<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Sống động biển đảo quê hương</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style7 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style5"><strong>Sống động biển đảo quê hương</strong></p>
<p class="style4">Hồ Chủ tịch từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển….”. Từ lời dạy đó, đại úy Phạm Văn Quân -
chính trị viên phó tiểu đoàn 556 vùng E hải quân - đã cho ra đời bộ tài liệu
điện tử về biển, đảo VN. </p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style4">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=346308" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style6"><em>Đại úy Phạm Văn Quân thao tác trên máy vi tính</em></td>
</tr>
</table>
<p> </p>
<div class="style1">
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><font size="2">Phần trình chiếu có trích nghị
quyết trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020; đồng thời là những thông tin phổ biến: biển VN rộng hơn
1.000km</font><sup><font size="2">2</font></sup><font size="2">, có
khoảng 3.000 đảo, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
</font></p>
<p class="style4">Ngoài ra còn nhiều thông tin về phân định vùng
biển giữa VN và các nước trong khu vực; tình hình tranh chấp
về biển, đảo trên thế giới hiện nay; ý nghĩa chiến lược biển VN
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cuộc sống trên các đảo…</p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Hiện bộ tài liệu này đang được phổ biến khá rộng rãi
đến nhiều sinh viên, cán bộ tại các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL với những hình
ảnh sinh động về biển đảo quê hương đất nước cùng các tấm gương bảo vệ biển
đảo trên màn ảnh rộng qua máy chiếu với chất giọng thuyết minh trầm ấm, hào
hùng. </span></div>
<p class="style4">Người sĩ quan trẻ này thú thật: “Mình chỉ biết đánh văn bản
bằng chương trình Word nên khi cần soạn tài liệu để có thể trình chiếu được,
mình đã phải tự học các phần mềm PowerPoint và Corel từ Internet”. Khi chứng
kiến những ngày đầu nhập ngũ, các chiến sĩ hải quân tìm hiểu truyền thống của
hải quân VN, về biển đảo quê hương thường bằng những thông tin khô khan từ báo
cáo viên, Quân đề xuất cấp trên cần có thêm những hình trực quan sinh động cho
chiến sĩ dễ nhớ hơn.</p>
<p class="style4">Cấp trên đồng ý ngay và Quân đảm nhận luôn phần kỹ thuật dù
chưa biết sẽ phải làm ra sao. Riêng tư liệu đã được ban tuyên huấn vùng E cung
cấp. Có tư liệu đầy đủ nhưng hình ảnh bản đồ nếu scan lên thì sẽ không thể có
thêm những phần “động” để tạo sự quan tâm đặc biệt của người xem, Quân lại mày
mò vẽ bản đồ có hình ảnh động, có dấu nhấp nháy, những mũi tên vào những
điểm, mốc quan trọng tại các vùng biển, vùng trời.</p>
<p class="style4">Phần lồng tiếng khá căng khi “tuyển” trong anh em chiến sĩ vẫn
chưa tìm ra chất giọng phù hợp; mời MC đám cưới về thử sức thì giọng đọc hay lại
không có… hồn. Chàng sĩ quan trẻ bèn tự mình lồng tiếng bằng cách ghi âm lại với…
microphone dùng để chat. Sống tập thể nên nhiều lần Quân dở khóc dở mếu khi đang
thu âm thì có tiếng chân lẹt xẹt đi qua đi lại. “Mấy ngày đầu đợi thật khuya rồi
ngồi vào đọc, ghi âm nhưng vẫn bị tạp âm. Mỗi lần như thế phải thu lại từ đầu.
Sau đó biết được kỹ thuật ghi âm nên cũng bớt khổ hơn”- Quân cười… nhăn nhó.
</p>
<p class="style4"><strong>Biển đảo quê hương gần gũi hơn</strong></p>
<p class="style4">Gần 200 hình ảnh, biểu đồ đã chuyển tải đến người xem phần nào
kiến thức cơ bản nhất về biển đảo quê hương. “Thật ra trước tiên tôi chỉ mong có
một bộ tài liệu để phục vụ cho việc học tập của chiến sĩ trong đơn vị. Không ngờ
khi đem ra trình chiếu ở đâu, các nơi cũng xin lại để tiếp tục phổ biến thông
tin...” - Quân cho biết. Cuối năm 2008 khi được chỉnh sửa hoàn thiện, lãnh đạo
của vùng gửi đi tham dự hội thi mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện của
quân chủng hải quân. Sản phẩm đoạt giải B chuyên ngành chính trị (không có giải
A). Ban đầu phần trình chiếu chỉ có thời lượng 60 phút nhưng quân chủng hải quân
đề xuất tăng lên 90 phút và trở thành tài liệu tuyên truyền, giáo dục trong quân
chủng. </p>
<p class="style4">Thiếu tá Phạm Hồng Soi, trợ lý tuyên huấn vùng E hải quân, cho
biết thời gian qua phần trình chiếu này đã thật sự tạo nhiều thông tin, cảm xúc
khi mang đi trình chiếu cho các sinh viên, cán bộ thuộc các tỉnh ĐBSCL. Có mặt
trong lần đến tuyên truyền cho SVHS tỉnh Bạc Liêu tháng 4 vừa qua, đại úy Quân
xúc động: “Khi thấy các bạn trẻ hôm nay theo dõi chăm chú những thông tin về
biển đảo, tôi xem đó như một phần thưởng cho những đêm thức trắng của mình khi
thực hiện công việc này”.</p>
<p class="style7"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>