Kỷ niệm 55 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ ngành Y tế và kỷ niệm lần thứ 22 Ngày Thầy thuốc Việt Nam:

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Kỷ niệm 55 năm Ngày Chủ tịch Hồ</title> <style type="text/css"> p.MsoNormal {margin-bottom:.0001pt; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; } .style1 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style2 { text-align: right; } .style3 { text-align: center; } .style4 { font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } </style> </head> <body> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> <strong>Kỷ niệm 55 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ ngành Y tế và kỷ niệm lần thứ 22 Ngày Thầy thuốc Việt </strong> <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><strong>Nam</strong></st1:place></st1:country-region>:<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF"> <strong>Học Bác: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ bệnh nhân</strong><o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF"> <o:p></o:p> </p> <o:p></o:p> <table style="width: 9%; float: left"> <tr> <td class="style3"> <img alt="" height="179" src="hoc%20bac.jpg" width="250" /><br class="style1" /> <span class="style4"><em>Bác Hồ thăm Viện Quân y 7</em></span></td> </tr> </table> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chủ đề chính của cuộc vận động trong năm 2009 là “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Nhân ngày Thầy thuốc Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> 27 tháng 2, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về việc gắn Cuộc vận động với nâng cao ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc, hết lòng hết sức phục vụ người bệnh.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến ý thức trách nhiệm của cán bộ và đảng viên. Khi nói ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Người nhấn mạnh đến ý thức tận tụy, hoàn thành công việc được nhân dân giao phó. Người đã nói: “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.”(1) Người còn dạy: “Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.”(2).<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Nói ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là nói đến việc nắm vững đường lối chính sách của Đảng để hướng dẫn nhân dân (hay nói cách khác đó là trách nhiệm lãnh đạo). Theo Bác, “cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc.”(3).<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Nói ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên là nói đến ý thức vận động quần chúng làm theo đường lối của Đảng. Người chỉ rõ: “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta. Tóm lại, phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân”(4).<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Nói đến ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là nói tới ý thức bám sát nhân dân, bám sát thực tiễn. Người chỉ ra: “Các vị bộ trưởng nên luyện cho mình có đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc hay nghĩ, không nên chỉ ngồi ở bàn giấy”(5). Nói ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là nói tới ý thức học tập vươn lên. Người đã viết: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hoá xa rời cách mạng”(6). Nói tới ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là nói tới “gan” dám phê bình và tự phê bình. Chúng ta hãy đọc những lời Bác Hồ tự phê bình trước Quốc hội khi một số sai lầm trong thực hiện cải cách ruộng đất được phát hiện: “Vì sự lãnh đạo của Trung ương đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc – cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm…Trung ương đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm sai lầm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”(7). Đó là một tấm gương cho chúng ta noi theo về “gan” dám tự phê bình.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Vận dụng những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên vào ngành y tế, chúng ta hãy cùng nhau làm rõ nội hàm về ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc. Trong công việc hàng ngày ngoài quan hệ với bản thân và người cùng máu mủ ruột thịt, người thầy thuốc có những mối quan hệ với các đối tác sau: trước hết là với người bệnh (đối tác chính của thầy thuốc), sau đó là đồng nghiệp, rồi đến cộng đồng sống xung quanh mình. Trong con mắt nhìn nhận của người bệnh, thầy thuốc là những người cứu chữa bệnh tật cho mình. Nếu người bệnh bị bệnh nặng “thập tử nhất sinh” thì trong con mắt của họ, người thầy thuốc là vị cứu tinh, sinh mạng của họ có được cứu sống hay không đó là nhờ vào bàn tay và khối óc của người thầy thuốc. Những ai đã chăm sóc người bệnh bị cơn khó thở do tắc nghẽn khí phế quản cấp tính, khi nhìn vào mắt họ lúc khó thở, chúng ta thấy những ánh mắt khát khao được sống, những ánh mắt trông chờ, cầu mong, gửi hy vọng vào người thầy thuốc lớn biết chừng nào! Với đồng nghiệp đi trước, thầy thuốc là những người học trò được thầy dạy tin tưởng và truyền nghề; với đồng nghiệp cùng lứa, thầy thuốc là những người đồng chí trên cùng mặt trận vì sự sống của người bệnh; với đồng nghiệp lớp sau, thầy thuốc là người mẫu mực thị phạm và sẵn lòng truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp cho họ để tiếp tục sự nghiệp cứu người. Với cộng đồng xung quanh thầy thuốc được nhân dân xem như một người “có trình độ” và hành nghề cao quý. Hơn thế, thầy thuốc là một người mà cộng đồng tin tưởng, coi là chỗ dựa cả về học vấn lẫn xử thế; vì vậy nhân dân tôn vinh họ là “Thầy”.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Khi nói ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc, chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại đặc điểm của nghề thầy thuốc. Đây là một nghề đặc biệt bởi nhiều lý do. Trước hết đây là một nghề mà hành vi hành nghề ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra nghề thầy thuốc còn có những đặc điểm sau:<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Tác động đến mọi người (kể từ khi con người còn nằm trong bào thai và cho đến lúc đã chôn xuống đất).<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Có nhiều quyền lực, dễ lạm dụng và dễ có thời cơ lạm dụng.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Biết nhiều bí mật về cuộc sống người bệnh.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Cũng dễ gây ra bệnh cho người khác<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả và dễ nguỵ biện.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> - Chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm soát được đạo đức nghề nghiệp.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Chính xuất phát từ mối quan hệ của người thầy thuốc với xung quanh và đặc điểm của nghề thầy thuốc mà người ta lại càng phải nhấn mạnh và luôn luôn nhấn mạnh đến ý thức trách nhiệm của thầy thuốc, trong đó đặc biệt nói tới ý thức trách nhiệm trước người bệnh.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Vậy ý thức trách nhiệm với người bệnh của người thầy thuốc bao hàm những nội dung gì?<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Trước hết, đã là người thầy thuốc thì phải có tấm lòng sẵn sàng cứu giúp người bệnh. Sự sẵn lòng cứu giúp người bệnh phải được tu luyện và trở thành một bản năng thực thụ của người làm nghề thầy thuốc. Người thầy thuốc cần nhớ rằng người bệnh là người đang bị khủng hoảng không những về thể chất mà còn khủng hoảng cả tinh thần do đang đứng giữa cái sống và cái chết (thậm chí còn khủng hoảng cả về kinh tế), người bệnh là người không am hiểu về những kỹ thuật y học mang tính chuyên sâu về khoa học (người thầy thuốc bảo gì, chỉ định thế nào, họ đều nghe và tuân theo một cách nghiêm ngặt, nhiều khi họ tin một cách mù quáng).<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Sự sẵn lòng cứu giúp người bệnh bắt đầu ngay từ việc nhỏ, đó là quan tâm đến người bệnh. Người bệnh trong lúc lâm nguy họ không cần biết chức danh, vị trí công tác và trình độ (bộ trưởng, viện trưởng, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ hay điều dưỡng....) của từng người thầy thuốc cụ thể, hễ họ trông thấy hoặc biết ai đó là cán bộ y tế là họ sẵn sàng cầu cứu. Trước sự cầu cứu đó, bất kỳ người thầy thuốc nào cũng không có quyền từ chối. Dù chỉ là một câu hỏi han, chỉ là một sự nâng đỡ thân thể người bệnh, hay chỉ là một sự chỉ dẫn trong sơ hay cấp cứu, nhưng đó đều là biểu hiện của sự sẵn lòng cứu giúp người bệnh, nó trái ngược với thái độ thờ ơ và bàng quan trước cơn đau của người bệnh. Sẵn lòng cứu giúp người bệnh là nét khởi đầu, thậm chí mang tính đơn sơ trong hành động của người thầy thuốc, nhưng đó lại là một điều kiện tiên quyết trong thực hành đạo đức nghề nghiệp y tế, bởi vì không có sẵn lòng cứu giúp người bệnh thì chắc cũng không có những đức tính khác để biểu hiện ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc. Nói sẵn lòng cứu giúp người bệnh thì dễ, nhưng rèn luyện phẩm chất ấy trở thành bản năng thực thụ của người làm nghề thầy thuốc lại là một điều không dễ dàng, nó đòi hỏi nhận thức và càng cần sự rèn luyện hàng ngày cũng giống như các Phật tử tu luyện để trở nên đắc đạo.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc trước người bệnh còn được biểu hiện ở sự tận tuỵ, hết lòng vì công việc cứu chữa người bệnh. Sự tận tuỵ của người thầy thuốc được biểu hiện bằng rất nhiều khía cạnh trong công việc. Ví dụ khi theo dõi người bệnh, chúng ta ai cũng biết cơ thể con người là bộ máy hết sức tinh vi, diễn biến của bệnh tật thường là rất phức tạp và nhanh chóng không lường trước được, nên chỉ một sơ suất trong theo dõi, chỉ một sai lệch trong xử trí, tính mạng người bệnh có thể lâm nguy thêm, trái lại cũng vì một phát hiện kịp thời mà có thể cứu sống một sinh mạng. Hay, do lao động với cường độ cao và liên tục, người ta phải tổ chức các kíp thầy thuốc trực. Đó là sự phân định thời gian làm việc theo hành chính, nhưng nếu xét trên góc độ tận tuỵ thì sự phân định hành chính đó không phải là một lý do mà luôn luôn được viện cớ để người thầy thuốc khước từ hay lảng tránh trước việc cấp cứu người bệnh. Nếu xét dưới góc độ xã hội và tâm linh thì sự tân tụy của người thầy thuốc còn biểu hiện ngay cả khi việc cứu chữa thất bại và người bệnh qua đời: một động tác vuốt mắt, một vài giây (chứ chưa nói đến một phút) đứng lặng bên người đã quá cố, một lời an ủi với người nhà của họ, một sự chu đáo trong làm thủ tục chứng tử... tuy là hành động nhỏ nhưng lại là những nét biểu hiện đầy tận tuỵ trong lương tâm nghề thầy thuốc (có lẽ đây cũng là nét độc đáo trong đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc mà ít nghề nào có dịp biểu lộ, tuy không ai mong muốn luôn xảy ra). Không thể kể hết các biểu hiện về sự tận tuỵ và hết lòng vì người bệnh và sự tận tuỵ trong nghề thầy thuốc rất đa dạng. Vì vậy, người ta mới nói rằng: nghề chữa bệnh cũng là một nghề không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả và cũng dễ nguỵ biện, và rằng: chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm soát được đạo đức nghề nghiệp.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc còn và phải được thể hiện ở chỗ có năng lực cứu chữa người bệnh đến mức tinh thông nghề nghiệp. Điều này không phải diễn tả nhiều. Mỗi người thầy thuốc phải luôn luôn ghi nhớ lời dậy của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Ít có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với với người làm công tác y tế. Đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, từng trải và kinh nghiệm nghề nghiệp mà mọi công việc dù nhỏ đến đâu đều liên quan đến tính mạng con người và hạnh phúc của mỗi gia đình.”(8). Một nguyên lý trong y học là người ta không chữa bệnh mà chữa con bệnh (người bệnh). Điều này muốn nói rằng mỗi cơ thể con người có những đặc điểm khác nhau, phản ứng với bệnh tật một cách khác nhau (ngay cả với cùng một bệnh). Bởi vậy người thầy thuốc ngoài hiểu biết sâu rộng còn cần phải là người từng trải và có kinh nghiệm nghề nghiệp.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Kiến thức y học là mênh mông và tiến bộ rất nhanh chóng. Muốn tinh thông nghề nghiệp người thầy thuốc lại phải luôn luôn học tập vươn lên. Sự khổ học diễn ra hàng ngày và trên từng ca bệnh. Hơn thế y học ngoài tính chất là một khoa học (cả tự nhiên và xã hội) còn là một nghệ thuật. Một thầy thuốc giỏi không chỉ có lý thuyết giỏi mà còn có bàn tay khéo léo trong thủ thuật. Trong y học, có những thủ thuật không phải ai học rồi cũng làm được thành công, nó còn phụ thuộc vào năng khiếu cũng như sự rèn luyện về thực hành của người đó. Sẵn lòng cứu giúp người bệnh và tận tuỵ với người bệnh tất nhiên là thuộc phạm trù đạo đức. Nhưng tinh thông nghề nghiệp và tài năng không đơn thuần là phạm trù chuyên môn mà cũng là thể hiện đạo đức, bởi vì nó đòi hỏi sự khổ luyện mà có và có tinh thông nghề nghiệp thì các đức tính tốt của người thầy thuốc mới được biểu lộ một cách trọn vẹn và đạt được mục đích cao nhất của nghề nghiệp là cứu sống mạng người trước bệnh tật.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Cuối cùng ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc còn phải được biểu hiện bằng sự gương mẫu trước cộng đồng và quan tâm đến cộng đồng xung quanh. Trước hết người thầy thuốc phải là tấm gương cho người bệnh noi theo. Dưới con mắt của người bệnh, người thầy thuốc được kính trọng không chỉ đơn thuần do thầy thuốc là người cứu mạng sống của họ mà còn được họ xem là người có học thức, lao động sáng tạo, có đạo đức trong đời sống hàng ngày (hay nói đúng hơn là một trí thức thực thụ). Bởi vậy từ cách ăn mặc, đi đứng, lời ăn tiếng nói đều in đậm vào trí nhớ của họ. Những hành vi của người thầy thuốc được người bệnh luôn để ý lại là những liệu pháp tâm lý ít nhiều đối với họ. Có khi những hành vi ấy làm tăng thêm hiệu quả điều trị một cách vô hình mà cũng có khi những hành vi ấy làm cho việc điều trị kém hiệu quả do không tin tưởng vào người thầy thuốc. Vì vậy, sự gương mẫu trước người bệnh là một biểu hiện về ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc. Cũng như vậy, cộng đồng xung quanh, từ người hàng xóm đến họ hàng không chỉ coi người thầy thuốc là chỗ dựa cho sức khoẻ của họ mà đều có niềm tin ở người thầy thuốc, đều kính trọng người thầy thuốc về vốn học thức và kinh nghiệm ứng xử. Bởi vậy người thầy thuốc càng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, giữ gìn thanh danh nghề nghiệp và không để người đời chê trách.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Những điều trên đây, trong sử sách đã có nhiều người nói tới. Hãy đọc lại những lời thề Hypocrat hay Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông, chúng ta mới thấm thía sâu sắc những lời dạy của các bậc tiền bối về nghề nghiệp cao quý này. Hải Thượng Lãn Ông đã dạy: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”(9). Hải Thượng Lãn Ông đã lên án những hành vi sai trái của một số thầy thuốc: “Thường thấy kẻ làm thuốc, hoặc nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt nghèo, hoặc bắt bí người ta lúc đêm tối, trời mưa, có bệnh nguy cấp; bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là không chữa được, giở lối quỷ quyệt ấy nhằm thoả mãn yêu cầu, rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho nhà giàu sang thì tỏ tính sốt sắng, mong được lợi nhiều, chữa cho nhà nghèo hèn thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bay. Than ôi, đem nhân thuật ra làm chước dối lừa, đem lòng nhân đổi ra lòng buôn bán. Như thế thì người sống trách móc, người chết oán hờn không thể tha thứ được…”(10). Để răn những thế hệ thầy thuốc đời sau, Cụ đã quy những biểu hiện thiếu ý thức trách nhiệm mà người thầy thuốc dễ mắc phải thành 8 tội: tội lười, tội bủn xỉn, tội tham lam, tội lừa dối, tội bất nhân, tội hẹp hòi, tội thất đức, tội dốt nát.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> Như trên đã trình bày, không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả cụ thể về y đức và diễn đạt cũng dễ nguỵ biện. Vì vậy việc ôn luyện và nhắc nhở nhau về y đức phải là một việc làm thường xuyên. Nhất là khi sống và hành nghề trong cơ chế thị trường, chúng ta đừng quên việc học tập y đức ngay từ những việc nhỏ nhất và tu luyện để những tinh thần ấy trở thành bản chất thực thụ của mỗi người thầy thuốc. Nhân dịp chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, dựa theo những tư tưởng của Người về trách nhiệm trước tổ quốc và nhân dân, chúng ta lại càng nguyện phấn đấu để làm trọn và giữ vững thanh danh của người thầy thuốc Việt Nam./.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt"> <strong>GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng</strong><o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> <strong>&nbsp;</strong></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt"> <strong>Chuyên </strong><strong>gia </strong><strong>cao </strong><strong>cấp,</strong><o:p><strong> </strong></o:p> <strong>Nguyên Phó trưởng Ban </strong><strong>Tuyên </strong><strong>giáo Trung ương</strong><o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> ------------------------<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (1)Hồ Chí Minh toàn tập, t 9, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2002, tr.285.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (2) Hồ Chí Minh toàn tập, t 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr.480.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (3) Hồ Chí Minh toàn tập, t 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.246<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (4) Hồ Chí Minh toàn tập, t 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.297.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (5) Ban Tuyên giáo Trung ương: “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phung sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Nxb Chính trị quốc gia 2009, tr.25.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (6) Hồ Chí Minh toàn tập, t7, Nxb Chính trị quốc gia, tr.234.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (7) Hồ Chí Minh toàn tập, t8, Nxb Chính trị quốc gia, tr.236.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (8) Phạm Văn Đồng: bài phát biểu nhân ngày 27 tháng 2 năm 1985.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (9) Nguyễn Văn Thang : Hải Thượng Lãn Ông và tác phẩm Lãn Ông Tâm Lĩnh”. Nxb Y Học 1998, Tr. 492.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"><o:p> &nbsp;</o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt"> (10) Bộ Y tế:” Bàn về Y đức (Tài liệu dùng trong lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 1998). Hà Nội 1998. Tr. 9.</p> <p class="style2"><em><strong><span class="style1">Theo Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương</span></strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;