<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-size: 10pt;
font-family: Arial;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-size: 10pt;
font-family: Arial;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style4">
<strong>Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi </strong></div>
<div class="date-tg">
<div class="pageDes">
<p style="text-align: justify;"><strong><span class="style1">
<font size="2">Rừng tràm Trà Sư cách thành phố Long Xuyên gần 100 km,
thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với sinh cảnh rừng
tràm ngập nước và hệ động thực vật phong phú, Trà Sư biểu trưng cho nét
đẹp mùa nước nổi An Giang.</font></span></strong></p>
</div>
<div class="pageContent">
<p style="text-align: justify;" class="style3">Từ Long Xuyên, tôi chạy
xe máy theo tỉnh lộ 941 – con đường nối ngã ba Lộ Tẻ với thị trấn Tri
Tôn. Tỉnh lộ 941 mùa này đẹp hơn hẳn những thời gian khác trong năm với
những cánh đồng ngập nước mấp mé lề đường, những rặng hoa điên điển vàng
dịu dàng. Kết thúc tỉnh lộ 941, tôi rẽ phải về hướng Châu Đốc, qua Lâm
viên Núi Cấm, chạy thêm một đoạn là đến con đường đất dẫn vào rừng tràm
Trà Sư.</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010113.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Cảnh vật ven tỉnh lộ 941</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="bendoquarungtram.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Bến đò qua rừng tràm</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Cây cầu duy nhất dẫn vào
Trà Sư đã bị dỡ bỏ chỉ còn trơ lại trụ, tôi phải phi xe máy lên chiếc đò
nhỏ xíu để vượt sông vào rừng.</p>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Rừng tràm Trà Sư có 845
ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm, cách biên giới Việt
Nam – Campuchia 10 km, nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du
lịch núi Cấm, núi Sam, và đồi Tức Dụp. Trà Sư có 140 loài thực vật,
trong đó chủ yếu là tràm, tràm bao phủ hầu hết diện tích nơi đây. Về
động vật, Trà Sư có 11 loài thú , 22 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 70
loài chim (có 2 loài chim trong sách đỏ Việt Nam là giang sen và cò cổ
rắn hay còn gọi là điêng điểng). Ngoài ra, nơi đây còn có 10 loài cá đen
(lóc, trê, rô…) sống quanh năm và 13 loài cá trắng (mè vinh, lăng,
linh…) chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi. Thời gian thích hợp nhất để
tham quan Trà Sư là từ thời điểm hiện tại đến giáp Tết, khi nước bao phủ
hầu hết diện tích rừng, tạo nên những cảnh đẹp khó quên.</p>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Nếu không có xe gắn máy,
du khách có thể thuê tắc ráng để vào tận trung tâm rừng tràm. Sẵn xe máy
, tôi chạy men theo đường đê bao để vào rừng.</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3"><img alt="" src="P1010129.JPG" /></td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3"><img alt="" src="P1010127.JPG" /></td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010116.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Đường xe máy vào rừng</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Tại trung tâm rừng tràm
là khu vưc nhà hàng với các chòi lá nhỏ nằm men theo bờ kinh, phục vụ
các món ăn đặc sản mùa nước nổi: gỏi sầu đâu cá sặc, cá nàng hai chiên
giòn, cá lóc nướng trui, cá chạch nướng… Tôi đến đây vào dịp cuối tuần
nên các chòi lá đầy khách, kẻ ăn uống, người đu đưa trên võng tận hưởng
không khí rừng tràm.</p>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Tôi leo lên ngọn tháp
ngắm cảnh cao 25m cạnh khu nhà hàng. Đỉnh tháp lộng gió, chung quanh là
màu xanh rừng tràm, xa xa là đồng nước trắng xóa, những ngọn núi của khu
vực Thất Sơn vươn lên như những hòn đảo. Trên đỉnh tháp cũng có sẵn một
kính viễn vọng với tầm nhìn xa 25 km. Mất một đồng xu 5000 cho 3 phút,
tôi ngắm những cánh chim chấp chới khắp những vạt rừng, ngắm tượng Phật
khổng lồ chơi vơi trên đỉnh núi Cấm…</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010121.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Núi Cấm nhìn từ tháp ngắm cảnh</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Xuống tháp, tôi thuê
xuồng chèo vào sâu trong rừng tràm – dịch vụ mà tôi cho rằng hấp dẫn
nhất nơi đây. Giá thuê xuồng cực rẻ: 30.000đ cho tour tham quan gần một
giờ, kèm theo một người chèo thuyền kiêm hướng dẫn viên nghiệp dư. Lên
xuồng, tôi được phát một chiếc nón lá với hai tác dụng: che nắng và che
… chất thải của chim! </p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010149.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Những cánh cò chấp chới</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Chiếc xuồng lướt nhẹ vào
rừng, hướng đến nơi chim tụ tập làm tổ. Cả khu rừng xôn xao tiếng chim.
Dơi quạ treo mình lủng lẳng, cò vạc tíu tít rỉa lông, cồng cộc lặn xuống
nước bắt cá… Cheo leo trên cao là các tổ chim với những chiếc mỏ há lên
trời chờ mẹ đem mồi về…</p>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010160.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Tổ chim trên ngọn tràm</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010157.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Một con vạc còn non </em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style3">Rời khu vực chim
làm tổ, xuồng quay về bến. Tôi thích nhất những “con đường nước”
nơi đây. Mùa khô, đây là những lối đi ngang dọc trong rừng tràm. Mùa
nước nổi, nước che mất mặt đường nhưng những cây tràm bên lề đường vẫn
cao hơn mặt nước hình thành những “con đường nước”. Bèo cám phủ một tấm
thảm màu xanh lên “mặt đường”, hai bên tràm vòng tay che mát. Thỉnh
thoảng làm xáo động không gian yên tĩnh của rừng là tiếng mái chèo,
tiếng chim, tiếng cá quẫy. Tất cả để lại cho tôi một ấn tượng khó quên
về Trà Sư.</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3"><img alt="" src="P1010130.JPG" /></td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3"><img alt="" src="P1010132.JPG" /></td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: justify;"></p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td>
<p class="style3"><img alt="" src="P1010164.JPG" /></p>
<p class="style5"><em>Vẻ đẹp của những "con đường nước"</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p style="text-align: right;" class="style3"><strong><em>Theo PNO</em></strong></p>
</div>
</div>
</body>
</html>