<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng trên đất</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style3"><strong>Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng trên đất bạn Lào:</strong></p>
<p class="style4"><strong>“Bác sĩ Việt Nam tốt lắm”</strong></p>
<p class="style3">Đã năm năm chiến dịch Kỳ nghỉ hồng có mặt tại hai tỉnh Atapư
và Champasak trên đất bạn Lào. Những thành viên tham gia nhiều lần xúc động bảo
cái được lớn nhất là niềm tin và tình cảm của người dân nước bạn với các y bác
sĩ tình nguyện VN.</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=352444" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Bác sĩ Nguyễn Duy Long (BV Nhi đồng 1) khám bệnh
cho một bệnh nhi ở huyện Sanxay (tỉnh Atapư, Lào)</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Buổi sáng đầu tiên của chiến dịch lần này, niềm tin và tình
cảm ấy rất rõ khi xe của đoàn bác sĩ Kỳ nghỉ hồng vừa vào địa điểm tập trung đã
thấy nhiều bà con nơi đây chờ sẵn - dù tập quán sống của người dân các vùng nông
thôn nơi đây thường khá chậm chạp.</p>
<p class="style3">Bước vào buổi khám, bác sĩ Nguyễn Duy Long (Bệnh viện Nhi Đồng
1, TP.HCM) ngoài thông qua phiên dịch để tìm hiểu tình hình sức khỏe người dân
còn học sẵn một ít tiếng Lào để giao tiếp. Theo anh, nếu giao tiếp được với nhau,
bác sĩ và người dân sẽ gần gũi hơn. “Có những bệnh nhân nói “cảm ơn” bằng tiếng
Việt dù không rõ nhưng cũng xúc động lắm. Đặc biệt khi khám cho các bệnh nhi,
anh em luôn nhận được những ánh mắt trìu mến với lòng biết ơn từ người mẹ” - bác
sĩ Long nói về những ấn tượng khó quên của mình.</p>
<div class="style1">
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style3"><font color="#030303">Từ ngày 3 đến 5-8, Thành
đoàn và Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã sang thăm và tặng quà cho các chiến sĩ
Mùa hè xanh và Kỳ nghỉ hồng tham gia các hoạt động tình nguyện tại
hai tỉnh Atapư và Champasak (Lào).</font></p>
<p class="style3"><font color="#030303">Tại đây, Bí thư Thành đoàn
TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đã thăm hỏi, động viên tinh thần các chiến sĩ
đang làm nhiệm vụ trên đất bạn Lào; dự một số buổi tập huấn kỹ thuật
nông nghiệp. Sau khi tìm hiểu về thổ nhưỡng của một số nơi đến thăm,
anh Hiếu lưu ý các năm tiếp theo chiến dịch có thể mở rộng thêm;
mang từ VN sang một số giống cây VN có thể thích hợp trên đất bạn để
hướng dẫn người dân trồng cũng như chăn nuôi trên sông, góp phần
tăng thêm thu nhập cho bà con.</font></p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style2">... Đoàn khám bệnh nhiều khi làm việc đến gần 1g trưa,
mệt và đói nhưng vẫn cố gắng khi hàng dài bà con Lào vẫn chờ lấy phiếu khám
bệnh. Dự tính từ trước, ban chỉ huy chiến dịch đã tức tốc mang cơm hộp đến
để phục vụ những bữa ăn dã chiến ngay tại hành lang của trung tâm y tế. Các
thành viên chỉ kịp lùa vội cơm cho đầy bụng rồi ai lại vào việc nấy để không
làm bà con nơi đây phải chờ đợi lâu. Năm nay đoàn chuẩn bị đầy đủ hơn mọi
năm với hầu hết các chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, ngoại, tổng quát,
nhi... </span></div>
<p class="style3">Bà Khăn Cham ở huyện Sanxay (tỉnh Atapư) rủ rỉ cho biết: trước
đây cũng nghe nói có bác sĩ VN qua khám bệnh, phát thuốc miễn phí nhưng không
tin. Sau này có người cùng bản đi khám về kể lại nên năm nay nghe tin đoàn qua
bà đã dậy từ 5g sáng để đi. Sau khi được khám bệnh và nhận thuốc, bà nói như
khoe: “Bác sĩ VN tốt lắm, không chỉ khám bệnh mà còn cho thuốc nữa”.</p>
<p class="style3">Không chỉ bà Khăn Cham, nhiều người dân ở hai tỉnh nam Lào mà
đoàn bác sĩ Kỳ nghỉ hồng đi qua đều bảo hè năm nào cũng chờ các bác sĩ
tình nguyện VN.</p>
<p class="style3">Anh Huỳnh Nguyễn Lộc - chỉ huy trưởng các hoạt động tình
nguyện tại nước CHDCND Lào năm 2009 - cho biết việc quan trọng nhất không phải
là khám bệnh, phát thuốc giúp người dân mà là để lại trong lòng bà con nước bạn
tình cảm của người VN. “Trước đây, khi bệnh nặng, người dân ở Atapư và Champasak
thường sang bệnh viện của tỉnh biên giới bên Thái Lan. Còn giờ đây nhiều người
đã nghĩ đến việc sang TP.HCM, đến những bệnh viện có bác sĩ của chiến dịch Kỳ
nghỉ hồng để khám chữa bệnh và điều trị...”.</p>
<p class="style3">Các chiến sĩ tình nguyện Kỳ nghỉ hồng không chỉ khám, chữa
bệnh miễn phí. Ở mảng khuyến nông, anh Lộc cho biết thêm: “Sau nhiều năm, các
chiến sĩ tình nguyện đã hướng dẫn người dân nơi đây cả lý thuyết lẫn thực tế.
Nhiều bà con đã dần ý thức hơn đến việc sử dụng đất có hiệu quả; biết trồng trọt
và chăm sóc tốt để cây trồng có năng suất cao hơn”.</p>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>