<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Tâm sự của giáo viên trẻ ngày 20</title>
<style type="text/css">
.style3 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style6"><strong>Tâm sự của giáo viên trẻ ngày 20/11</strong></p>
<p class="style3">Hạnh phúc khi được làm nghề giáo, mong muốn đổi mới phương
pháp giảng dạy cho học trò, trăn trở chế độ đãi ngộ... là những tâm sự của nhiều
giáo viên trẻ nhân ngày nhà giáo Việt Nam.</p>
<p class="style3"><strong><font color="#000000">Cô Nguyễn Thị Thiên Thanh giáo
viên khối lớp 9, trường THCS Đoàn Thị Điểm TP HCM: Mỗi tiết giảng là một bài học
về đạo đức.</font></strong></p>
<table width="1" align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3">
<img src="tam%20su.jpg" width="140" border="1" height="180" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><font size="2"><em>Cô Nguyễn Thị Thiên Thanh</em></font></td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Tôi bước vào nghề giáo ban đầu không phải vì sự yêu
thích, mà do gia đình bắt buộc lựa chọn. Nhưng ngay từ ngày đầu đứng trên
bục giảng với tư cách là một giáo viên, tôi biết là mình đã bén duyên với nghề.
Những ánh mắt trong sáng, câu nói ngây thơ, vô tư hay sự lo lắng, quan tâm
của học trò dành cho mình những khi bị bệnh, lúc buồn hay vui đã làm tôi
quên đi những mệt mỏi của công việc và lo toan trong cuộc sống hằng
ngày.</p>
<p class="style3">Qua hình ảnh của các em, tôi như được sống lại cảm giác thời
thơ ấu. Nhưng, quan trọng hơn là tôi nhận ra được những giá trị của cuộc sống.
Thật hạnh phúc khi được là một người làm nghề đưa đò qua sông, rồi nhìn thấy
học trò của mình học giỏi, trưởng thành. Tôi lấy đó làm động lực để phấn đấu
nhiều hơn và quyết định gắn bó với nghề giáo suốt đời.</p>
<p class="style3">Khi còn là học sinh, ngày 20/11 chúng tôi nhớ đến các thầy cô
như một điều thật thiêng liêng và ý nghĩa. Nhưng đáng buồn, giờ đây, tôi cảm
thấy ngày lễ này dường như đang dần phai nhạt. Tuy không phải là tất cả nhưng nó
khiến tôi suy nghĩ. Cuộc sống ngày càng phát triển với nhiều tác động của xã
hội, cách ứng xử đối với thầy cô của các em cũng ngày càng hạn chế. Điều đó
khiến tôi nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó bằng tất cả những gì có thể để bồi
dưỡng cho các em nhiều hơn về đạo đức, lối sống.</p>
<p class="style3">Do đó, tuy phụ trách bộ môn Sinh học với các kiến thức về ADN,
về gen..., tôi cố lồng ghép những bài học đạo đức, câu chuyện về hạt giống tâm
hồn trong mỗi giờ lên lớp để "ươm mầm vốn sống" cho các em.</p>
<p class="style3"><strong>Cô Trần Thị Thanh Thúy giáo viên trường mầm non Măng
Non, quận 10, TP HCM: Phải dạy theo nhu cầu và năng khiếu của các em.</strong></p>
<table width="1" align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3">
<img src="tam%20su1.jpg" width="140" border="1" height="180" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><font size="2"><em>Cô Trần Thị Thanh Thúy</em></font></td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Yêu nghề trẻ từ khi biết hát bài "Cô nuôi dạy trẻ", tôi đã
chọn nghề giáo. Tôi về công tác tại trường Măng Non từ khi vừa ra trường. Hơn 5
năm gắn bó, tôi thấy mình hạnh phúc như được sống trong một gia đình lớn. </p>
<p class="style3">Ngày nay, khi gửi con đến trường, dường như phụ huynh nào cũng
có tâm lý muốn con họ phải ngoan và tốt nên giáo viên phải chịu áp lực rất lớn.
Tuy thế, chính sự hồn nhiên trong sáng của các em lại làm tôi quên hết mệt nhọc.
Trẻ ngày nay cũng rất thông minh và nắm bắt rất nhanh, nhiều khi các em còn làm
cho tôi ngạc nhiên.</p>
<p class="style3">Việc dạy trẻ phải theo lứa tuổi, nhu cầu và năng khiếu của
từng em. Giáo viên phải biết quan sát và nắm được ưu, nhược điểm để hướng dẫn
các em phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu của mình. Đối với những em có
tình nhút nhát hoặc quá hiếu động thì giáo viên phải nắm được tâm lý để có cách
giáo dục phù hợp.</p>
<p class="style3">Điều tôi ấp ủ là làm sao có cách thức giáo dục mang tính thực
tiễn nhiều hơn để trẻ có nhiều trải nghiệm và kỹ năng sống từ nhỏ. Hy vọng rằng,
những năm tới Việt Nam sẽ xây dựng được mô hình giảng dạy "thực tiễn" như dẫn
các em đi mua sắm, đến các di tích lịch sử hay các mái ấm tình thương.... đã
được áp dụng ở nước ngoài.</p>
<p class="style3"><strong><font color="#000000">Thầy Võ Trung Tín giảng viên đại
học Luật TP HCM - Gương mặt giáo viên trẻ tiêu biểu thành phố: Tôi đi dạy là để
được học nhiều hơn.</font></strong></p>
<table width="1" align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style3">
<img src="tam%20su2.jpg" width="140" border="1" height="180" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><font size="2"><em>Giảng viên Võ Trung Tín</em></font></td>
</tr>
</table>
<p class="style3">Tốt nghiệp đại học năm 2002, tôi chọn làm giảng viên để được
học lên cao nữa. Đi dạy giúp tôi học dược rất nhiều, hiểu sâu hơn về kiến thức
chuyên môn. Điều may mắn của tôi là đã từng tham gia nhiều hoạt động Đoàn nên
được rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Điều này giúp tôi tự tin khi
đứng trên bục giảng trước hàng trăm sinh viên.</p>
<p class="style3">Còn nhớ, những ngày đầu đứng lên lớp, tôi phụ trách một lớp
tại chức. Tất cả học viên đều là những anh chị lớn tuổi và nhiều trải nghiệm còn
mình thì mới ra trường. Tôi trở thành tâm điểm của mọi người suốt (cười). Những
tiếng cười khúc khích từ dưới lớp lắm lúc làm tôi bối rối bởi không hiểu chuyện
gì đang xảy ra. Xong, tôi học được rất nhiều ở các anh chị ấy. Họ chia sẻ với
tôi nhiều kinh nghiệm thực tiễn mà một người trẻ như tôi rất cần.</p>
<p class="style3">Điều khiến tôi cũng như đa số giảng viên trăn trở hiện nay là
chế độ đãi ngộ. Nghề giáo là nghề cao quý nên thiết nghĩ, cần được Nhà nước quan
tâm hơn nữa. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã bỏ nghề và còn khuyên tôi nên tìm công
việc khác, thu nhập tốt hơn. Nhiều lúc tôi cũng phân vân trước đề nghị này.
Nhưng tôi nghĩ, công việc nào cũng có cái được, cái mất. Có thể, tôi thu nhập
cao hơn, nhưng tôi sẽ không nhận được những tình cảm, cũng như sự trân trọng mà
sinh viên, học viên dành cho mình. Tôi thích cảm giác hãnh diện trong người khi
bước vào lớp và nhìn thấy các bạn trẻ ngồi học chăm chỉ. </p>
<p class="style3">Nhìn nhận về sinh viên hiện nay, tôi thấy các bạn đã biết chủ
động hơn trong việc học và tìm kiếm thông tin. Các bạn mạnh dạn dặt câu hỏi cho
thầy và có nhu cầu thảo luận. Tuy thế, tôi thấy phần đông các bạn có suy nghĩ
quá phụ thuộc vào thầy giáo. Việc dạy và học bây giờ được truyền đạt ở nhiều
kênh khác nhau, thầy giáo chỉ là người tập hợp kiến thức cơ bản và hướng dẫn. Vì
vậy, các bạn nên kết hợp nhiều phương pháp học. Tất nhiên, về phần giáo viên,
tôi nghĩ chúng tôi cũng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để sinh viên
không nhàm chán.</p>
<p class="style4"><em><strong>Theo VnExpress</strong></em></p>
</body>
</html>