<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Hành trình tìm mộ cố Tổng bí thư</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: arial;
font-size: 10pt;
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
}
.style3 {
text-align: center;
color: rgb(0, 0, 255);
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
text-align: justify;
font-size: 13px;
color: rgb(0, 0, 0);
font-family: Arial;
font-weight: normal;
}
.style7 {
font-size: 10pt;
}
.style8 {
text-align: center;
color: rgb(128, 128, 128);
}
.style9 {
font-family: arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
</style>
</head>
<body>
<span class="Apple-style-span" style="font-family: Tahoma; font-size: 12px; text-align: left; ">
<span class="Apple-style-span" style="border-collapse: separate; font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; font-size: medium;">
<p class="style3" style="margin-top: 0px; font-weight: bold;">Tìm thấy hài cốt
cố Tổng bí thư Hà Huy Tập</p>
</span>
<span class="Apple-style-span" style="border-collapse: separate; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-border-horizontal-spacing: 0px; -webkit-border-vertical-spacing: 0px; -webkit-text-decorations-in-effect: none; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; font-size: medium; ">
<p class="style1" style="font-weight: bold; color: rgb(95, 95, 95);">Hài cốt của
cố Tổng bí thư Hà Huy Tập vừa được tìm thấy và sẽ đưa về an táng tại quê nhà sau
68 năm kể từ ngày những lãnh tụ Đảng, Xứ ủy Nam Kỳ bị tòa án thực dân Pháp kết
án tử hình.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Năm 1928,
ông Hà Huy Tập sang Trung Quốc hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông, Liên Xô (cũ). Năm
1936, ông về nước hoạt động và giữ chức tổng bí thư. Năm 1938, ông bị Pháp bắt
tại Sài Gòn. Hai năm sau, ông lại bị bắt và trước tòa án quân sự đặc biệt Sài
Gòn, ông vẫn khẳng khái: “Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Ngày
28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định. Năm đó, Tổng bí thư Hà Huy
Tập mới tròn 35 tuổi.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="style7" style="padding: 3px 8px; font-family: Arial; font-weight: normal; color: rgb(99, 100, 102); border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style2">
<img border="1" height="405" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=378659" width="264" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style8"><em>Ông Hà Huy Tập (1906-1941) - tổng bí thư của
Đảng (7-1936 - 3-1938) </em></td>
</tr>
</table>
<table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate; " width="200">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style6"><strong><font size="2">Ông Hà Huy Tập</font></strong><span class="Apple-converted-space"><font size="2"> </font></span><font size="2">sinh
ngày 24-4-1906 ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.</font></p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Giữa
năm 1926 tham gia Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam, tiền thân của
Tân Việt cách mạng Đảng. Cuối 1928, sang Trung Quốc hoạt động trong Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương
Đông ở Liên Xô.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Năm
1936, được ban chỉ huy hải ngoại của Đảng cử về nước để lập lại Trung
ương cấp ủy và giữ chức tổng bí thư từ ngày 26-7-1936.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Ngày
1-5-1938, ông bị quân Pháp bắt tại Sài Gòn, sau đó bị quản thúc ở quê.
Ngày 30-3-1940, ông bị bắt lại và bị tuyên án 5 năm tù giam.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Ngày
25-3-1941, ông bị tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn đổi thành án tử hình.
Cùng bị kết án tử hình với ông còn có Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh
Khai, Võ Văn Tần.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Ngày
28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định.</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Lần ngược
lại khoảng thời gian 16 năm hoạt động cách mạng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập,
Hóc Môn, Gia Định (TP.HCM) chính là nơi ông đã in những dấu ấn sâu đậm nhất. Nơi
đây, lần đầu tiên ông đặt chân đến vào năm 21 tuổi (1927) sau khi những hoạt
động tuyên truyền yêu nước trong giới học sinh, công nhân ở Trung kỳ bị lộ.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Một kỳ bộ
của Việt Nam cách mạng Đảng (sau đổi thành Đảng Tân Việt, sáp nhập vào Đảng Cộng
sản Đông Dương) nhanh chóng được thành lập, số đảng viên mới tăng nhanh, nhiều
cuộc bãi khóa của học sinh chống chế độ giáo dục hà khắc được tổ chức. Thành
công nhất là cuộc bãi công của 300 công nhân hỏa xa đang nhọc nhằn làm đoạn
đường xe lửa Gò Vấp - Biên Hòa đòi tăng lương thắng lợi. Những hạt mầm cộng sản
đã được ươm.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Tài liệu
điều tra của nhà chức trách Sài Gòn ghi nhận<span class="Apple-converted-space"> </span><em>“một
người có dáng thấp, nhỏ, rất nhanh nhẹn, từ miền Trung vào, chuyên làm chuyện
gây rối trong thanh niên và học sinh”.</em></p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Còn trong
Tiểu sử tự thuật, ông Hà Huy Tập ghi lại thời kỳ này:<em>“Trong những ngày ở Sài
Gòn, tôi là bí thư của tổ chức Đảng trong vùng. Vùng này thực tế chỉ gồm vài chi
bộ nhỏ và vài chục đảng viên. Vì còn thiếu kinh nghiệm trên con đường hoạt động
cách mạng, tôi chưa biết làm thế nào để đạt kết quả tốt hơn, nhưng tôi cũng đã
kết nạp thêm được nhiều đảng viên mới, tổ chức được nhiều lớp học chính trị do
chính tôi huấn luyện...”.</em></p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Năm 1936,
ông Hà Huy Tập chọn làng Tân Thới Nhứt, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định
làm nơi đặt cơ quan Trung ương Đảng. Cũng chính tại Bà Điểm, ông đã được bầu làm
tổng bí thư trong hội nghị cán bộ tổ chức ban chấp hành trung ương lâm thời.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Suốt hai
năm, hàng trăm cuộc họp, ba lần Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng đã được
ông Hà Huy Tập tổ chức và chủ trì giữa những ụ rơm Bà Điểm. Hàng loạt bài báo,
tác phẩm chính luận phân tích và khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng
sản đã được ông viết bằng bút mực, bút chì dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn
dầu thắp bởi tay những bà má vườn trầu. Những kế hoạch khôi phục tổ chức Đảng đã
được bàn bạc, chỉ đạo thực hiện và thành công trong những mái nhà lá nơi đây.</p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Giữa năm
1938, ông đột ngột bị bắt trong một chuyến công tác. Bị trục xuất khỏi Nam kỳ,
ông Hà Huy Tập về quê, phải chịu sự quản thúc gắt gao và theo dõi cẩn mật nhưng
vẫn cố gắng tìm mọi cách để xây dựng cơ sở hoạt động. Thực dân Pháp chưa bao giờ
quên vai trò lãnh đạo quan trọng của ông Hà Huy Tập. Hai năm sau ông lại bị bắt
khi Mặt trận Bình dân không còn nắm quyền ở Pháp. Khi bị đưa ra tòa và bị kết
tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ”, ông Hà Huy Tập vẫn
ung dung:<span class="Apple-converted-space"> </span><em>“Tôi không có gì phải
hối tiếc”.</em></p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Ông bị kết
án tử hình và bị đưa ra trường bắn ở ngã tư Giếng Nước, Hóc Môn, Gia Định ngày
28-8-1941. Tổng bí thư Hà Huy Tập năm ấy mới tròn 35 tuổi. Nói đến ông Hà Huy
Tập trong những ngày tháng cuối đời, những người Hóc Môn nhắc đến câu nói khẳng
khái trước tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn:<span class="Apple-converted-space"> </span><em>“Nếu
còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.</em></p>
<p class="style1" style="color: rgb(0, 0, 0); font-weight: normal;">Và hôm nay,
câu nhắn nhủ cuối cùng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập với gia đình, bè bạn dường
như đã linh ứng<span class="Apple-converted-space"> </span><em>“Nếu tôi có chết
thì gia đình, bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn. Trái lại, nên
xem tôi như người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi”.</em><span class="Apple-converted-space"> </span>Ông
lại trở về sau 68 năm đi xa.</p>
<p class="style9"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p>
</span></span>
</body>
</html>