Thầy gieo ảnh hưởng suốt đời

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Thầy gieo ảnh hưởng suốt đời</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial; font-size: small; text-align: right; } .style2 { font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: justify; } .style3 { font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: center; color: #0000FF; } .style5 { font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: center; color: #808080; } </style> </head> <body> <p class="style3"><strong>Thầy gieo ảnh hưởng suốt đời</strong></p> <p class="style2">Một người thầy, người cô đầy nhiệt huyết sẽ là hình ảnh không thể nào phai trong tim mỗi người dẫu có trải qua bao năm tháng. Và với không ít người, bầu nhiệt huyết đó trở thành động lực thôi thúc họ dấn thân vào nghề giáo.</p> <p class="style2">Từ đó, họ tiếp tục gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa yêu nghề. Họ “cháy” hết mình trước bao thế hệ học trò kế tiếp.</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=376182" border="1" hspace="0" width="405" height="511" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Thầy Ung Thanh Hải </em></td> </tr> </table> <p class="style2">Giáo viên Ung Thanh Hải: “Tấm gương thầy Thới đã quyết định cuộc đời tôi”</p> <p class="style2">Nhắc đến thầy Ung Thanh Hải, nhiều người sẽ phải ngả mũ thán phục tài năng và đức độ của ông và xem ông là một trong “tứ trụ” giáo viên giỏi hóa bậc THPT ở TP.HCM. Nhưng ít người biết rằng ông đã chịu ảnh hưởng sâu đậm phong cách và lý tưởng sống từ người thầy của mình là giáo sư Lê Văn Thới. Thầy Ung Thanh Hải kể: “Tôi được học giáo sư Lê Văn Thới ở Trường ĐH Khoa học Sài Gòn (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM bây giờ). </p> <p class="style2">Thầy rất nghiêm, trên bàn thí nghiệm chúng tôi không dám để vương một hạt bụi vì khi đi ngang qua, thầy thường lấy tay quệt một cái để kiểm tra. Phương pháp giảng dạy của thầy đã “uốn” sinh viên vào việc học, nghiên cứu đúng nghĩa chứ không phải học cho có để lấy bằng. </p> <p class="style2">Mọi người ai cũng biết thầy rất giỏi và nổi tiếng. Vậy mà đang giảng dạy tại Pháp với mức lương cao, chính sách, chế độ dành cho giáo sư ở Pháp có nhiều ưu đãi đặc biệt, thầy đã quyết định về VN dạy học với lý tưởng “đem tài trí phục vụ nước nhà”. Chính lý tưởng này đã quyết định cuộc đời tôi. Khi được mời về Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, rồi Trường Trần Đại Nghĩa, tôi từ chối vì nghĩ mình sống ở Q.4 thì nên dạy ở Trường THPT Nguyễn Trãi để phục vụ nhân dân Q.4 vốn còn nhiều khó khăn hơn các quận khác. </p> <p class="style2">Sau này, khi bà xã và các con tôi đều đã sang Pháp định cư, gia đình bên vợ tôi cũng làm nhiều áp lực nhưng tôi vẫn quyết định ở lại VN chờ đợi bà xã trở về. Nói thật trong năm năm chờ đợi ấy, tôi cũng bị “lung lay” nhiều lần. Nhưng những lúc ấy, hình ảnh thầy Thới được đông đảo sinh viên VN ra tận sân bay đón (trong ngày thầy trở về nước) lại hiện về trong tôi, khuyên nhủ tôi “là người VN hãy ở VN để giảng dạy cho học trò của đất nước mình”.</p> <p class="style2">Tấm gương của thầy Thới đã khiến tôi nhận ra điều quan trọng: phong cách và lý tưởng sống của người thầy giáo ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách học sinh. Nếu mỗi thầy cô giáo không là một tấm gương sáng thì thật là tai họa”.</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=376180" border="1" hspace="0" width="405" height="409" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Thầy Trần Hữu Tá</em></td> </tr> </table> <p class="style2">PGS.TS Trần Hữu Tá: “Luôn cố gắng để không hổ thẹn với thầy”</p> <p class="style2">“Mấy chục năm đứng trong hàng ngũ nhà giáo, làm việc trong môi trường sư phạm, có những chuyện mình chưa thật sự ưng ý nhưng cũng không đến nỗi có những sơ suất nghiêm trọng hay lỗi lầm. Và hình như tôi cũng được học trò tin cậy và có cảm tình” - PGS.TS Trần Hữu Tá tâm sự như vậy nhưng điều đặc biệt mà thầy chia sẻ chính là việc thầy luôn cố gắng để không hổ thẹn với một người thầy của mình.</p> <p class="style2">Thầy Tá nói: “Có thầy giáo đã để lại những ấn tượng mà đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Đó là người thầy, người anh của tôi - Trần Hữu Bá - một ông giáo hiền lành, tận tụy và hết lòng với nghề. Lúc đó tôi học lớp nhất, thầy bắt tôi phải đọc thật nhiều sách. Lúc đi tản cư, quần áo thì ít, tiền bạc lại càng hạn chế, chỉ có sách là “gánh nặng” trong hành trình của gia đình. Tình của người anh và trách nhiệm của người thầy đã thấm vào tôi. Nghề giáo khi mình có trách nhiệm sẽ được người ta yêu quý. Bà con trong làng rất yêu quý anh. Có mớ khoai, vài củ sắn, thậm chí củi đốt lò họ cũng cho. Ngay từ nhỏ, khái niệm về nhà giáo từ tấm gương của người anh đã ăn sâu và có ảnh hưởng lớn đến những quyết định sau này của tôi’.</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=376183" border="1" hspace="0" width="405" height="270" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Thầy Trần Tuấn Anh </em></td> </tr> </table> <p class="style2">“Người thầy cảm động” Trần Tuấn Anh: “Tôi học ở cô cách lay động cảm xúc”</p> <p class="style2">Nhiều học trò đã bật khóc trước những câu chuyện về tình thương của cha mẹ, về chuyện cơm ăn áo mặc của người nghèo... trong giờ học giáo dục công dân không lý thuyết khô cứng, xa xôi của thầy giáo trẻ Trần Tuấn Anh. Thầy Tuấn Anh tiết lộ đã nhận được cảm xúc đó từ hai cô giáo của chính mình.</p> <p class="style2">Thầy kể: “Giờ giảng không có hình ảnh, không có âm thanh. Cô chọn lối thuyết giảng nhưng cô nói tới đâu, học trò khóc tới đó. Bài giảng của cô là những câu chuyện, bài thơ về công cha nghĩa mẹ, về những tấm gương học trò nghèo vượt khó lập thân. Đó là những giờ đức dục tôi được nghe năm 1997 ở trung tâm văn hóa ngoài giờ với cô Đàm Lê Đức. </p> <p class="style2">Cô kể chuyện những bạn không được gặp cha mẹ hay chuyện một thanh niên nghèo, phụ việc ở lò bánh mì thi đậu ĐH. Cả lớp sẽ viết cảm nghĩ sau mỗi câu chuyện của cô rồi nhận được từ cô lời động viên, khuyên bảo. Câu chuyện của cô gần gũi khiến mỗi người ngẫm nghĩ nhiều về lẽ sống, ý chí vươn lên như bông sen thơm ngát giữa đời. Nghe cô nói như có thêm ý chí, về nhà chỉ muốn thức trắng đêm để học bài”.</p> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><strong>Em mãi là học trò của thầy</strong></p> <p class="style2">Thầy Võ Đức Chỉnh là giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi suốt cả ba năm cấp ba, từ năm 1983-1986. Hiểu rõ từng người một, chăm chút từng người một, thầy vừa là thầy vừa là anh cả của một “tập thể cá biệt” 44 thành viên, không đồng nhất về năng lực học tập cũng như tính cách trong thời buổi khốn khó đó. Nhưng với nhiệt huyết của thầy, chúng tôi đã trở thành một tập thể biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau, lớp 10A2 từ một lớp xếp loại C của trường đã dần trở thành một lớp dẫn đầu toàn khối 10 trong mọi mặt. </p> <p class="style2">Chúng tôi mong đợi giờ giảng, mong đợi người thầy thương yêu của mình, những giờ sinh hoạt chủ nhiệm là những giờ mãi mãi không thể nào quên, nó không còn là giờ báo cáo, giờ kiểm điểm của lớp mà giờ của những câu chuyện đạo đức nhân cách, giờ chia sẻ kinh nghiệm sống và giờ mà thầy trang bị cho học trò thương yêu của mình những hành trang quý giá để bước vào đời.</p> <p class="style2">Tôi đã sống và làm việc bằng chính trái tim, nhiệt huyết của mình. Tôi xung phong đi những nơi khó khăn nhất, tích cực đến vùng sâu vùng xa, hải đảo. Tôi làm việc với tinh thần và nhiệt huyết của mình và vì thần tượng thầy giáo Võ Đức Chỉnh của tôi.</p> <p class="style2"><strong>Cao Việt Hưng (phó hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương)</strong></p> </td> </tr> </table> <p class="style1"><strong><em><font size="2">Theo TTO</font></em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;