<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Bác Hồ kính yêu với đồng bào các</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style4 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #0000FF;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style6 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style7 {
font-family: Arial;
}
.style8 {
text-align: center;
}
.style9 {
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style5"><strong>Bác Hồ kính yêu với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt
Nam</strong></p>
<p class="style5"> </p>
<table style="width: 17%" align="left">
<tr>
<td class="style8"><span class="style1">
<img alt="" src="bac%20ho%20kinh%20yeu.jpg" width="283" height="209" /><br />
</span><i><span class="style7"><font size="2"><span class="style9">Đại
biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp
<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh (25-11-1965)</span></font></span></i></td>
</tr>
</table>
<div class="style1" align="justify">
<p class="style3">Bác Hồ kính yêu là người rất quan tâm đến vấn đề về các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam và vì vậy tấm lòng, tình cảm của Người đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số cũng nhiều hơn nước bể, cây rừng.</p>
<p class="style3"> </p>
</div>
<div class="art_content" align="justify">
<div class="style1">
<p class="style3">Còn nhớ, sau 30 năm xa Tổ quốc, Người trở về đất nước
thân yêu. Những năm tháng sống và hoạt động ở vùng đầu nguồn Pác Bó,
Người đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng bào các dân tộc nơi đây. Với tình
cảm của mình, Người rất chú ý đến những nếp sinh hoạt, những phong tục
tập quán và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong hồi ký
"Bác Hồ đến bản tôi", ông Dương Ðại Lâm đã kể lại một câu chuyện đầy xúc
động thể hiện tấm lòng và sự hiểu biết của Người với phong tục, lối sống
của đồng bào các dân tộc vùng cao. Chuyện rằng, có một nữ hội viên trong
tổ chức Hội cứu quốc cơ sở không may bị bệnh qua đời, gia đình tổ chức
làm ma rất chu đáo. Ðược tin, Người cho gọi đồng chí Dương Ðại Lâm lên
hỏi về vấn đề thăm viếng, khi đến thăm viếng thì mang gì đến giúp và các
đoàn thể đến thì làm những việc gì, kể cả việc có phải đọc văn tế không
? Ông Dương Ðại Lâm trả lời rằng có, nhưng văn tế thì phải nhờ các ông
tào hay chữ, mà các ông tào thì... Thấy Dương Ðại Lâm ngập ngừng, Người
bảo: "Thôi thế thì Ðại Lâm cứ về, chiều lên lấy". Y hẹn, Người trao cho
Ðại Lâm bài văn tế mà bố cục, lời lẽ, quy cách giống như của mọi ông tào
cao tay, nhưng nội dung thì rất mới, bao hàm một ý nghĩa chính trị sâu
sắc, những câu văn thống thiết làm xúc động lòng người. Nghe xong bài
văn tế, nhiều già bản thốt lên: "Ðúng quá, đúng quá ! Văn tế của thầy
tào nào làm hay đến thế?". Có thể thấy rằng, Người đã cho chúng ta một
bài học có tính thời sự sâu sắc: Với đồng bào các dân tộc thiểu số thì
cần lắm những tấm lòng để đi đến tấm lòng, biết tranh thủ để tuyên
truyền, vận động và giác ngộ mọi người. Ðặc biệt, Người đã chỉ cho chúng
ta rằng: Ðã là người cách mạng thì không được lợi dụng mê tín của quần
chúng để kiếm chác. Nhưng đừng nên cứng nhắc. Phải biết tranh thủ để
tuyên truyền, giúp người ta giác ngộ cách mạng. Có thể nói, đó chính là
tấm lòng, là tình cảm trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình mà Bác đã dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.</p>
</div>
<p class="style4"> </p>
<div class="style1">
<p class="style3">Với Bác, tất cả những tình cảm, việc làm đối với đồng
bào dân tộc thiểu số là những gì rất cụ thể. Trong một cuộc nói chuyện
với đoàn đại biểu các dân tộc ít người ở phía bắc sau ngày giành được
chính quyền, Bác nói: "Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên
đó ai nấy đã biết nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh em
Việt Minh... Tất cả già trẻ, đàn ông, đàn bà... ai cũng tham gia cách
mạng hoặc ra mặt trận giết giặc, hoặc ở đàng sau giồng giọt ngô, khoai,
giúp cho quân lính mình. Bây giờ, nước ta được độc lập, tôi thay mặt
đồng bào Kinh cảm ơn anh chị em...". Trên báo Cứu quốc số 192, ngày
20-3-1946, Người có bài gửi đồng bào các tỉnh miền núi phía bắc. Trong
bài viết của mình, Người thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với đồng
bào trong những năm tháng Người vừa về nước hoạt động cách mạng: "Tôi
luôn luôn nhớ đến lòng yêu mến và sự giúp đỡ của các đồng bào trong
những ngày tháng tôi ở thượng du. Tôi luôn luôn nhớ đến tình thân mật mà
các đồng bào đối với tôi trong những lúc chúng ta gặp gỡ nhau... những
lúc tôi đau ốm, anh chị em săn sóc ân cần như ruột thịt. Vì vậy, người
tôi tuy có xa cách nhưng lòng tôi vẫn luôn luôn gần gũi anh em. Tôi chắc
rằng, cái tình thân ái ấy không bao giờ phai lạt". Năm 1947, có ba cụ
lão du kích Cao Bằng hăng hái xung phong cùng nhân dân giết giặc, Bác
liền có thơ tặng: "Tuổi cao chí khí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào
gió thu/ Sẵn sàng tiêu diệt quân thù/ Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy
lừng" (HCM toàn tập-T.4). Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh
2-9-1947, Người có thư gửi nhân dân Việt Bắc để biểu dương, khen ngợi: "
Có sự vẻ vang đó là vì toàn thể đồng bào Việt Bắc: Kinh, Thổ, Mán, Nùng,
Mèo, v.v. ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm nô lệ, ai cũng đoàn
kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng".</p>
</div>
<p class="style4"> </p>
<div class="style1">
<p class="style3">Vào dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Người, Viện Bảo
tàng cách mạng Việt Nam phối hợp với tỉnh Ðác Lắc tổ chức phòng trưng
bày "Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam"
(ngày 15-5-2002), trong đó trưng bày hơn 100 tấm ảnh và những hiện vật
quí về hình ảnh của Bác Hồ kính yêu với đồng bào các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Ðó là hình ảnh Bác Hồ gặp gỡ đại biểu các dân tộc thiểu số có
công với cách mạng (năm 1946), ảnh đồng bào các dân tộc thiểu số đổ về
Thủ đô Hà Nội thăm Bác nhân dịp Bác, Trung ương Ðảng và Chính phủ về lại
Thủ đô sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi...; đó là những kỷ
vật như ấm đun nước, chậu rửa mặt, lọ đựng nước... mà đồng bào đưa đến
cho Người dùng hồi ở hang Pác Bó (1941); đó là hòn đá cuội chặn giấy
Người tặng lại cụ Tuân (người Nùng), và những bức thêu, quả còn, gối,
vòng bạc, v.v. tất cả đã gợi lên tình máu thịt, chan chứa tình thương
yêu của Bác với đồng bào các dân tộc thiểu số đồng thời cũng thể hiện
được niềm kính yêu, niềm tin vô hạn và mãi mãi của đồng bào các dân tộc
thiểu số đối với Bác. Ðặc biệt cuộc triển lãm còn trưng một tấm bảng lớn
ghi một phần bức thư Người gửi Ðại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại
Plây Cu, ngày 19-4-1946: "Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai
hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". Có thể nói, bức thư Người viết
từ năm 1946 nhưng cho đến ngày nay, đọc lại, chúng ta vẫn còn thấy ở
Người sự thấu hiểu, mối quan tâm mà tính thời sự mãi mãi còn đó. Người
khẳng định: "Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của
chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ
gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau,
phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau, để mưu hạnh phúc chung của
chúng ta và con cháu chúng ta", "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng
lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp
chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta". Cho
đến bây giờ, lời dạy trên của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Hướng tới Ðại
hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam, một vài dòng suy
nghĩ về tình cảm của Bác đối với đồng bào các dân tộc thiểu số để thấy
được tầm nhìn xa, sự hiểu biết hết sức vĩ đại của Người, đồng thời góp
nên tiếng nói nhằm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân
dân Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa 7 về công tác dân tộc. </p>
<p class="style3"> </p>
</div>
</div>
<p class="style6"><em><strong>Theo NDO</strong></em></p>
</body>
</html>