<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>KỶ NIỆM 116 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊ</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">KỶ NIỆM 116 NĂM
NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: </font>
<font face="Arial" size="2" color="#000080">BÁC DẶN LẠI</font></b></p>
<div style="float: left; width: 279px; height: 188px">
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="Bac%20cung%20cac%20chau%20thieu%20nhi.JPG" width="268" height="182"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" align="justify"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#808000">Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc sinh thời
luôn luôn quan tâm, chăm sóc,giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng. Trong Di
chúc thiêng liêng Bác đã viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nhân kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2006), Thông tin trong Đoàn xin giới thiệu với các
bạn những câu chuyện về Bác Hồ trong việc quan tâm, chăm sóc,giáo dục thiếu
niên, nhi đồng.</font></i></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Chín giờ sáng
một ngày tháng7 năm 1969, theo hẹn của Văn phòng Chủ tịch Nước,đồng chí Bí thư
thứ nhất Trung ương Đoàn được đến nơi làm việc củaBác Hồ. Đó là buổi sáng mùa hè
rất đẹp trời. Anh Vũ Quang đến sớm một chút.Vẫn là vườn cây, ao cá thân thuộc.
Vẫn là căn nhà sàn giản dị của Người. Anh đưa mắt nhìn cảnh vật ngoài trời và
hồi hộp chờ Bác tới. Trong phòng đợi, Anh thấycó bao thuốc lá Thủ đô đặt trên
bàn; Anh rút ra một điếu. Vừa lúc ấy, Bác vào.Người hỏi anh:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Chú hút à?
</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Thưa Bác không
ạ. Cháu thấy bao thuốc bóc sẵn nên lấy một điếu…</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác cười và cho
biết: Theo lời khuyên của bác sĩ, Bác đã bỏ thuốc lá và không ăn ớt hai năm nay
rồi…</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Chỉ có hai Bác
cháu ngồi trong buồng,không xa gốc quế lan hương. Anh Vũ Quang thấy Bác đã gầy
nhiều. Người không đi giày nhưng chân có bít tất. Anh nghĩ rằng, chắc Bác gọi
vào để căn dặn lần cuối cùng. Thật vậy. Chỉ một thángrưỡi sau, Người đã vĩnh
viễn ra đi.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Song, tận lúc
gọi anh vào làm việc, dù gầy yếu, Bác vẫn rất minh mẫn, không có dấu hiệu gì ở
một người sắp vĩnh biệt cuộc đời này. Trong những ngày cuối đời,Bác vẫn có lịch
làm việc với nhiều đồng chí lãnh đạo các ngành và các tổ chức,đoàn thể. Bác đã
làm việc nhiều lần với các đồng chí tuyên huấn về vấn đề người tốt việc tốt.
Ngày 1- 6 năm đó, Bác có bài viết đăng trên báo Nhân Dân dành riêngcho các cháu
thiếu niên, nhi đồng cả nước. Trong bài báo đó, Bác nêu lên ưu điểm của các cháu
và cũng nhắc nhở những người phụ trách cần quan tâm giáodục, dìu dắt các cháu
sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu tiến bộ để trở thành nhữngcông dân tốt của đất
nước, xứng đáng là những người chủ của tương lai… Giờ đây ngồi nghĩ lại, chúng
ta càng hiểu sự chu đáo hết mực của một người Ông,một người Cha đối với lớp lớp
con cháu,trước lúc đi xa… </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong gần một
giờ gặp và tiếp chuyện anh Vũ Quang, Bác tỏ rõ mối quan tâm đặc biệt đối với
việc trồng người, tức là việc đào tạo, bồi dưỡng những thế hệ cách mạng tiếp
theo, kế tục sự nghiệp vẻ vang của những người đi trước. Qua những lời Người
nói, anh cảm nhận thêm ở Bác một niềm yêu thương vô bờ bến và lòng tin sâu sắc
vào thế hệ thanh niên.Và điều ấy vẫn thường thấy ở Người, qua những lá thư người
gửi cho thanh niên và thiếu nhi, qua những lần người nói chuyện với các cháu,
trong suốt mấy chục năm qua. Năm 1945, sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã chỉ rõ:
“Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”. Người còn
dạy: “Non sôngViệt Nam có trở nên vẻ vang hay không dân tộc Việt Nam có được
sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập ở các cháu”. Hay năm 1961, Bác nói: “Bác rất yêu quý thanh niên. Nếu cần
giải thích thì Bác nói thêm thế này: Bác rất yêu mến thanh niên”. </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Là người suốt
mấy chục năm làm công tác thanh niên, anh Vũ Quang thuộc lòng các lời dạy của
Bác. Dường như anh không bỏ sót một lá thư nào, một lời nói nào Bác dành cho
tuổi trẻ chúng ta. Cả những bài thơ từ thời bí mật, cả những lời dạy đã thành
tiếng hát thúc giục thanh niên:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="center"><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">
“Không có việc gì khó</font></p>
<p class="MsoNormal" align="center"><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">
Chỉ sợ lòng không bền</font></p>
<p class="MsoNormal" align="center"><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">
Đào núi và lấp biển</font></p>
<p class="MsoNormal" align="center"><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">
Quyết chí ắt làm nên”</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hay những vần
thơ dành cho các cháu bé vào đêm Trung Thu:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Trung Thu
trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Những nhi đồng
trong kháng chiến chống Pháp đã trở thành các chiến sĩ chống Mỹ hôm nay. Những
Lê Mã Lương và Lê Thị Hồng Gấm, những Trịnh Tố Tâm và những Nguyễn Viết Xuân.
Trong các bài viết, bài nói của Bác, có hàng chục, hàng trăm cháu được Bác nêu
tên, biểu dương. Ngót 5 lần Bác nói vềLý Tự Trọng. Hơn một lần Bác nhắc đến“cô
Sáu”, đến Nguyễn Văn Trỗi, các cháu trên Cồn Cỏ, các cháu ở Vĩnh Linh,Quảng
Bình, các cháu ở ngã ba ĐồngLộc. Các cháu trên tiền tuyến lớn ở miền Nam. Lòng
Bác dạt dào yêu thương khi gặp các cháu về bên Người, nhất là các cháu anh hùng,
dũng sĩ miền Nam. Bác khen ngợi tấm gương dũng cảm của chị Trần Thị Lý, Bác càng
cảm động,nhiều lần Người rơm rớm nước mắt trước những vết thương do Mỹ-Ngụy gây
ra trên thân thể chị. </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nghĩ lại mấy
chục năm qua, nhất là từ ngày làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn,đồng chí Vũ
Quang dường như lúc nào cũng có mặt trong các cuộc gặp của Bác với cháu thanh
niên. Cả các cháu trong nước và các cháu quốc tế. Cho nên, anh Quang cảm nhận
rất sâu sắc tình cảm mênh mông của Bác giành cho tuổi trẻ.Và tình cảm đó của
Người càng giáo dục,nhắc nhở những người như anh làm tốt hơn nữa công tác của
Đoàn giao phó.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đã nhiều lần
Bác căn dặn các cán bộ lãnh đạo Đoàn phải thấy việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Cả đời Bác, từ những
năm đầu thập kỷ 20của thế kỷ 20, Bác luôn luôn chăm lo đào tạo cán bộ, từ những
Trần Phú, LêHồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai thuộc lớp đầu tiên cho đến những
năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đúng như một
nhà thơ đã viết: </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify">
<font face="Arial" size="2" color="#0000FF">“Bác dạy trồng cây, Bác dạy trồng
người.Một đời Bác đã trồng bao thế hệ”</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Điều Bác mong
muốn là phải tổ chức,giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thành những
chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Người đã
nói:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#000080">-Các cháu thiếu niên rất dũng cảm,có
nhiều gương anh hùng trong chiến đấu và lao động, như các cháu bộ đội,thanh niên
xung phong… Các cháu công nhân, nông dân rất hăng hái lao động sản xuất, nâng
cao tay nghề, dũng cảm chống thiên tai, lũ lụt. Thanh niên trí thức,sinh viên,
học sinh thì hăng hái học tập,giảng dạy, thực hiện tốt phong trào thi đua “hai
giỏi”. Các cháu thiếu niên, nhi đồng chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm nhiều việc tốt
để đóng góp phần mình vào sự nghiệp của cha anh. Với một thế hệ thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng như vậy, Bác thấy tương lai của thế hệ trẻ nước ta vô
cùng đẹp đẽ, vô cùng vẻ vang, nhất định sẽ kế tục xứng đáng và hoàn thành xuất
sắc sự nghiệp cách mạng…</font></i></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Giọng Người
trầm xuống, nói những điều tự đáy lòng:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#000080">- Đoàn Thanh niên cần phát triển tốt
lực lượng hơn nữa. Đoàn đã có hai triệu đoàn viên, đó là nòng cốt, là hạt
nhân,cần chăm lo đoàn kết thanh niên trong mặt trận rộng lớn là Hội Liên hiệp
Thanhniên. Bác rất mong Đoàn phát huy hơn nữa các ưu điểm nổi bật của thanh niên
là hăng hái, giàu tinh thần xung phong.Nhưng khuyết điểm là: ham chuộng hình
thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”. Phải giáo dục các cháu nhiều
ở đức tính khiêm tốn, ở tinh thần xả thân vô điều kiện… </font></i></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Vũ Quang
lắng nghe Bác dạy, ghi nhanh vào cuốn sổ tay. Anh nghe và vụt nhớ lại biết bao
lần Bác dạy thanh niên ta phải khiêm tốn, càng có thành tích càng khiêm tốn.
Ngay tại Đại hội thi đua các đội thanh niên xung phong chống Mỹ,cứu nước đầu năm
1967, một mặt Bác rất vui lòng vì thanh niên đã lập nhiều thành tích tốt, xứng
đáng là thanh niên anh hùng của một dân tộc anh hùng; mặt khác, Bác vẫn nhắc nhở
mọi người, rằng nhờ đâu mà chúng ta trở thành anh hùng? Đó là nhờ Đảng giáo dục,
Đoàn dìu dắt,nhân dân giúp đỡ, cho nên chúng ta mới trở thành anh hùng được.
Nước ta anh hùng, dân tộc ta anh hùng, cho nên mới nảy sinh nhiều đơn vị anh
hùng. Bác dạy mọi người: “Những đơn vị và người được tặng danh hiệu anh hùng
trước đây đã cốgắng, nay lại phải khiêm tốn hơn nữa”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thấm thuần lợi
dạy của Bác, không ai dám tự đề cao, dám tự mãn mà chỉ càng phấn đấu để tiến lên
mãi. Người từng dặn đi dặn lại: “Các cháu nào đã là anh hùng thì phải cố gắng
tiến lên nữa, các cháu nào chưa là anh hùng thì cố gắng phấn đấu để trở thành
anh hùng”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Những tiến bộ
của tuổi trẻ, như Bác có lần nói, đã làm cho Bác “vui sướng và trẻ lại”. Bác còn
nói: “Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa mùa xuân”. Với tâm hồn một nhà thơ
lớn của dân tộc, Bác cũng nhắc nhở lại lời của thi sĩ PhápVay-ăng Cu-tuy-ri-ê:
“Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại” hoặc lời của thi sĩ Xô-viết
Mai-a-côp-xki: “Chủ nghĩa cộng sản là tuổi trẻ của thế giới do những người trẻ
tuổi xây dựng nên”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Qua câu chuyện,
chúng ta cảm nhận về cuối đời, Bác càng nghĩ nhiều tới họ.Trong vòng mấy tháng
của năm 1969, Bác càng quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ - những người chủ của hôm
nay và mai sau. Xin nêu những ví dụ: 7 giờsáng ngày 25 tháng 5, cũng tại Phủ
Chủtịch, Bác tiếp và làm việc với đồng chí Lê Thu Trà, Phó Chủ tịch Uỷ Ban thiếu
niên nhi đồng Trung ương. Người ân cần hỏi thăm tình hình giáo dục thiếu niên
hiện nay, đặc biệt là các cháu chậm tiến. Người căn dặn: Phải kết hợp giữa gia
đình, nhà trường, xã hội để nuôi dạy và giáo dục các cháu. Tất cả mọi người,mọi
đoàn thể, mọi ngành, mọi gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu. Bác cho
chị Thu Trà biết rằng,Bác có được báo cáo về một số cháu học sinh miền Nam
nghịch ngợm, quấy phá. Việc đó là có thật. </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác hỏi chị
Trà: </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Các cô, các
chú dạy dỗ thế nào? Bởi lúc ba má các cháu gửi thư ra ngoài Bắc thì các cháu đều
ngoan và ba má cháu đều tin tưởng ở hậu phương.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác nhắc phải
chú ý đến việc các cháu thiếu tình cảm gia đình, những người phụ trách cần tìm
cách bù đắp cho các cháu.Người nói: Lỗi các cháu một phần thì lỗi người lớn
chúng ta là mười phần…</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hai hôm sau,
ngày 29 tháng 5, Bác lại cho mời chị Thu Trà đến làm việc về bài viết nhân dịp
ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6-1969. Người trực tiếp sửa lại bài và cho đăng báo
Nhân Dân. Người viết:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Nói chung trẻ
con ta rất tốt.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ở miền Nam, các
cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người
kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn mười tuổi đã trở
thành dũng sĩ diệtMỹ.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ở miền Bắc, các
cháu đều hăng hái thi đua làm “nghìn việc tốt” như giúp đỡgia đình bộ đội, trả
lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn…” </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác cũng nêu
lên rằng, vẫn còn một số ít cháu chậm tiến, vì chưa được chăm sóc dạy dỗ đến nơi
đến chốn. Và Người nhấn mạnh: </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Thiếu niên,
nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt
các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Câu cuối cùng
của bài viết là:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Vì tương lai
của con em ta, dân tộc ta,mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và
giáo dục các cháu bé cho tốt”. </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nói về công tác
thanh niên, Bác cũng nhấn mạnh cả hai vế: “Chăm sóc” và “giáo dục”. Trong bản Di
chúc lịch sử,Người để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân ta và bầu bạn quốc
tế cùng những lời dặn lại cho thế hệ trẻ:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Đoàn viên và
thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,không ngại khó
khăn, có chí tiến thủ.Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa
“Chuyên”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. </font>
</p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Vũ
Quang cho rằng, nội dung câu chuyện mà Bác dành cho anh trong vòng 45 phút của
buổi sáng tháng 7 không thể nào quên có thể gói gọn trong những dòng Di chúc ấy.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Một câu chuyện
khác, đó là câu chuyện của Chủ tịch thượng nghị viện Chi-lê, về sau là tổng
thống Chi-lê X.A-gien-đê, người được gặp Bác Hồ ngày 23 tháng 5 năm 1969. Bác đã
kể cho A-gien-đê nghe về gương chiến đấu dũngcảm của thiếu nhi miền Nam. Câu
chuyện ấy để lại trong lòng ông ấn tượngrất sâu sắc. Bác nói với ông: “Tôi rất
vui lòng về các cháu thiếu nhi ngày nay. Các cháu đã làm được nhiều việc hơn
chúngtôi. Tôi chưa khi nào làm được nhữngviệc mà các cháu đã làm. Thiếu nhi ở
thời tôi cũng vậy”. Trong hồi ký của mình,A-gien-đê viết:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Sau đó, Chủ
tịch mở một quyển vở cũ và với giọng dịu hiền, Chủ tịch đọc những con số chỉ rõ
những thanh niên, thiếu niên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong học
tập, lao động và trong những việc làm anh hùng. Con số này ngày một tăng, nói
lên sự nỗ lực của thanh niên…”. </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Một lãnh tụ vĩ
đại rất trân trọng với thành tích của các cháu, bằng cách ghi lại từng con số
vào quyển vở cũ.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Một lãnh tụ vĩ
đại mà khiêm tốn biết bao: “Tôi chưa khi nào làm được những việc mà các cháu đã
làm!” </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Chính vì vậy,
A-gien-đê viết:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Chưa bao giờ
một người khi nói với chúng tôi về các em nhỏ lại giáo dụcchúng tôi nhiều như
vậy”.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Vũ
Quang kể tiếp:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-”Bác phân tích
cho tôi nghe mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên, chợt dừng lại, giở một tờ báo
Tiền phong của Trungương Đoàn. Bác hỏi tôi:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Chữ gì đây
cháu?</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Thưa Bác, tập
huấn cấy lúa ạ.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Nghĩa là thế
nào?</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi thưa với
Bác: </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Tập huấn là
tập trung để huấn luyện ạ!</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác dạy:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-Ta nên viết
bằng tiếng Việt, không nên bắt chước tiếng nước ngoài. Tiếng Việt ta phong phú
làm chứ. Mà lại dễ hiểu”.Câu chuyện chỉ đơn giản thế thôi,nhưng ý nghĩa giáo dục
thật sâu sắc.Bác dặn: </font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">-<font color="#000080"><i>
Trong công tác Đoàn, nên có nhiều hình thức hấp dẫn. Giáo dục, đó là nhiệm vụ
của Đoàn đối với thanh niên và thiếu nhi, nhưng cần gắn với hoạt động cách mạng
cụ thể, có phương pháp thích hợp.Ví dụ: thanh niên nên hăng hái trồng cây.Cần
giải thích cho các cháu hiểu: người ta trồng cây để lấy gỗ. Lúc mới ra đời có gỗ
làm nôi; khi lập gia đình, có gỗ làmgiường; chết phải có gỗ đóng hòm. Trồng cây
sẽ có bóng mát và cho ta hoa quả.Đấy, biết bao cái lợi…</i></font></font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Về công tác
thiếu nhi, Bác nói:</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#000080">-Bác thấy các cháu nhiều khi phát
biểu “già” quá! Hình như là các chú viết và bắt chước các cháu đọc thì phải.
Phải để cho các cháu hồn nhiên. Học tập và vui chơi. Vui chơi và học tập. Đừng
làm các cháu “già” trước tuổi…</font></i></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Một năm khởi
đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác Hồ kính yêu
của chúng ta từng nói như vậy. Và cả đời Người, như đã nói, chưa một phút nào
ngừng chămsóc cho tuổi trẻ, cho mùa xuân mãi mãi nở hoa. Cho đến lúc gặp các
đồng chí phụ trách công tác Đoàn, công tác thiếu niên - nhi đồng lần cuối, Bác
đã già yếu nhiều, song Người vẫn trước hết nghĩ đến các cháu của mình - những
người sẽ thực hiện thắng lợi lý tưởng của Người là xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, độc lập, tự do, ấm no,hạnh phúc.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày 2 tháng 9
năm 1969, Chủ tịchHồ Chí Minh, người Thầy, người Bác kính yêu đã đào tạo, bồi
dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam thành những chiếnsĩ cách mạng kiên cường,
không còn nữa!</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đó là một tổn
thất vô cùng lớn lao của toàn dân tộc ta.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Để đáp lại sự
mong mỏi của Người trước lúc đi xa, thế hệ trẻ Việt Nam nêu cao quyết tâm Sống,
chiến đấu,lao động và học tập theo gương BácHồ vĩ đại!</font></p>
<p class="MsoNormal" align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ mùa xuân năm
1970, Đoàn ta có vinh dự lớn được mang tên Bác, các em trong Đội Thiếu niên Tiền
phong,hay Đội Nhi đồng Việt Nam cũng trở thành những đội viên của các tổ chức
mang tên Bác.</font></p>
<p class="MsoNormal" align="right"><i><b><font face="Arial" size="2">(Trích Theo
bước chân Người) </font></b></i></p>
</body>
</html>