.000 USD giúp bệnh nhi này được phẫu thuật tim. </p>
<p class="style3">Những chuyện như thế của người bác sĩ trẻ tình nguyện này
không phải chỉ một lần.</p>
<p class="style5"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>