<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Để thành công khi thuyết trình</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
}
.style2 {
font-family: Arial;
font-weight: bold;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style5 {
text-align: center;
}
.style6 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style5">
<span class="style6"><strong>Để thành công khi thuyết trình</strong></span><span class="Detail-Lead" id="eLead" style="margin-top: 20px;"></div>
<p align="justify" class="style3">Học nhóm, thuyết trình, tranh luận, bảo vệ về
một vấn đề nào đó trước lớp…chính là cách bạn hình thành cho mình khả năng giao
tiếp và sự tự tin trước đám đông ngay khi còn đang học. </p>
</span><span class="Detail-Body">
<p align="center" class="style1"><font size="2">
<img src="de%20thanh%20cong.jpg" border="0" hspace="0" /></font></p>
<p align="justify"><span class="style2">Hoạt động nhóm giúp tăng khả năng tổng
hợp kiến thức</span><span class="style3"> </span></p>
<p align="justify" class="style3">Thật vậy, phương pháp học nhóm này đã được áp
dụng phổ biến tại các nước phương tây rất hiệu quả, nay cũng được áp dụng tại
các trường đại học nước ta qua các buổi thuyết trình nhóm. Các bạn sinh viên tự
thành lập nhóm và thực hiện các đề tài thầy cô giao, với cách này thay vì các
bạn thụ động tiếp nhận kiến thức từ thầy cô thì sinh viên tự mình tìm tòi các
kiến thức mới thông qua các bạn trong nhóm, sách báo, mạng Internet…Từ đó giúp
các bạn sinh viên hiểu và nhớ vấn đề được sâu hơn. </p>
<p align="justify" class="style3">Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động này mà nhiều trường đại học trên cả nước đã bắt đầu chú trọng tổ chức
các hoạt động thuyết trình nhóm cho sinh viên trường, đặc biệt đối với sinh viên
theo nhóm ngành tài chính, xã hội. </p>
<p align="justify" class="style3">Một sinh viên ngành tài chính Ngân hàng thuộc
trường ĐH Ngân hàng TP..HCM cho biết: “Khác với lúc học phổ thông, lên đại học
mình được học theo phương pháp mới, tự tìm hiểu vấn đề, thầy cô chỉ là người
giúp giải thích vấn đề nào mà sinh viên bọn mình thắc mắc. Các buổi thuyết trình
được các bạn các nhóm chuẩn bị khá tốt, các buổi thảo luận trên lớp diễn ra khá
sôi nổi, do đã được tìm hiểu từ trước nên các vấn đề đều được đưa ra giải
quyết.” </p>
<p align="justify"><span class="style2">Kinh nghiệm để có buổi thuyết trình
thành công</span><span class="style3"> </span></p>
<p align="justify" class="style3">Có một câu hỏi được đặt ra: “Thuyết trình có
phải đơn giản chỉ là đọc một bài viết đã chuẩn bị sẵn từ trước?”. Sinh viên L -
người được các bạn trong lớp đánh giá cao về phong cách thuyết trình nghĩ rằng:
“Thuyết trình là trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, phân tích vấn đề cho
mọi người hiểu, chứ không phải là đọc như học thuộc lòng. Học thuyết trình, cái
mà L học được lớn nhất là cách chứng minh và bảo vệ ý kiến của mình từ những cái
mà mình đã tự tìm hiểu.” </p>
<p align="justify" class="style3">Cách để bạn chứng minh ý kiến của mình đúng
hay sai và thu hút mọi người chú ý trong buổi thuyết trình là gì? </p>
<p align="justify" class="style3">+ Chuẩn bị thật kỹ nội dung thuyết trình, các
bạn trong nhóm đều phải nắm rõ vấn đề tránh trường hợp người này biết còn người
kia thì không. Bạn cũng nên tập nói trước khi vào buổi thuyết trình để nắm vững
nội dung và ước lượng thời gian phù hợp </p>
<p align="justify" class="style3">+ Tạo cầu nối giữa người thuyết trình và thính
giả: Điều này cũng quyết đinh đến thành công của buổi thuyết trình đấy. Bạn đừng
nên chỉ chăm chú truyền tải nội dung mà hãy giao lưu với khán giả bằng cử chỉ,
ngôn ngữ, ánh mắt…đừng để cho buổi thuyết trình quá nhàm chán. </p>
<p align="justify" class="style3">+ Trình bày ngắn gọn nhưng thuyết phục: hãy đi
thẳng vào nội dung chính cần thiết, tránh nói lan man. Có thể bạn sẽ thuyết phục
và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc độ vừa phải, có giọng điệu tự tin,
phát âm chuẩn và rõ ràng. </p>
<p align="justify" class="style3">+ Thắt nút và gỡ nút: Bài thuyết trình đa số
đều có phần đề cập đến khó khăn và cách giải quyết vấn đề được đưa ra. </p>
<p align="justify" class="style3">+ Chuẩn bị tâm lý để trả lời câu hỏi: Kết thúc
buổi thuyết trình thì sẽ có thêm phần tranh luận giữa lớp, thầy cô và nhóm nên
việc chuẩn bị trước những vấn đề được hỏi, không phải là chuẩn bị được trước tất
cả các câu hỏi nhưng dự đoán được trước các tình huống xảy ra sẽ giúp bạn khéo
léo hơn trong cách trả lời. Chú ý là không phải chỉ bạn trả lời tất cả câu hỏi
đặt ra mà nên chia cho cả nhóm cùng tham gia giải quyết câu hỏi. </p>
<p align="justify"><span class="style2">Lời khuyên khi bạn thuyết trình không
thành công</span><span class="style3"> </span></p>
<p align="justify" class="style3">Ai cũng có lần đầu đứng trước đám đông, nhìn
xuống các bạn ở dưới là tim đập loạn xạ, nói năng lắp bắp, nhưng nếu bạn chịu
khó dũng cảm đứng trước lớp thêm lần thứ 2 rồi lần thứ 3…thì sẽ quen dần và lúc
đó kinh nghiệm trước đám đông của bạn cũng sẽ tăng lên. </p>
<p align="justify" class="style3">Một bạn nữ học nghành xã hội học tâm sự:
“Không biết các bạn khác thì sao, chứ lần đầu tiên thuyết trình mình chuẩn bị kỹ
lắm, vậy mà lúc nhìn xuống phía dưới bao cặp mắt dồn về mình là chữ bay hết
trơn, bài chuẩn bị có tốt mấy cũng coi như không còn gì, lúc đó chỉ còn biết nói
theo quán tính, trong đầu có gì là nói thôi. Bởi vậy mình rút ra một kinh nghiệm
từ bài học xương máu là trước khi lên thuyết trình nên tập trước ở nhà, đứng
trước gương tập cho thật nhuần nhuyễn, cái chính là mình phải hiểu những gì mình
sẽ nói thì mới trình bày tự tin được.” </p>
<p align="justify" class="style3">Có những bạn sinh ra đã được trời phú cho khả
năng nói trước đám đông thể hiện qua phong cách, giọng điệu nhẹ nhàng, lanh lẹ
và thuyết phục nhưng không phải ai cũng có được khả năng trời phú ấy. Bạn không
phải nằm trong số ít đó thì việc bạn run, hồi hộp trước đám đông dẫn đến trình
bày lắp bắp, về chỗ rồi mà vẫn còn dư âm là điều không thể trách được. Để khắc
phục và vượt qua nỗi sợ hãi, làm chủ mình khi đứng trước đám đông bạn phải tự
luyện tập. Bạn hãy thể hiện mình trong các buổi nói chuyện cùng nhóm bạn, khi
bàn về vấn đề nào đó bạn hãy đưa ra ý kiến chủ quan và bảo vệ ý kiến với lý lẽ
của mình (phải đúng chứ đừng cãi cùn nhé). Bạn có thể tham gia các phong trào
đoàn hội, điều này sẽ giúp bạn trở nên hoạt bát, năng động tự tin hơn lúc nào
bạn không hay đấy. Và cách thiết thực hơn nữa là thường xuyên phát biểu trong
lớp, đừng sợ câu trả lời của bạn là đúng hay sai hay là sợ người khác nói bạn
chơi nổi, nếu vượt qua được bạn sẽ thấy được thành quả mà mình muốn đạt được.
</p>
<p class="style4"><em><strong>Theo MTO</strong></em></p>
</span>
</body>
</html>