Đưa lời Bác vào bài giảng

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Đưa lời Bác vào bài giảng</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial; } .style4 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style7 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style5"><strong>Đưa lời Bác vào bài giảng</strong></p> <p class="style2">Giờ học sinh động hơn và lời dạy của Bác cũng hiển hiện hơn. Đó là những giờ học và bài giảng môn giáo dục công dân và lịch sử của cô Châu Thị Bạch Yến, giáo viên Trường THPT tư thục Phan Bội Châu (Q.6, TP.HCM).</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=375703" border="1" hspace="0" width="405" height="260" /></td> </tr> <tr> <td class="style6"><em>Cô Châu Thị Bạch Yến cùng học trò</em></td> </tr> </table> <p class="style2">“Trong từng bài giảng, tôi cố gắng đưa những câu chuyện về Bác để các em qua đó học được yêu thương, hoài bão, lòng nhân ái ở đời. Những câu chuyện về Bác làm nhiều em học trò xúc động và rút ra nhiều bài học cho bản thân”- cô Yến chia sẻ.</p> <p class="style2"><strong>Học từ lời Bác dạy</strong></p> <p class="style2">Bài học về lòng yêu thương con người trong môn giáo dục công dân được cô Yến dành một phần thời gian của tiết học kể lại cho học trò của mình nghe câu chuyện về chuyến thăm gia đình chị Tín vào một đêm giao thừa của Bác Hồ. </p> <p class="style2">Đó là một gia đình nghèo, đêm trừ tịch còn đi gánh nước thuê để đổi gạo. Bác đã chọn gia đình một người nghèo để đến thăm, chứ không phải một người khấm khá hoặc chức cao vọng trọng khác, vào thời khắc thiêng liêng trong tâm tưởng của mỗi người Việt.</p> <div class="style1"> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style1"><font color="#030303"><span class="style3"> <font size="2"><strong>Cách dạy và học hấp dẫn hơn</strong></font></span></font></p> <p class="style2"><font color="#030303">Cô Ánh Hoàng, hiệu phó Trường THPT tư thục Phan Bội Châu, cho biết: “Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động trong toàn trường, cô Yến phụ trách môn giáo dục công dân của các lớp trong trường, phụ trách môn sử khối cấp II đã lồng ghép vào bài giảng những câu chuyện kể về Bác rất sinh động. </font></p> <p class="style2"><font color="#030303">Đấy cũng là cách để tiết học lôi cuốn hơn và lời dạy của Bác đến được với từng học trò”.</font></p> </td> </tr> </table> <span class="style4">Bài học về lòng yêu thương con người bao la, về cách biết yêu thương những người nghèo khổ nhất trong xã hội được các bạn nhỏ cảm thụ một cách nhẹ nhàng. </span></div> <p class="style2">Hay như câu chuyện một lần Bác đến thăm ngôi chùa, Bác cũng phải cởi dép để vào viếng như bao người khác; hoặc câu chuyện “Tôi có phải là vua đâu”... đều được cô đưa vào từng bài giảng để các học trò của mình thấy việc tôn trọng kỷ luật, quy tắc cuộc sống của vị lãnh tụ đáng kính.</p> <p class="style2">Không chỉ chuyển tải những lời dạy của Bác đến với học trò, bản thân cô cũng đang làm theo lời Bác từng ngày. Đồng lương giáo viên không cao nhưng cô vẫn tiết kiệm mỗi ngày nuôi heo đất. </p> <p class="style2">Cô đã “mổ” ba con heo đất để ủng hộ quỹ hỗ trợ người nghèo của địa phương. Cô còn cùng các chị trong chi hội phụ nữ khu phố vận động các mạnh thường quân đứng ra thực hiện “bữa ăn dinh dưỡng” hằng tháng, nấu các món ăn ngon phục vụ các cụ già khó khăn.</p> <p class="style2"><strong>Gương việc tốt nhiều hơn</strong></p> <p class="style2">“Sau khi nghe câu chuyện Bác Hồ thăm mẹ con chị Tín vào đêm giao thừa, tôi thấy được lòng yêu thương của Bác đối với muôn dân. Trước đây khi chưa nghe câu chuyện, tôi nghĩ khi đã có chức vụ cao thì sẽ không cần để ý tới mọi người. Nhưng bây giờ suy nghĩ của tôi đã khác”- bạn Nguyễn Thị Diệu Linh, lớp 11B2, chia sẻ trong bài thu hoạch như thế.</p> <p class="style2">Mỗi sáng thứ hai, sau buổi chào cờ, các bạn học sinh Trường Phan Bội Châu cùng lắng nghe câu chuyện về Bác do chính bạn bè mình đọc hoặc kể một cách diễn cảm. Cứ thế, bắt đầu một tuần mới, các bạn lại được học những bài học từ lời dạy của Bác. Sau khi nghe những mẩu chuyện về Bác, các bạn viết bài thu hoạch về những điều mình suy nghĩ, những bài học mình đã học được hay những hoạch định dự tính sẽ làm để tiến bộ hơn trong học tập, sinh hoạt...</p> <p class="style2">Ngay sân trường cũng có chú heo đất được đặt ở đấy để các bạn thực hiện bài học tiết kiệm với tinh thần tự nguyện. Sau mỗi tháng hoặc mỗi quý, số tiền tiết kiệm được các thầy cô tổ chức cho các bạn đến thăm, tặng quà những bạn nhỏ mồ côi, khuyết tật... để các bạn được sẻ chia với bè bạn cùng trang lứa nhưng kém may mắn hơn.</p> <p class="style2">“Từ khi thực hiện kể chuyện về Bác dưới cờ, gương người tốt việc tốt trong trường nhiều hơn. Những việc chưa tốt của các em cũng được phê bình nghiêm khắc để các em tiến bộ hơn”- cô Phan Thị Ánh Hoàng, hiệu phó nhà trường, cho biết.</p> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><strong>Đưa cuộc sống vào lớp học</strong></p> <p class="style2">Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, biết môn giáo dục công dân “khó nuốt” đối với học trò, cô Yến tìm nhiều cách để tiết học sinh động hơn, cuốn hút các học trò. Cô thường đưa những câu chuyện “người thật việc thật” được sưu tầm từ sách, báo hay chính từ các học trò trong trường để kể lại cho học trò của mình. Từ đấy, nhiều học trò đã tâm sự rất thật về hoàn cảnh bản thân.</p> <p class="style2">“Có hôm dạy xong tiết liên quan đến pháp luật, một em đã nói với tôi sau này lớn lên em mong đi theo ngành luật để hàn gắn những gia đình tan vỡ, vì em ấy rơi vào hoàn cảnh cha mẹ vừa ly dị. Từ đấy tôi đã tìm cách gần gũi, an ủi và chia sẻ với em nhiều hơn”- cô Yến tâm sự.</p> </td> </tr> </table> <p class="style7"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.

Agile Việt Nam
;