<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Ổ dịch từ những dòng kênh… thối</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial;
}
.style3 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-weight: bold;
font-family: Arial;
margin-left: 0in;
margin-right: 0in;
margin-top: 0in;
margin-bottom: 0pt;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style7 {
text-align: center;
}
.style8 {
color: rgb(128, 128, 128);
}
.style9 {
font-family: Arial;
color: rgb(128, 128, 128);
}
.style10 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style11 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
</style>
</head>
<body>
<h3 class="style6"><a id="ctl14_hplTitle">Ổ dịch từ những dòng kênh… thối </a>
</h3>
<div class="neo-dtcontent" style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 16px;">
<div class="style10" style="padding: 6px 6px 6px 0pt;">
Nước thải, rác, túi nilon, hộp xốp, xác động vật…. Cái gì cũng “tuồn
xuống kênh cho… tiện. Con người đã “bức tử” những dòng kênh mà không
lường trước những dịch bệnh do chính mình gây nên.</div>
<span id="ctl14_ltrContent" class="bodyContent"><font size="2">
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;">
<span style="font-weight: bold;" class="style2">Dòng kênh… rác </span><span class="style2"><o:p> </o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin: 0in 0in 0pt;"> <o:p></o:p></p>
<p class="style7" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p><span class="style2"> </span></font><span class="style2"><font size="2"><img alt="" src="o%20dich.jpg" width="405" height="304" /><br />
</font></span><span class="style8"><span class="style5"><em>Kênh Nhiêu Lộc
- Thị Nghè trông như một chiếc ao tù nước đọng</em></span></span></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><font size="2"></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;">Nước đen sì, hôi thối… rác
rưởi đủ loại là thực trạng các dòng kênh Tẻ, kênh Đôi (Q.Bình Thạnh), rạch Ụ
Cây (một nhánh kênh Tàu Hủ chảy qua các phường 9, 10 và 11 (Q.8)), kênh Nước
Đen (nối từ phường Tân Thành qua phường Phú Thọ Hòa, Tân Quý (Q. Tân Phú)
đến phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A (Q. Bình Tân). len lỏi trong khu
dân cư, uốn lượn bên các khu vui chơi giải trí, nhà hàng tại TPHCM. <o:p></o:p>
</p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;">Sống trong khu Chợ Chiều,
sát kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lúc nào cũng ngập rác và bốc mùi… không chịu
nổi, ông Phạm Công Quý, cho biết: “Cứ mỗi khi triều cường, rác nổi lềnh
bềnh choáng cả mặt nước. Khi nước rút, rác lại “tập kết” sát chân cầu, ven
bờ và dưới những căn nhà tạm trên sông”.</p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;">Mọi rác thải sinh hoạt,
túi nilon… đều xuất phát từ hàng trăm ngôi nhà dựng tạm dọc theo 2
bên kênh. Đặc biệt, nhiều hộ vẫn chuộng hình thức“cầu tõm” nên bao
nhiêu… đều xả thẳng xuống kênh. <o:p></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style2">“Những
khi nước lên, mấy đứa nhỏ rủ nhau leo lên thành cầu bắc qua đường Ngô Tất Tố
rồi trầm mình xuống dòng kênh để tắm. Tụi nó hiếu động, đâu biết gì hôi thối
và dơ bẩn từ nguồn nước đâu…”, bà Châu Thu Hiền (có con hay tắm trên kênh
thối) thở dài.</span><span style="" class="style2"> </span><span class="style2"><o:p> </o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin: 0in 0in 0pt;"> <o:p></o:p></p>
<p class="style7" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p></font>
<span class="style2"><font size="2"> <img alt="" src="o%20dich1.jpg" width="405" height="304" /><br />
</font></span><span class="style8"><span class="style5"><em>Những ngôi nhà
"chân" ngập trong rác rưởi hôi thối</em></span></span></o:p></p>
<div class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;">
<font size="2"><br />
Con kênh bắc ngang qua đường Phan Văn Hân (P.17, Q.Bình Thạnh) bao
quanh khu nhà ở Cù Lao Chà cũng không kém cạnh. Đứng trên cây cầu sắt
nhìn xuống, nhiều người cứ nhầm tưởng đó là khu đất trống dùng để “phơi”
rác chứ không ai nghĩ đó là mặt kênh. Bao nhiêu vỏ xốp, bao bì, xà bần,
vỏ trái cây, chiếu rách, quần áo cũ, vải thừa… đều lềnh bềnh trên mặt
kênh, trở thành nơi sinh sôi lý tưởng cho lũ ruồi muỗi.</div>
<div class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;">
</div>
<div class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;">
<span class="style2">“Mới chiều là đã bôi thuốc chống muỗi, bật điện,
chứ không muỗi vo ve chịu sao nổi. Đêm ngủ mà quên thả mùng chắc muỗi
“thịt” không còn giọt máu”, ông Chín Em (nhà trong khu Cù Lao Chà) kể.</span><span style="" class="style2">
</span></div>
<p class="style7" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p></o:p>
</p>
<p class="style7" style="margin: 0in 0in 0pt;">
<o:p><span class="style2"><font size="2"> </font></span></font><span class="style2"><font size="2"><img alt="" src="o%20dich2.jpg" width="405" height="304" /><br />
</font></span><span style="font-size: 10pt;" class="style9"><em>Nhiều đoạn
trên dòng kênh, mặt nước biến mất, thay vào đó là bãi rác thải
lộ thiên <br />
</em></span></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"> </p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style5">Tình
trạng ô nhiễm nặng nề tại các con kênh còn có sự “đóng góp” đáng
kể của các nhà máy, công ty đặt tại huyện Bình Chánh.</span><span style="" class="style5">
</span><font size="2"><o:p></o:p></p>
</font>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p><font size="2"> </o:p></p>
<p class="style4">Ẩn họa từ dòng kênh rác <o:p></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style2">400 dòng
kênh luồn lách trong và ngoài thành phố bị ô nhiễm, lềnh bềnh rác rưởi
này là môi trường tốt để cho các loại côn trùng, ruồi muỗi, sinh sôi, nảy nở
và gây nên cách dịch bệnh, sốt xuất huyết cho người dân.</span><span style="" class="style2">
</span><o:p></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style2">Theo bác
sĩ Ngô</span><span style="" class="style2"> </span>
<span class="style2">Cao Lẫm, Khoa sức khỏe Cộng đồng, Trung tâm y tế dự
phòng TPHCM, những rác thải dưới kênh như túi nilon, các chất liệu làm từ
nhựa qua thời gian cả trăm năm cũng khó có thể tự tiêu hủy hết. Loại rác
thải hữu cơ là môi trường tốt thu hút côn trùng rồi từ đó truyền mầm
bệnh cho người. </span> <o:p></o:p></p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style2">“Xác
động vật trôi trên kênh chính là những ổ dịch di động, gây mầm bệnh cao”,
bác sĩ Lẫm cho biết.</span><span style="" class="style2"> </span><o:p></o:p>
</p>
<p class="style3" style="margin: 0in 0in 0pt;"><o:p> </o:p></p>
<p class="style1" style="margin: 0in 0in 0pt;"><span class="style2">Theo
khuyến cáo của Y tế dự phòng, để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, người dân cần
phải biết cách xử lý rác thải. Các loại rác thải có chất liệu nhựa không nên
đốt vì khi đốt sẽ thải ra môi trường một loại khí rất độc ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người. rác thải nên được phân loại đưa vào lò đốt đúng
quy chuẩn hoặc mang đi tái chế là hợp lý nhất.</span></font><span style="" class="style2"><font size="2">
</font></span></p>
</span></div>
<p class="style11"><em><strong>Theo DTO</strong></em></p>
</body>
</html>