<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Người tự trọng không vượt đèn đỏ</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
text-align: center;
color: #808080;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: justify;
}
.style4 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #0000FF;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Người tự trọng không vượt đèn đỏ</strong></p>
<p class="style3">Khoảng 100 bạn trẻ đã có mặt tại bàn tròn “Thanh niên TP và
văn hóa giao thông”, do Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM và Trường ĐH Giao thông
vận tải TP.HCM tổ chức ngày 2-10.</p>
<table style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="4">
<tr>
<td class="style3">
<img alt="" src="nguoi%20tu%20trong.jpg" width="405" height="269" /></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="style1"><font size="2"><em>Trong khi rất nhiều người dừng đúng
vạch khi đèn đỏ thì hai người đàn ông này </em></font><strong><font size="2"><em>vẫn
</em></font></strong><font size="2"><em>thản nhiên vượt lên trên, đậu ở
vạch dành cho người đi bộ (ảnh chụp trên đường Phan Đăng Lưu, quận Phú
Nhuận, TP.HCM chiều 3-10) </em></font></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Các bạn đã mổ xẻ câu chuyện giao thông dưới góc nhìn văn hóa
và ứng xử cộng đồng.</p>
<p class="style3"><strong>Ứng xử giao thông</strong></p>
<p class="style3">Bạn Lường Minh Sơn (ĐH Luật TP.HCM) dẫn ra hai câu chuyện. Ở
xứ người, một phụ nữ đi xe đạp sai luật bị ôtô đụng, thương tích rất nặng nhưng
không được bồi thường mà còn bị chủ ôtô kiện vì làm anh ta chấn động tinh thần
và hư xe. Ở ta, một người đi xe đạp đột ngột sang đường không ra hiệu trước và
bị người đi xe máy đụng phải, không ai bị sao nhưng hai chiếc xe đều hỏng, cuối
cùng người chủ xe máy phải đền cho người đi xe đạp.</p>
<p class="style3">Cùng hành vi nhưng hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau. Sơn
kết luận: “Dường như có một thứ luật bất thành văn trong giao thông, đó là người
đi xe lớn hơn phải bồi thường người điều khiển phương tiện nhỏ hơn, bất kể lỗi
của ai. Sự đúng sai theo Luật giao thông chỉ là tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ mức đền bù”.</p>
<p class="style3">Dẫn chứng trên được nhiều bạn đồng tình. Bạn Nguyễn Tương Bình
(ĐH Văn Hiến) kể một thí nghiệm nho nhỏ từng thử nghiệm lúc lưu thông trên
đường. Khi đang dừng đèn đỏ, Bình đứng phía sau và thử bóp còi. Lập tức những
người đứng trước cho xe chạy mà không cần nhìn đèn tín hiệu giao thông vẫn còn
đang đỏ. Chưa kể khi có ai vi phạm và bị cảnh sát thổi phạt, người đó sẽ bị cho
là xui xẻo chứ không nhận thức hết hành vi vi phạm dẫn đến phải chịu xử phạt.</p>
<p class="style3"><strong>Phạt nặng mới nhớ lâu</strong></p>
<p class="style3">Có ý kiến đề xuất phạt thật nặng đối với người điều khiển xe
máy vi phạm Luật giao thông, thậm chí nếu xe quá cũ thì tịch thu luôn, không cho
lưu thông nữa. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hữu Khương - phó hiệu trưởng ĐH
Giao thông vận tải TP.HCM, xe máy, xe đạp vẫn là phương tiện thuận lợi nhất cho
sự đi lại của phần lớn người dân trong điều kiện giao thông công cộng chưa phát
triển. Ông cũng đề xuất phải kiên quyết tịch thu phương tiện với trường hợp đua
xe trái phép, có vậy mới đủ sức răn đe.</p>
<p class="style3">Tương Bình đặt vấn đề: “Phải nhìn nhận thực trạng giao thông
hiện nay là do quản lý giao thông có vấn đề lớn, chứ đừng đổ lỗi hết cho người
đi đường”. Tuy vậy, cùng với tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông cho mọi
người, đặc biệt trong trường học, nhiều ý kiến cho rằng cần có những biện pháp
chế tài đủ mạnh mới mong thực hiện văn hóa giao thông. Đó là phạt nặng mới nhớ
lâu.</p>
<p class="style3">Từ góc nhìn của một nhà tâm lý, TS Vũ Gia Hiền cho rằng: thực
hiện đúng Luật giao thông khi đi đường là một hành vi văn hóa, thể hiện đẳng cấp
con người. Những người luôn tôn trọng luật là những người biết tự trọng.</p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style3"><strong>Thanh niên với văn hóa giao thông</strong></p>
<p class="style3">Tại bàn tròn, phó chủ tịch Hội LHTN TP.HCM Nguyễn Tri
Quang đã phát động cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” do
T.Ư Hội LHTN VN triển khai. </p>
<p class="style3">Cuộc vận động hướng các bạn trẻ cùng thực hiện văn hóa
giao thông với 27 tiêu chí cụ thể. Trong đó, có một số tiêu chí chung:
hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
về trật tự an toàn giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
khi tham gia giao thông, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra
va chạm giao thông và chấp hành nghiêm xử phạt khi vi phạm về giao
thông...</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style5"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p>
</body>
</html>