Người dạy tôi hiểu nét chữ - nết người

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Người dạy tôi hiểu nét chữ - nết</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style4"><strong>Người dạy tôi hiểu nét chữ - nết người </strong></p> <div class="style1"> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=375309" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" class="lImage" width="200" border="1" height="150" hspace="0" /></td> </tr> <tr> <td class="style2">&nbsp;</td> </tr> </table> <span class="style3">Tôi biết trình bày vở sạch đẹp và viết chữ rõ ràng như bây giờ là nhờ công lao của cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo dạy văn của tôi những năm cấp III. </span></div> <p class="style2">Và không chỉ dạy tôi viết chữ sạch đẹp, cô còn dạy tôi thật sự hiểu nét chữ&nbsp;để góp phần thể hiện nết người.</p> <p class="style2">Ngày đó, tôi học khá tốt môn văn nhưng luôn bị trừ điểm trong bài kiểm tra vì chữ xấu và trình bày bài cẩu thả. Song tôi vẫn luôn tự hào về “tài” viết chữ “rồng bay phượng múa” và chỉ có mình tôi mới có thể đọc hết những gì tôi viết. Tôi luôn tự an ủi mình: “Chỉ người giỏi mới viết được chữ... khó đọc như vậy”. </p> <p class="style2">Mới vào lớp 10 tôi &quot;ẵm&quot; về điểm 9 môn văn nhưng bị cô giáo phê vỏn&nbsp;vẹn hai chữ: “Cẩu thả”. “Chiến công” vang dội đó làm tôi nổi tiếng trong lớp. Tôi&nbsp;càng tự hào về mình hơn.</p> <p class="style2">Rồi một hôm, cô chọn ra 10 bạn có chữ xấu nhất lớp để rèn chữ, trong đó có đứa con gái duy nhất là tôi. Tôi thầm thắc mắc: &quot;Ai lại bắt học sinh cấp&nbsp;III rèn chữ bao giờ? Chúng tôi lớn rồi chứ đâu phải con nít tiểu học?&quot;. Dù ấm ức nhưng không đứa nào dám lên tiếng vì cô là cô chủ nhiệm. Cô còn nhấn mạnh chữ tôi thuộc dạng “cần rèn đặc biệt”. Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn mặt bạn bè trong lớp? Lần đầu tiên tôi cảm thấy xấu hổ về chữ viết của mình. Việc này làm tôi... hơi khó chịu cô. </p> <p class="style2">Mỗi thứ hai đầu tuần, cô lại giao bài viết cho “10&nbsp;gương mặt tiêu biểu” và thu bài vào cuối tuần. Những câu chuyện cô đưa để chúng tôi rèn chữ rất ý nghĩa. Có câu chuyện về ước mơ của một em nhỏ bị tật nguyền, có bài báo về bác nông dân nuôi bốn con học đại học, chuyện cô học trò nghèo thi đậu&nbsp;ba trường đại học… Nhiều câu chuyện làm tôi khâm phục&nbsp;và thuộc lòng.&nbsp;</p> <p class="style2">Tôi đã ứa nước mắt khi đọc câu chuyện của Lê Vũ Hoàng, người đoạt vòng nguyệt quế cuộc thi &quot;Đường lên đỉnh Olympia&quot;. Lê Vũ Hoàng trở thành thần tượng của tôi về nghị lực vượt khó. Song tôi vẫn xem việc rèn chữ chỉ tốn thời gian và vô bổ. Tôi viết lại bài cô giao một cách vội vàng và miễn cưỡng. Vậy nên chữ viết của tôi đâu vẫn hoàn đó. </p> <p class="style2">Một hôm, cô tặng tôi cây viết&nbsp;máy. Cây viết màu đen, bóng loáng,&nbsp;nặng trịch. Cầm cây viết trên tay, tôi tròn xoe đôi mắt nhìn cô. Cô nói: “Cô biết để rèn chữ đẹp không hề đơn giản. Chữ viết cũng thể hiện phần nào tính nết một con người. Rèn chữ cùng là tự rèn luyện bản thân mình. Vì vậy, em hãy coi đó như một cuộc thi phải vượt qua chính mình mới đạt&nbsp;được vinh quang. Trong bất kỳ việc gì cũng cần sự kiên trì em ạ!”. Giọng nói trong trẻo của cô như rót từng chữ vào tai tôi. Tôi xúc động đến nỗi nghẹn lời&nbsp;khi cảm ơn cô.</p> <p class="style2">Có cây bút máy&nbsp;đẹp, tôi thích thú và chăm chỉ rèn chữ hơn. Viết bằng bút máy phải viết chậm, cẩn thận đưa từng nét chữ. Tôi lên hẳn một thời khóa biểu rèn chữ. Những ngày thứ bảy, chủ nhật, tôi như một học sinh lớp 1, ngoan ngoãn nắn nót từng con chữ. Rồi những bài kiểm tra văn của tôi không còn bị&nbsp;phê “chữ xấu”,&nbsp;“trình bày cẩu thả”. Đó là một chiến công lớn của tôi! </p> <p class="style2">Năm lớp 12, cô chọn tôi làm&nbsp;đại diện cho trường đi thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Trong những ngày học ôn cùng cô, tôi mới hiểu hóa ra cô đã nhận ra năng khiếu văn của tôi&nbsp;từ năm lớp 10. Tôi sẽ nhớ mãi lời cô dạy: “Học văn là học cách yêu thương con người”. Giải ba cấp tỉnh năm đó như một món quà nhỏ để tôi cảm&nbsp;ơn cô.</p> <p class="style2">Đã hai năm xa cô. Bây giờ tôi là một sinh viên học tập tại TP.HCM.&nbsp;Dịp 20-11 năm nay tôi sẽ viết thư chúc mừng cô bằng cây bút máy cô tặng năm xưa. Và chắc chắn đó vẫn sẽ là những nét chữ tròn trịa nhất!</p> <p class="style5"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;